Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh – Bố mẹ chớ xem thường

Nhiễm trùng tai ngoài có thể ảnh hưởng đến ống tai hoặc mặt ngoài của màng nhĩ, một số trường hợp bé có thể bị điếc. Do đó, bạn nên lên kế hoạch cho bé đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy bé có dấu hiệu đau hoặc ngứa tai.

viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh
Viêm tai ngoài có thể ảnh hưởng đến thính giác của bé

Viêm tai ngoài là gì?

Viêm tai ngoài là trường hợp khu vực ngay bên trong hoặc bên ngoài vành tai (ống tai ngoài) bị viêm. Viêm tai ngoài có tên khoa học là Swimmer’s ear thường phổ biến ở độ tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bệnh không xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Viêm tai ngoài cần được quan tâm và điều trị kịp lúc để tránh nhiễm trùng và tổn thương đến các thính giác.

Nguyên nhân viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh

Ống tai của trẻ sơ sinh nhỏ hơn của người trưởng thành rất nhiều. Điều này làm cho chất thải khó thoát ra bên ngoài và làm tăng khả năng viêm nhiễm.

Ngoài ra, nhiễm trùng tai ngoài ở trẻ sơ sinh có thể là do một số nguyên nhân như:

  • Ống tai của bé bị tổn thương do sử dụng bông hoặc dụng cụ làm sạch tai không đúng cách.
  • Một số trẻ có vấn đề về da như chàm hoặc viêm da cơ địa cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tai ngoài.
  • Bé thường xuyên quấy khóc và để nước mắt chảy vào trong tai.
  • Có vật lạ rơi vào tai của bé chẳng hạn như lông thú, món đồ chơi nhỏ,…
  • Có vết trầy xước trong tai hoặc ống tai của bé.
  • Sử dụng máy trợ thính, chụp tai hoặc kẹp tóc không đúng cách.

Dấu hiệu viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh

viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh
Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh bao gồm nổi mụn nhọt hoặc chảy máu, mủ ở tai

Trẻ sơ sinh không thể nói cho bạn biết khi mà bé cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu sau để phán đoán bệnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh:

  • Bé thường xuyên giật mạnh tai
  • Khóc khi có người chạm vào tai của bé
  • Quấy khóc nhiều hơn bình thường hoặc kho ngủ
  • Có máu, dịch, mủ hoặc chất lỏng chảy ra từ tai
  • Bé không có phản xạ với lời kêu, gọi hoặc âm thanh từ môi trường
  • Nổi mụn nhọt ở vành tai hoặc xung quanh tai
  • Da ở tai bị đỏ, sưng, bong tróc
  • Khu vực xung quanh tai có thể bị sưng nhẹ
  • Một số trường hợp khác, bé có thể bị sốt nhẹ

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Thông thường viêm tai ngoài ở trẻ có thể tự khỏi sau vài ngày nếu bạn chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bé cần được đưa đến bệnh viện và tiếp nhận sự chăm sóc y tế. Đưa bé đến bệnh viện nếu:

  • Bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi và các dấu hiệu không thuyên giảm sau 2 đến 3 ngày.
  • Có dịch chảy xuống từ tai của bé
  • Bé bị sốt cao đến 39 độ C hoặc nôn
  • Bé gặp khó khăn trong việc nhận biết âm thanh

Nếu em bé của bạn có dấu hiệu của viêm tai ngoài, bác sĩ hoặc y tá có thể kê toa thuốc nhỏ kháng sinh để điều trị nhiễm trùng bên ngoài. Bác sĩ cũng có thể sử dụng thuốc Corticosteroid thoa bên ngoài để giảm sưng.

Trong một số trường hợp cực kỳ hiếm, viêm ống tai ngoài có thể lan đến các mô xung quanh. Điều này có thể gây nhiễm trùng trên diện rộng, sưng đau. Lúc này phụ huynh cần đưa bé đi cấp cứu ngay, đặc biệt là khi bé bị sưng phồng hoặc xệ một bên má. Điều trị đúng cách viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh sẽ không để lại biến chứng nguy hiểm.

Điều trị viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh

trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài
Trong một số trường hợp viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi sau một vài ngày

Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh có thể không cần tiếp nhận sự chăm sóc y tế. Bạn có thể làm dịu sự khó chịu của bé bằng cách:

  • Giữ tai của bé sạch sẽ khô ráo, tránh để nước rơi vào tai của bé.
  • Nếu có dịch tiết ra từ tai của bé, phụ huynh có thể làm sạch nó bằng cách sử dụng bông gòn thấm một ít dung dịch vệ sinh dành riêng cho trẻ.
  • Bạn có thể chườm ấm vào tai của bé để giảm bớt kho chịu.
  • Nếu bé có dấu hiệu bị đau, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để dùng Paracetamol hoặc Ibuprofen dành riêng cho trẻ sơ sinh. Thông thường Paracetamol sẽ không làm hại đến đứa trẻ sinh sau 37 tuần và nặng hơn 4 kg. Bé có thể sử dụng Ibuprofen nếu đã 3 tháng tuổi và nặng ít nhất là 5 kg.

Biến chứng viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh

Viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh có thể không gây nguy hiểm sức khỏe và tính mạng của bé. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, biến chứng có thể xảy ra, bao gồm:

  • Mất thính giác tạm thời nếu bé bị nghẹt ở ống tai và không cảm nhận được âm thanh xung quanh. Triệu chứng này sẽ tốt hơn sau khi dấu hiệu viêm kết thúc.
  • Nhiễm trùng tai ngoài kéo dài hơn 3 tháng sẽ gây khó khăn cho việc điều trị và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Nhiễm trùng tai ngoài dài hạn có thể gây hẹp ống tai và có thể ảnh hưởng đến thính giác. Trong tình huống xấu nhất, nó có thể gây điếc. Lúc này bé cần điều trị bằng kháng sinh.
  • Vỡ hoặc thủng màng nhĩ, điều này có thể khiến bé bị đau đớn, mất thính giác tạm thời, ù tai, chảy mủ và chảy máu từ tai.
  • Nhiễm trùng mô tế bào, tổn thương xương và sụn. Điều này sẽ gây đau và ảnh hưởng đến hình dạng của hộp sọ.
  • Áp xe có thể phát triển xung quanh khu vực tai bị tổn thương. Một số trường hợp áp xe sẽ tự khỏi nếu như được chăm sóc và giữ vệ sinh đúng cách. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ cần thực hiện tiểu phẫu để loại bỏ khối áp xe.
  • Nhiễm trùng lan rộng gây hoại tử và ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Chẳng hạn như não, cơ mặt, các dây thần kinh. Biến chứng này có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.

Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh nếu được phát hiện và điều trị đúng lúc thì bệnh có thể khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp không điều trị hoặc điều trị bệnh sai cách có thể để lại một số di chứng nhất định. Do đó, điều quan trọng là cần nắm rõ thông tin cơ bản về bệnh để có cách xử lý đúng cách. Ngoài ra, viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh cũng không phải là bệnh lây nhiễm, nên phụ huynh không cần cách ly bé.

Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chỉ định hoặc hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên môn. Nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào về vấn đề trên xin vui lòng liên hệ nhân viên tế.