Danh sách thuốc bổ gan thận tốt, phù hợp uống lâu dài

Cianidanol, Methionin, Essential, Biphenyl dimethyl dicarboxylat, Đông trùng hạ thảo… là những loại thuốc bổ gan thận được dùng phổ biến. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải sử dụng các loại thuốc này đúng cách để tránh gặp phải những vấn đề không mong muốn. 

Tìm hiểu các loại thuốc bổ gan thận được dùng phổ biến
Tìm hiểu các loại thuốc bổ gan thận được dùng phổ biến

Các loại thuốc bổ gan thận được dùng phổ biến

Gan, thận là những cơ quan đóng vai trò quan trọng của cơ thể. Ngoài việc tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất, gan thận còn đóng vai trò đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khả năng thải độc của gan thận cũng có giới hạn. Khi cơ thể tiếp xúc hoặc dung nạp quá nhiều chất độc hại sẽ khiến các cơ quan này làm việc quá tải. Qua thời gian dài, chúng có thể bị tổn thương do các độc tố bị tích tụ bên trong.

Do đó, sử dụng các loại thuốc bổ gan thận sẽ giúp giải độc tố, duy trì sự hoạt động bình thường của những cơ quan này. Vậy nên dùng những loại thuốc bổ gan thận nào?

1. Thuốc bổ gan, giải độc gan

Hiện nay có nhiều loại thuốc bổ gan, giải độc gan được sản xuất. Dựa vào hợp chất của những loại thuốc này mà các chuyên gia chia chúng thành 2 loại là: Nhóm hợp chất tổng hợp và nhóm dược chất được chiết xuất từ dược thảo, dược liệu.

Tuy nhiên, dù được chia ở loại nào thì công dụng chung của chúng cũng đều là giúp bảo vệ nhu mô, tăng thải độc cho gan, tăng cường chức năng gan cho cơ thể. Cụ thể như sau:

*) Nhóm thuốc hợp chất tổng hợp: 

Bao gồm các loại thuốc:

  • Flumeciol: Đây là một chất cảm ứng enzym. Nhờ có khả năng giải độc đối với một số hóa chất trong thuốc nên nó có khả năng bảo vệ nhu mô gan. Flumeciol thường được sử dụng cho trường hợp gan bị nhiễm độc, dự phòng bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.
  • Cianidanol: Loại thuốc bổ gan thận này được dùng trong điều trị các bệnh như viêm gan virus cấp tính và mạn tính, nhiễm độc gan cấp, mắc bệnh gan do uống nhiều rượu bia… Chức năng của Cianidanol là giúp tăng nồng độ ATP ở gan, giữ cho màng lysosom tế bào gan luôn ở trạng thái ổn định. Đồng thời nó cũng có tác dụng trung hòa các gốc tự do.
  • Methionin: Thuốc này là một dạng acid amin có chứa lưu huỳnh, có tính năng hướng mỡ, sulfu- hóa, methyl- hóa, có tác dụng chống thiếu máu, chống nhiễm độc. Vì thế, Methionin được chỉ định cho các trường hợp gan nhiễm độc do thuốc, chứng thiếu máu thứ phát, ban xuất huyết. Ngoài ra, nó cũng được chỉ định cho những trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ bệnh tật do chế độ dinh dưỡng bị thiếu đạm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, thuốc có thể khiến bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ như ngủ gà, buồn nôn, nhiễm toan, tăng ni tơ trong máu ở những người bị suy giảm chức năng gan thận.
Cần phải tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc giải độc gan
Cần phải tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc giải độc gan

*) Nhóm dược chất có nguồn gốc từ dược thảo, dược liệu: 

