Thuốc Ventinat: chỉ định, cách dùng và tương tác thuốc
Thuốc Ventinat thường được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng hay trào ngược dạ dày – thực quản nhờ tác dụng ức chế hoạt động của pepsin. Cần nắm được các thông tin về thuốc để sử dụng đúng mục đích, tránh các tác dụng ngoại ý.
- Tên thuốc: Ventinat
- Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa
- Dạng bào chế: Bột cốm
Những thông tin cần biết về thuốc Ventinat
Dưới đây là những thông tin cơ bản về thuốc Ventinat người bệnh nên chủ động nắm bắt để biết cách áp dụng đúng và hiệu quả nhất.
1. Thành phần
Thành phần chính có trong thuốc Ventinat là Sucralfate. Nó là một muối nhôm của sulfat disacarid. Sucralfate có tác dụng kết hợp với fibrinogen và albumin để tạo thành hàng rào ngăn cản tác động của pepsin, acid và dịch mật.
Bên cạnh đó, Sucralfate còn giúp ức chế hoạt động của pepsin để kích thích sản xuất dịch nhầy dạ dày.
2. Chỉ định
Thuốc Ventinat thường được chỉ định trong các trường hợp được đề cập dưới đây:
- Viêm loét dạ dày – tá tràng
- Viêm dạ dày mạn tính
- Trào ngược dạ dày – thực quản
- Phòng tái phát viêm loét dạ dày
- Phòng loét dạ dày do stress
Không dùng thuốc Ventinat với bất cứ mục đích nào trên đây khi chưa được bác sĩ cho phép. Việc dùng thuốc sai mục đích có thể khiến bạn gặp phải những vấn đề nguy hiểm do kích thích phát sinh phản ứng phụ.
3. Chống chỉ định
Ventinat chống chỉ định với những trường hợp quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
4. Liều lượng và cách dùng
Bạn cần đọc kỹ tờ hướng dẫn để sử dụng thuốc đúng cách và liều lượng. Điều này sẽ giúp đảm bảo được hiệu quả điều trị.
Cách dùng
Ventinat được dùng với một ít nước lọc. Không sử dụng thuốc cùng với thức ăn, nước ép trái cây hay với bất cứ loại thức uống nào khác.
Thuốc phát huy tác dụng tốt nhất khi dùng vào lúc đói.
Liều dùng
Tùy thuộc vào tình trạng đang mắc phải mà bạn có thể dùng thuốc với liều lượng tương ứng. Liều dùng được đề cập bên dưới chỉ đáp ứng đối với các trường hợp phổ biến nhất.
+ Điều trị loét dạ dày – tá tràng:
- Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 gói.
- Uống vào buổi sáng và trước khi ngủ.
- Thời gian điều trị: 4 – 8 tuần.
+ Điều trị loét dạ dày lành tính:
- Ngày uống 4 lần, mỗi lần 1 gói.
- Thời gian điều trị: 6 – 8 tuần.
+ Điều trị trào ngược dạ dày – thực quản:
- Ngày uống 4 lần, mỗi lần 1 gói.
- Uống trước khi ngủ và trước mỗi bữa ăn 1 giờ.
+ Phòng tái phát loét tá tràng:
- Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gói.
- Không dùng kéo dài quá 6 tháng.
Liều dùng trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên tham vấn trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để biết chính xác liều dùng ứng với tình trạng mình mắc phải.
5. Cách bảo quản thuốc Ventinat
Với thuốc Ventinat, bạn nên bảo quản đúng cách để đảm bảo tác dụng điều trị. Nên để thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp và độ ẩm lớn. Không đặt thuốc trong tầm với của trẻ em.
Không sử dụng khi thuốc bị hết hạn hay có dấu hiệu biến chất, hư hỏng. Để tránh ảnh hưởng đến môi trường, bạn nên xử lý thuốc không còn giá trị sử dụng đúng chỉ dẫn in trên bao bì.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Ventinat
Dưới đây là những lưu ý cẩn trọng người bệnh cần nắm bắt để chủ động sử dụng cho đúng cách. Đồng thời tránh phản ứng phụ không mong muốn xảy ra trong quá trình điều trị.
1. Khuyến cáo
Đối với những người suy thận, việc dùng Ventinat có thể làm tăng nồng độ nhôm trong máu, đặc biệt là khi sử dụng trong thời gian dài. Nếu bạn đang gặp vấn đề này hãy báo cho bác sĩ để được cân nhắc về việc dùng thuốc. Trong trường hợp suy thận nặng, thuốc Ventinat sẽ không được bác sĩ chỉ định.
