Thuốc Pabemin có tác dụng gì?
Pabemin là thuốc giảm đau, hạ sốt thuộc nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid. Thuốc còn có tác dụng điều trị bệnh gout và một số bệnh lý về xương khớp.
- Tên thuốc: Pabemin
- Nhóm thuốc: Thuốc chống viêm không chứa Steroid
- Dạng bào chế: Thuốc bột pha uống
Thông tin cần biết về Pabemin
Pabemin được sản xuất và phân phối bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long (PHARIMEXCO) – Việt Nam. Thuốc hiện có giá là 98.000 đồng cho một hộp, hộp 100 gói x 2,5 g thuốc bột. Tuy nhiên, giá bán sẽ có sự chênh lệch tại các nhà thuốc và địa điểm phân phối.
1. Thành phần
Thuốc Pabemin bao gồm các thành phần:
- Acetaminophen hay còn được gọi là Paracetamol là chất chuyển hóa hoạt tính của Phenacetin. Hoạt chất có tác dụng giảm đau, hạ sốt.
- Chlorpheniramine là dược chất kháng histamine có tác dụng an thần, điều trị dị ứng đường hô hấp như sổ mũi, ngạt mũi.
- Thiamine nitrate là một khoáng chất được chỉ định để phòng ngừa và điều trị bệnh ở những người bị thiếu vitamin.
- Tá dược: Đường trắng, acid citric monohydrat, sucralose, erythrosin, vanillin vừa đủ cho một gói thuốc.
2. Chỉ định
Thuốc Pabemin được chỉ định cho các trường hợp sau:
- Ban nóng
- Cảm mạo
- Đau, nhức đầu
- Đau, nhức răng
- Sổ mũi, chảy nước mũi, viêm mũi dị ứng
- Ho
Một số chỉ định và công dụng khác của thuốc có thể không được đề cập trong bài viết này. Do đó, người bệnh và bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin hoặc cần sử dụng thuốc với mục đích khác, vui lòng liên hệ bác sĩ kê đơn hoặc nhà sản xuất.
3. Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Pabemin cho người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Ngoài ra, một số đối tượng sau không nên sử dụng thuốc:
- Suy gan
- Hen cấp
- Phì đại tuyến tiền liệt
- Bệnh Glaucom góc hẹp
- Người bệnh tắc cổ bàng quang, tắc môn vị tá tràng
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
- Trẻ sơ sinh và trẻ sinh thiếu tháng
Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
4. Cách dùng – Liều lượng
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng thuốc. Nếu hướng dẫn quá mơ hồ hoặc không rõ ràng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên hoặc chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Cách dùng:
- Hòa tan thuốc bột vào nước, khuấy đều trước khi uống.
- Chỉ nên sử dụng nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội khi pha thuốc. Không dùng nước có gas, rượu hoặc thức uống có cồn. Điều này có thể làm thay đổi tính chất hoặc hiệu quả của thuốc.
- Sử dụng thuốc theo liệu trình quy định. Không tự ý ngưng thuốc hoặc thêm liều lượng mà chưa nhận được sự đồng ý của bác sĩ.
Liều dùng:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 – 2 gói / lần, 3 – 4 lần / ngày
- Trẻ em dưới 1 tuổi: 1/4 gói / lần, 2 – 3 lần / ngày
- Trẻ từ 1 – 5 tuổi: 1/3 gói lần / 3 – 4 lần / ngày
- Trẻ từ 5 – 12 tuổi: 1/2 gói / lần, 3 – 4 lần / ngày
5. Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp. Tránh lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là phòng tắm.
Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.
Thuốc hết hạn hoặc không có nhu cầu sử dụng cần được xử lý theo quy định. Không bỏ thuốc vào bồn cầu, bồn rửa hoặc cống thoát nước, trừ khi bạn được hướng dẫn xử lý như vậy.
Không đưa thuốc của bạn cho bất kỳ ai kể cả khi họ có triệu chứng giống bạn.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Pabemin
Pabemin có thể không phù hợp với một số đối tượng sử dụng. Do đó, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc.