  • Biphenyl dimethyl dicarboxylat: Đây là một chất tổng hợp, có khả năng khử độc cho gan, tham gia vào tái tạo gan, bảo vệ gan trước sự gây hại của rượu, thuốc. Đồng thời, nó cũng có tác dụng tăng đáp ứng miễn dịch nhằm điều trị nhiễm độc miễn dịch. Biphenyl dimethyl dicarboxylat được chỉ định khi điều trị bệnh viêm gan do virus, gan nhiễm mỡ,thường xuyên uống rượu và thuốc.
  • Silibinin: Thuốc được chiết xuất từ loại cây Silybum marianum asteraceae. Với thành phần chính là hỗn hợp flavonoid, Silibinin có tác dụng bảo vệ gan, thúc đẩy quá trình tái tạo nhu mô gan diễn ra tốt hơn. Do đó nó thường được sử dụng để giải độc cho gan khi có sự xâm nhập của các loại thuốc gây hại khác.
  • Silymarin: Đây là một loại thuốc bổ gan thận được chiết xuất từ loại cây Cardus marianus. Công dụng của nó cũng tương tự như thuốc Silibinin.
  • Oraliver: Được điều chế ở dạng cao đặc, chiết xuất từ cây bồ bồ và diệp hạ châu đắng. Nó thường được dùng để điều trị viêm gan B cấp hoặc mạn tính, các trường hợp bị viêm gan mạn, chức năng gan bị suy giảm gây lở ngứa, mụn nhọt…

Ngoài những loại thuốc bổ gan thận trên đây có thể có nhiều loại thuốc khác mà chưa được chúng tôi đề cập. Tùy vào thể trạng và mức độ bệnh lý mà liều lượng dùng của chúng cũng được chỉ định khác nhau. Chưa hết, sử dụng thuốc giải độc gan có thể làm ảnh hưởng đến thận. Do đó, cần phải tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ trong quá trình sử dụng để bảo đảm an toàn.

2.Các loại thuốc bổ thận, tăng cường chức năng thận

Những loại thuốc bổ thận mà chúng ta có thể nhắc đến bao gồm:

*) Thực phẩm chức năng Ích Thận Vương:

Ích Thận Vương được điều chế từ các loại dược liệu quý, chẳng hạn như: Cao dành dành, cao đan sâm, cao hoàng kỳ, bạch phục linh, trầm hương… Do đó, nó được dùng để hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến thận như:

  • Cải thiện chức năng của thận
  • Làm giảm nhu cầu lọc máu ở những bệnh nhân suy thận
  • Phòng ngừa bệnh suy thận tiến triển ở những đối tượng mắc bệnh đái tháo đường, viêm cầu thận, tăng huyết áp, lupus, sỏi thận…
  • Hỗ trợ và kiểm soát các triệu chứng và biến chứng của suy thận, tăng creatinin.

Nếu sử dụng thực phẩm chức năng Ích Thận Vương để phòng bệnh, nên dùng với liều lượng là 1 viên/lần, ngày uống 2 lần. Trường hợp dùng sản phẩm với mục đích hỗ trợ điều trị, dùng với liều lượng 2 – 3 viên/lần, ngày uống 2 lần.

Thực phẩm chức năng Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị các vấn đề về thận
Thực phẩm chức năng Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị các vấn đề về thận

*) Đông trùng hạ thảo:

Tương tự như Ích Thận Vương, Đông trùng hạ thảo cũng là một loại thực phẩm chức năng giúp bổ thận. Sản phẩm này được chiết xuất từ nhiều dược liệu có nguồn gốc tự nhiên và quý hiếm như nấm linh chi, nhân sâm, mật ong, bạch truật, sơn trà… nên đem lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đông trùng hạ thảo có thể hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như long đờm, bổ phế, kháng viêm, giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. Đặc biệt, nó có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về thận và nội tiết. Do đó, nếu đang tìm một loại thuốc bổ gan thận thì chúng ta không thể bỏ qua sản phẩm này.

Trên đây là các loại thuốc bổ gan thận mà chúng tôi tổng hợp được. Mặc dù đều là các loại thuốc bổ, nhưng nếu dùng không đúng cách nó có thể làm ảnh hưởng xấu đến các cơ quan khác. Do đó, trước khi sử dụng những loại thuốc này, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng đúng theo hướng dẫn.