Mặc dù chưa xác định được rủi ro mà thuốc Ventinat gây ra cho phụ nữ mang thai hay cho con bú nhưng hãy báo cho bác sĩ nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng này. Thuốc Ventinat sẽ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp thật sự cần thiết sau khi đã cân nhắc lợi ích và rủi ro.
2. Tác dụng phụ của thuốc Ventinat
Bạn có thể gặp phải một số tác dụng ngoài ý muốn trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc Ventinat. Cần báo cho bác sĩ khi cơ thể bạn có các triệu chứng bất thường sau đây: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, khó tiêu, đầy hơi, khô miệng, ngứa, phát ban, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, đau lưng, đau đầu
Các tác dụng phụ nêu trên có thể suy giảm khi bác sĩ chỉ định bạn thay đổi liều hay ngưng thuốc.
Một số tác dụng phụ hiếm gặp: Mề đay, phù Quincke, viêm mũi, khó thở, co thắt thanh quản, phù mặt,…
Khi các tác dụng phụ nghiêm trọng xảy ra, bạn cần nhận được sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
3. Tương tác thuốc
Ventinat có thể gây tương tác với một số thành phần của thuốc khác khiến bạn gặp phải nhiều rắc rối. Trường hợp tương tác nhẹ, tác dụng điều trị của thuốc thường bị giảm. Tuy nhiên nếu xảy ra tương tác mạnh, các phản ứng nguy hiểm có thể phát sinh.
Hãy báo cho bác sĩ thông tin về danh sách các thuốc bạn đang dùng, kể cả thuốc thảo dược hay vitamin. Bác sĩ sẽ giúp bạn chủ động ngăn ngừa tương tác thuốc.
Cần chú ý đến các thuốc bị giảm hấp thu khi dùng chung với Ventinat sau đây:
- Phenytoin
- Cimetidin
- Ciprofloxacin
- Ranitidin
- Norfloxacin
- Ofloxacin
- Warfarin
- Theophylin
- Digoxin
- Tetracyclin
Thông tin trên đây không cập nhật đầy đủ danh sách các thuốc có thể tương tác với Ventinat. Bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ để biết thêm về vấn đề tương tác thuốc của Ventinat.
Xem thêm: Chuyên gia tư vấn giải pháp điều trị bệnh dạ dày an toàn và hiệu quả trên VTV2
4. Xử lý khi quá hay thiếu liều
Sử dụng thuốc không đúng kế hoạch là vấn đề mà nhiều người mắc phải. Quên uống thuốc hay dùng quá liều Ventinat đều sẽ gây ra những tác động xấu.
Trường hợp dùng thiếu liều thường không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên tác dụng điều trị của thuốc sẽ bị giảm. Cần hạn chế vấn đề này xảy ra để không kéo dài thời gian trị bệnh. Còn nếu bạn uống thuốc quá liều, nguy cơ xảy ra các phản ứng phụ là rất lớn.
Dù là trường hợp nào thì bạn cũng cần nắm được cách xử lý để giảm thiểu rủi ro:
- Khi quên liều: Bù ngay lúc mà bạn nhớ ra. Nếu quá gần với thời điểm dùng liều kế tiếp hãy bỏ qua liều đã quên. Chú ý không bổ sung liều bằng cách gấp đôi lượng thuốc trong một lần uống.
- Khi quá liều: Bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất hay báo với bác sĩ để nhận được sự chăm sóc kịp thời.
Nếu đang gặp rắc rối với bệnh dạ dày, chưa tìm ra cách chữa hiệu quả – Hãy liên hệ ngay
5. Khi nào nên ngưng dùng thuốc Ventinat
Trong một số trường hợp sau đây, bạn nên ngưng thuốc để tránh rủi ro xảy ra:
- Bác sĩ yêu cầu bạn thực hiện điều này
- Bạn gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng
- Triệu chứng không giảm hay nặng thêm mặc dù bạn dùng thuốc đúng kế hoạch
Việc sử dụng thuốc Vetinat sẽ có hiệu quả tốt nhất nếu người bệnh tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của chuyên gia. Đồng thời biết cách kết hợp những bài thuốc chữa hiệu nghiệm từ dân gian. Hãy thăm khám sớm và tham khảo ý kiến BS ngay để nhanh chóng khỏi bệnh và luôn có sức khỏe tốt nhất.