Thuốc Obimin là thuốc gì?
Thuốc Obimin là thuốc được bào chế ở dạng viên bao phim, thành phần của thuốc là các vitamin A, C, D, những vitamin nhóm B,… Thuốc được chỉ định dùng ở phụ nữ có thai và đang cho con bú với công dụng bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
- Tên biệt dược: Obimin®;
- Phân nhóm thuốc: Vitamin tổng hợp;
- Dạng bào chế: viên bao phim.
Những thông tin cần biết về thuốc Obimin
1. Thành phần
Mỗi viên thuốc Obimin có chứa các thành phần sau:
- Vitamin A: Là một vitamin cần thiết cho thị lực, cho các tế bào biểu mô tại da và niêm mạc;
- Vitamin D: Là một vitamin giúp xương hấp thụ canxi và phospho từ chế độ ăn hàng ngày;
- Vitamin C: Là một loại vitamin dễ tan trong nước, có tác dụng chống oxy hóa và giúp thúc đẩy hình thành collagen trong gian bào của xương;
- Vitamin B1;
- Vitamin B2;
- Vitamin B6;
- Vitamin B12;
- Iod: Đây là một chất quan trọng trong tuyến giáp. Nếu thiếu iod, trẻ nhỏ sẽ bị đần độn, bị bướu giáp;
- Đồng Sulfate: Đồng là một vi chất không thể thiếu trong cơ thể;
- Canxi lactate;
- Sắt Fumarate;
- Axit folic;
- Canxi panthothenate;
- Niacinamide.
2. Chỉ định
Với các thành phần vitamin và khoáng chất trong thành phần thuốc, thuốc Obimin được sử dụng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng thiếu yếu cho phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và cho con bú.
3. Chống chỉ định
Thuốc Obimin không được chỉ định dùng ở các trường hợp sau:
- Trường hợp người dùng mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc Obimin;
- Trường hợp bệnh nhân bị thừa vitamin A;
- Trường hợp người dùng mắc chứng tăng canxi trong máu. Nếu dùng có thể dẫn đến nhiễm độc vitamin D.
4. Cách dùng và liều dùng
Thuốc Obimin được bào chế ở dạng viên nén, do đó, có thể dễ dàng dùng thuốc ở đường uống. Người dùng uống thuốc Obimin với nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Không uống thuốc Obimin với các loại nước khác như nước có gas, nước có chứa cồn,…
Về liều dùng, người dùng nên uống 1 viên thuốc/ngày. Hoặc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
5. Cách bảo quản thuốc
Hãy bảo quản thuốc Obimin theo hướng dẫn sau đây để phòng tránh thuốc bị hư hỏng, giảm tác dụng:
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát;
- Đậy kỹ nắp lọ thuốc sau khi lấy thuốc ra dùng;
- Nếu dùng thuốc trình bày ở dạng vỉ, hãy bảo quản thuốc nguyên vẹn trong vỉ nếu chưa có nhu cầu sử dụng;
- Để thuốc ở xa tầm tay trẻ nhỏ;
- Nếu thuốc đã quá hạn sử dụng, người dùng không nên tiếp tục sử dụng hoặc lưu trữ thuốc.
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Obimin
1. Thận trọng
Trong quá trình dùng thuốc Obimin, một số bệnh nhân sau cần thận trọng:
- Bệnh nhân xơ vữa động mạch;
- Bệnh nhân bị bệnh tim;
- Người mắc bệnh sỏi thận;
- Bệnh nhân suy chức năng thận;
- Trường hợp người dùng bị thiểu năng cận giáp (thường nhạy cảm với vitamin D);
- Bệnh nhân mắc chứng sarcoid.
2. Tác dụng phụ
Thuốc Obimin có thể gây ra một số tác dụng phụ sau đây trong quá trình dùng:
- Buồn ngủ;
- Nhức đầu;
- Mệt mỏi;
- Ợ nóng;
- Buồn nôn và nôn mửa.
Tuy nhiên, một số báo cáo đã cho rằng, thuốc Obimin rất hiếm khi gây ra tác dụng ngoài ý muốn nếu dùng thuốc ở liều dùng được khuyến cáo. Thông thường, bệnh nhân chỉ gặp phải tác dụng ngoài ý muốn khi dùng thuốc ở liều lượng quá cao. Bạn đọc có thể tham khảo thêm ở mục “Cách xử lý khi dùng thuốc quá liều”.
3. Tương tác thuốc
Thuốc Obimin tương tác với một số loại thuốc sau:
- Thuốc Parafin;
- Thuốc Cholestyramin;
- Thuốc Neomycine;
- Thuốc Isotretinoin;
- Các loại thuốc trợ tim glycoside;
- Thuốc Aspirin;
- Thuốc Fluphenazine;
- Thuốc chẹn a-adrenergic;
- Các loại thuốc có chất ức chế khử HMG-CoA;
- Các loại thuốc có chứa vitamin A, vitamin D hoặc vitamin C khác: dùng với liều lượng quá nhiều có thể gây dư thừa, ngộ độc.
Người dùng không nên kết hợp dùng đồng thời thuốc Obimin với các loại thuốc trên. Nếu có ý định kết hợp dùng thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý, phòng tránh tương tác thuốc.
4 Cách xử lý khi dùng thuốc quá liều
Nếu dùng thuốc Obimin quá liều, cơ thể sẽ bị dư thừa các vitamin. Một số tác hại của việc dư thừa vitamin là:
- Đối với vitamin A: ngộ độc vitamin A mãn tính dẫn đến mệt mỏi, chán ăn, dễ bị kích thích, sụt cân, nôn mửa, hoa mắt, rối loạn tiêu hóa, sốt, gây hại cho thai nhi.
- Đối với vitamin D: ngộ độc vitamin D sẽ khiến cơ thể gặp phải một số triệu chứng như mệt mỏi, yếu ớt, ngủ gà, chán ăn, đau đầu, khô miệng, buồn nôn, viêm dạ dày, tiêu chảy.
- Đối với Niacinamide: Người dùng có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng như ngứa ngáy, bỏng rát ngoài da, đỏ bừng mặt và cổ, buồn nôn.
Cách xử lý ngộ độc vitamin là nên tạm ngưng dùng thuốc và đến bệnh viện để được cấp cứu. Bệnh nhân sẽ được truyền dịch để bài tiết bớt các vitamin dư thừa ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện.