Thuốc Paroxetine: Công dụng, liều dùng và thận trọng khi sử dụng

Thuốc Paroxetineđược dùng để chữa trị trầm cảm, các rối loạn lo âu, hoảng sợ, rối loạn tiền kinh nguyệt, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, mắc hội chứng loạn thần kinh ám ảnh… Để việc điều trị bằng Paroxetine diễn ra được an toàn, bệnh nhân cần phải nắm rõ các thông tin của thuốc và sử dụng đúng theo sự chỉ định của bác sĩ.

Các thông tin cần biết về thuốc Paroxetine
Các thông tin cần biết về thuốc Paroxetine
  • Tên hoạt chất: Paroxetin
  • Tên biệt dược: Paroxetine Teva, Medi-Paroxetin, Paxine-40, Pharmapar…
  • Nhóm thuốc: Thuốc hướng tâm thần
  • Dạng thuốc: Viên nén, viên nén bao đường, viên nén bao phim.

I/Thông tin thuốc Paroxetine

Trước khi điều trị bằng thuốc Paroxetine, bệnh nhân cần nắm rõ các thông tin sau đây:

1. Thành phần

Paroxetine

2. Chỉ định

Paroxetine là thuốc được sử dụng theo toa, hoạt động bằng cách khôi phục sự cân bằng của chất serotonin trong não. Nó có tác dụng cải thiện tâm trạng, giúp ăn ngon miệng, làm giảm sự sợ hãi, lo âu, tâm trạng hoảng loạn, cải thiện giấc ngủ và được chỉ định điều trị trong các trường hợp cụ thể sau đây:

  • Các trường hợp bị trầm cảm
  • Rối loạn lo âu tổng quát
  • Hoảng sợ
  • Bị căng thẳng, mệt mỏi
  • Mắc hội chứng loạn thần kinh ám ảnh

Ngoài ra, thuốc Paroxetine có thể được dùng với nhiều mục đích chữa trị khác mà không được chúng tôi liệt kê trên đây. Trao đổi với các bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.

Mất ngủ kinh niên suốt 10 năm người bệnh chia sẻ kinh nghiệm ngủ ngon từ thảo dược
Bị mất ngủ suốt 10 năm bà Hoàng Thị Đức 63 tuổi – Hà Nội đã tìm lại giấc ngủ ngon sau 2 tháng sử dụng bài thuốc thảo dược quý [Tham khảo kinh nghiệm để ngủ ngon]

3. Chống chỉ định

  • Các trường hợp mẫn cảm với thành phần của thuốc
  • Người đang sử dụng các loại thuốc ức chế IMAO
  • Đang điều trị bằng thuốc Thioridazine

4. Liều lượng sử dụng thuốc Paroxetine

Dùng thuốc Paroxetine mỗi ngày 1 lần, sau bữa ăn sáng. Tùy vào mục đích điều trị mà thuốc được chỉ định với liều dùng khác nhau. Thông thường, Paroxetine sẽ được sử dụng với liều lượng như sau:

+ Điều trị trầm cảm, các dạng trầm cảm nặng, trầm cảm lo âu và trầm cảm phản ứng: Uống 20mg/ngày. Sau đó tăng liều dần dần, mỗi lần tăng 10mg cho đến khi đạt mức 50mg/ngày thì dừng.

+ Các trường hợp bị rối loạn hoảng loạn:

  • Uống thuốc Paroxetine với liều lượng 40mg/ngày.
  • Liều đầu tiên nên dùng thuốc với liều lượng 10mg/ngày. Sau đó tăng mỗi tuần 10mg thuốc cho đến khi đạt mức tối đa là 50mg/ngày.
  • Với các trường hợp bị suy thận hoặc suy gan nặng, uống thuốc với liều lượng 20mg/ngày.
  • Nếu ngưng dùng thuốc, không được ngưng sử dụng một cách đột ngột mà cần phải dừng thuốc từ từ.

+ Bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế:Dùng thuốc với liều lượng 40mg/ngày. Liều khởi đầu là 20mg/ngày, những tuần tiếp theo tăng dần liều lượng, mỗi tuần tăng 10mg cho đến khi đạt 60mg/ngày.

+ Rối loạn căng thẳng sau chấn thương:

  • Liều khởi đầu: Uống thuốc Paroxetine với liều khởi đầu là 20mg/lần/ngày. Có thể uống thuốc khi đói hoặc no, thường là được sử dụng vào buổi sáng.
  • Liều duy trì: Dùng Paroxetine mỗi ngày 1 lần với liều lượng là 20 – 50mg. Thời gian điều trị kéo dài ít nhất là 1 tuần.
  • Liều dùng thay đổi: Có thể tăng thêm 10mg liều dùng mỗi ngày trong thời điều trị ngắn nhất là 1 tuần.

+ Điều trị các triệu chứng sau mãn kinh:

  • Với các trường hợp thuốc chỉ chấp thuận Paroxetine như Brisdelle (R): Dùng để chữa trị các biểu hiện vận mạch từ trung bình đến nghiêm trọng có gắn với thời kỳ tiền mãn kinh: Sử dụng 7,5mg/lần/ngày trước giờ đi ngủ. Có thể uống khi đói hoặc khi no.
  • Liều dùng cho người trưởng thành: Dùng thuốc với liều khởi đầu là 20mg/ngày. Sau đó tăng dần liều lượng, mỗi lần tăng 10mg cho đến khi đạt liều tối đa là 40mg/ngày.
  • Trẻ em: Không được khuyến cáo

5. Cách sử dụng

Để bảo đảm an toàn trong quá trình điều trị bằng thuốc Paroxetine, bệnh nhân cần chú ý một số thông tin sau đây:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian chữa trị.
  • Uống cả viên thuốc cùng với nước, có thể sử dụng khi đói hoặc khi no. Thông thường, Paroxetine được uống vào buổi sáng. Nếu nó làm người bệnh buồn ngủ, có thể hỏi ý kiến bác sĩ để chuyển thời gian dùng thuốc vào buổi tối.
  • Để giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân uống thuốc với liều lượng thấp, sau đó tăng liều dần dần. Dùng thuốc đều đặn để thuốc mang đến tác dụng tốt.
  • Nếu dùng Paroxetine để điều trị tình trạng rối loạn kinh nguyệt, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn sử dụng thuốc đều đặn hàng ngày trong tháng hoặc chỉ trong thời gian 2 tuần trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.
  • Hãy tiếp tục uống thuốc khi thấy tình trạng sức khỏe đã ổn định. Không được tự ý ngưng dùng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Có thể mất khoảng vài tuần điều trị, người bệnh mới cảm thấy được tác dụng mà thuốc mang lại.
  • Không được tự ý đưa thuốc của mình cho người khác sử dụng, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Trong quá trình điều trị, nếu thấy cơ thể gặp các phản ứng quá mẫn hoặc thấy các biểu hiện bệnh không thuyên giảm, ngưng uống thuốc và liên hệ với các bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.

6. Bảo quản thuốc Paroxetine

  • Để thuốc xa tầm với của trẻ nhỏ.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh cất thuốc ở những nơi ẩm ướt hoặc chứa nhiều ánh sáng mặt trời.

II/ Những điều cần lưu ý trong quá trình điều trị bằng thuốc Paroxetine

Để bảo đảm an toàn, cần tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc
Để bảo đảm an toàn, cần tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc

1. Tác dụng phụ

Tương tự như hầu hết các loại thuốc tây khác, Paroxetine có thể gây ra  nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân. Khi điều trị bằng loại thuốc này, bệnh nhân có thể gặp phải những vấn đề sau đây:

+ Thường gặp:

  • Gây buồn ngủ
  • Chóng mặt, buồn nôn
  • Khô miệng
  • Yếu cơ
  • Bồn chồn, lo lắng
  • Gây đổ mồ hôi
  • Giảm ham muốn tình dục, xuất tinh chậm
  • Làm giảm cảm giác ngon miệng
  • Tiêu chảy hoặc táo bón

Nếu như bị nhẹ, các tác dụng phụ này có thể mất đi trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Trong trường hợp bị nặng hoặc không cảm thấy chúng biến mất, hãy thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ.

+ Ít gặp:

Phản ứng ngoại tháp

+ Hiếm gặp:

  • Làm tăng men gan
  • Giảm Na trong máu. Nếu mắc phải tình trạng này, bệnh nhân thường có các biểu hiện sau: đau đầu, giảm sự tập trung, giảm trí nhớ, mất sức…
  • Tăng nhịp tim
  • Gây cứng cơ hoặc co giật
  • Tăng huyết áp
  • Khó thở
  • Gây sưng lưỡi, mặt
  • Giảm thị lực
  • Ảo giác hoặc bị hôn mê
  • Giảm thị lực
  • Trầm cảm nặng
  • Kích động

Ngoài các tác dụng phụ trên đây, thuốc Paroxetine có thể  gây ra nhiều tác dụng phụ khác mà không được chúng tôi liệt kê. Trao đổi với các bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.

2. Thận trọng

Trước khi điều trị bằng Paroxetine, cần thông báo với các bác sĩ tất cả các thông tin về tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe bản thân. Đặc biệt khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:

  • Người bị động kinh
  • Các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
  • Người có tiền sử ám ảnh cưỡng chế
  • Đối tượng dùng thuốc là người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Nếu thấy xuất hiện hiện tượng co giật, ngưng dùng thuốc ngay.
  • Thông báo với bác sĩ nếu thấy các triệu chứng bệnh nặng thêm hoặc làm xuất hiện các phản ứng quá mẫn khác như tâm trạng thay đổi, hoảng loạn, dễ bị kích động, tâm trạng xấu hơn hoặc có các suy nghĩ tự làm hại mình…
  • Thuốc có thể gây buồn ngủ, do đó không được làm các công việc liên quan đến máy móc hoặc lái xe sau khi uống Paroxetine.

3. Tương tác thuốc

+ Để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng, không sử dụng Paroxetine với các loại thuốc sau đây:

  • Thioridazine: Có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về nhịp tim, thậm chí gây tử vong đột ngột.
  • Pimozit
  • Các loại thuốc ức chế monoamin oxydase (phenelzine, isocarboxazid, tranylcypromine): Paroxetine làm tăng nguy cơ mắc hội chứng serotonin. Nếu đang điều trị bằng Paroxetine, cần phải ngưng thuốc ít nhất là 14 ngày mới được sử dụng các loại thuốc trên.
  • Tryptophan
  • Xanh methylen tiêm tĩnh mạch, Linezolid

+ Paroxetine làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ khi sử dụng đồng thời với các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng viêm không steroid (ibuprofen, naproxen, aspirin, warfarin): Sử dụng Paroxetine với các loại thuốc trên làm tăng nguy cơ bầm tím hoặc chảy máu.
  • Cimetidin
  • Triptans (sumatriptan)
  • Theophylin: Sử dụng đồng thời 2 loại thuốc này sẽ làm tăng cảm giác bồn chồn, khó ngủ.
  • Phenothiazin (fluphenazine, chlorpromazine).
  • Các loại thuốc serotonergic.
  • Quinidin: Paroxetine có thể khiến cơ thể càng mệt mỏi, khô miệng, đổ mồ hôi, giảm ham muốn tình dục.
  • Risperidone: Dùng đồng thời 2 loại thuốc này làm tăng cảm giác lo lắng, bồn chồng, khó ngủ, gây táo bón cho bệnh nhân.
  • Các loại chất kích thích (methamphetamine, litorexamfetamine): Tăng nguy cơ mắc hội chứng serotonin.
  • Nhóm thuốc chống loạn nhịp tim (propafenone, flecainide)
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (imipramine, amitriptyline, desipramine).
  • Liti
  • Thuốc điều trị HIV/AIDS

+ Tương tác làm giảm hiệu quả chữa trị của thuốc:

  • Phenobarbital
  • Phenytoin
  • Digoxin
  • Tamoxifen
  • Thuốc ức chế protease (ritonavir, fosamprenavir)

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi cơ chế hoạt động hoặc làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ cho bản thân. Do đó, cần phải thông báo với các bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, kể cả các vitamin và thảo dược.

3. Cách xử lý khi dùng thuốc thiếu/ quá liều

+ Thiếu liều:

Nếu quên liều, hãy uống ngay khi nhớ ra. Trường hợp gần đến thời gian dùng liều kế tiếp, bỏ qua liều cũ. Tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều dùng.

+ Quá liều:

Dùng thuốc quá liều có thể khiến cơ thể gặp phải các tác dụng phụ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, hãy gọi ngay cho các trung tâm y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Trên đây là những thông tin mang tính chất tham khảo về thuốc Paroxetine. Để được cung cấp một cách chính xác nhất các thông tin về liều lượng, cách dùng, giá thuốc Paroxetine, hãy trao đổi với các bác sĩ hoặc dược sĩ.

Đọc ngay

VTV2 giới thiệu bài thuốc thảo dược ĐẶC TRỊ mất ngủ, KHÔNG tác dụng phụ

Nghệ sĩ ưu tú Hường Dung và hành trình điều trị khỏi mất ngủ tại Trung tâm Thuốc dân tộc