1. Thận trọng
Một số đối tượng không nên sử dụng thuốc Pabemin:
- Người bị suy thận
- Thuốc có khả năng biến chứng đường hô hấp thậm chí là ngưng thở đặc biệt là ở trẻ em. Do đó, người bệnh phổi mạn tính nên chú ý thận trọng khi sử dụng thuốc.
- Bệnh nhân tăng nhãn áp nên hạn chế hoặc chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết.
- Thuốc có chứa đường trắng nên không sử dụng thuốc cho bênh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp. Cụ thể là chứng không dung nạp fructose, thiếu hụt sucrase,..
- Phụ nữ mang thai chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết. Phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng cuối không được sử dụng thuốc để ngăn ngừa chứng động kinh ở trẻ sơ sinh.
- Phụ nữ đang cho con bú không được sử dụng thuốc. Hoặc bạn có thể nhưng cho con bú trong thời gian dùng thuốc điều trị.
- Người lái xe hoặc vận hành máy móc không nên sử dụng thuốc này. Bởi vì thuốc có thể gây ngủ gà, chóng mặt, nhìn mờ và suy giảm tâm thần vận động.
- Người trên 60 tuổi có thể nhạy cảm với các thành phần của thuốc. Do đó, khi sử dụng thuốc cho đối tượng này cần chú ý quan sát để đề phòng các phản ứng bất lợi.
2. Tác dụng phụ
Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn bao gồm:
- Ngủ gà nhẹ
- Khô miệng
- Chóng mặt
- Phát ban, nổi mề đay
- Buồn nôn hoặc nôn
- Loạn chức năng tạo máu, suy giảm bạch cầu, suy giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu
- Có thể gây bệnh thận, suy giảm chức năng gan thận nếu sử dụng dài ngày
Tác dụng phụ hiếm gặp trên da:
- Hoại tử biểu bì nhiễm độc
- Mụn mủ ban đỏ toàn thân có khả năng gây tử vong
Nếu thấy xuất hiện ban da hoặc các dấu hiệu tác dụng phụ khác trên da hãy ngừng thuốc và thông báo cho bác sĩ.
Đây không phải là danh sách đầy đủ tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc Pabemin. Do đó, hãy chủ động thông báo cho bác sĩ biết ngay khi bạn xuất hiện các tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc.
3. Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi tác dụng và hiệu quả của thuốc. Do đó để hạn chế tình trạng này, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về danh sách các loại thuốc đang sử dụng. Danh sách này bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin và viên uống bổ sung.
Một số thuốc và hoạt chất có thể tương tác với Pabemin:
- Alcool
- Atropine
- Isoniazid
- Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương
- Thuốc chống co giật như Phenytoin, Barbiturat hoặc Carbamazephin
Ngoài ra, uống rượu nhiều có khả năng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm độc gan. Do đó, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dử dụng thuốc này kèm với rượu.
Đây không phải là danh sách tất cả các loại thuốc và hoạt chất có thể tương tác với Pabemin. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nhân viên y tế để biết thêm thông tin chi tiết.
4. Xử lý khi quên liều hoặc quá liều
Quên liều:
- Nếu quên một liều hãy sử dụng thuốc ngay khi bạn nhớ ra. Tuy nhiên, nếu đã gần đến giờ sử dụng liều tiếp theo hãy cho qua liều đã quên và uống theo theo liều khuyến cáo.
- Không uống gấp đôi liều để bù vào phần đã quên.
Quá liều:
Trong trường hợp ai đó sử dụng thuốc quá liều, hãy gọi cho cấp cứu. Các dấu hiệu quá liều bao gồm:
- Rối loạn tâm thần
- Động kinh
- Ngừng thở
- Co giật
- Phản ứng loạn trương lực và trụy tim mạch
- Tim đập nhanh
- Hạ đường huyết
- Có dấu hiệu xuất huyết não, phù não.
Khi đến bệnh viện cần mang theo toa thuốc, vỏ hoặc nhãn hiệu thuốc mà người bệnh đã sử dụng.