Thuốc Lomac: chỉ định, cách dùng và tác dụng phụ

Lomac thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa. Thuốc được sử dụng để điều trị và phòng ngừa tái phát các bệnh lý như loét dạ dày, tá tràng, viêm thực quản trào ngược, bệnh tăng tiết dạ dày trong hội chứng Zollinger – Ellison.

Lomac 20
Thuốc Lomac được dùng để phòng ngừa tái phát và điều trị các vấn đề tiêu hóa thường gặp
  • Tên thuốc: Lomac
  • Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng bào chế: Viên nang

Những thông tin cần biết về thuốc Lomac

Thuốc Lomac được bào chế ở dạng viên nang với hàm lượng 20mg/ viên. Thuốc được bán với giá dao động từ 210 – 220.000 đồng. Giá thành có thể chênh lệch ở một số nhà thuốc và đại lý bán lẻ.

1. Thành phần

Thuốc Lomac chứa thành phần chính là Omeprazole. Thành phần này có khả năng giảm sản xuất axit bằng cách khóa hệ thống enzyme của tế bào thành dạ dày.

Omeprazole chủ yếu được đào thải qua đường nước tiểu, chỉ 20% được đào thải qua phân.

2. Chỉ định

Thuốc Lomac được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Điều trị và phòng ngừa loét dạ dày, tá tràng tái phát
  • Điều trị và phòng ngừa viêm thực quản trào ngược tái phát
  • Điều trị tăng tiết dạ dày trong hội chứng Zollinger – Ellison

Một số tác dụng của thuốc không được đề cập trong bài viết. Nếu có ý định dùng thuốc với mục đích khác, bạn nên trao đổi với bác sĩ để nhận được sự tư vấn chuyên môn.

3. Chống chỉ định

Lomac chống chỉ định với bệnh nhân dị ứng hoặc quá mẫn với thành phần trong thuốc.

Hoạt động của thuốc có thể gây ảnh hưởng đến một số vấn đề sức khỏe. Do đó, bạn cần báo với bác sĩ tình trạng bệnh lý để được cân nhắc về việc dùng thuốc Lomac để điều trị.

4. Cách dùng – liều lượng

Sử dụng thuốc trực tiếp với một ly nước lọc, nên nuốt trọn viên thuốc. Không bẻ hay nghiền thuốc nếu không có yêu cầu từ bác sĩ.

Thuốc lomac
Nên dùng thuốc với một ly nước lọc, không bẻ hay nghiền thuốc nếu không có yêu cầu từ bác sĩ

Thông tin về liều lượng được chúng tôi đề cập chỉ đáp ứng cho các trường hợp phổ biến. Nếu tình trạng bệnh đi kèm với những triệu chứng đặc biệt, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được cung cấp về liều dùng và tần suất sử dụng cụ thể.

Liều dùng thông thường khi điều trị loét tá tràng

  • Sử dụng 20mg/ ngày
  • Dùng trong 2 – 4 tuần
  • Có thể tăng lên 40mg/ ngày nếu triệu chứng nặng hơn

Liều dùng thông thường khi điều trị hội chứng Zollinger – Ellison

  • Sử dụng 60mg/ ngày

Liều dùng thông thường khi điều trị loét dạ dày

  • Sử dụng 20mg/ ngày
  • Dùng trong 2 – 4 tuần
  • Có thể tăng lên 40mg/ ngày nếu triệu chứng nặng hơn

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm thực quản trào ngược

  • Sử dụng 20mg/ ngày
  • Dùng trong 2 – 4 tuần
  • Có thể tăng lên 40mg/ ngày nếu triệu chứng nặng hơn

Liều dùng thông thường để dự phòng loét dạ dày/ tá tràng tái phát

  • Sử dụng từ 20 – 40mg/ ngày

Thuốc không được khuyến khích dùng cho trẻ em. Do đó, bạn không tự ý dùng thuốc cho trẻ.

5. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiều độ ẩm. Để xa tầm với của trẻ em và thú nuôi.

Không sử dụng thuốc hết hạn, thuốc biến chất hoặc có dấu hiệu hư hại. Tham khảo thông tin in trên bao bì để xử lý thuốc đúng cách.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Lomac

1. Thận trọng

Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc các vấn đề dạ dày ác tính cần thận trọng khi dùng Lomac. Để giảm thiểu rủi ro, bạn nên trao đổi với bác sĩ về lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định sử dụng.

thuốc lomac
Phụ nữ mang thai chỉ nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết

Phụ nữ mang thai chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết. Thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Đối với phụ nữ đang cho con bú, bạn thể được yêu cầu ngưng cho trẻ bú trong thời gian dùng thuốc.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Lomac có thể gây ra những tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng gặp phải những tác dụng này.

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Lomac:

  • Nhức đầu
  • Nôn mửa
  • Buồn nôn
  • Phát ban
  • Táo bón
  • Đầy hơi
  • Tiêu chảy

Thông tin này chưa bao gồm toàn bộ những tác dụng phụ bạn có thể gặp phải. Do đó, cần báo với bác sĩ nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện lạ trong thời gian sử dụng thuốc.

Hầu hết những tác dụng phụ nói trên đều thuyên giảm sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên nếu triệu chứng có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bạn cần đến bệnh viện để được khắc phục kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Lomac có thể ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của những loại thuốc khác. Phản ứng này được gọi là tương tác thuốc. Trường hợp tương tác thuốc nhẹ, hiệu quả điều trị của các loại thuốc có thể bị suy giảm.

Ngược lại, mức độ tương tác nặng có thể khiến các triệu chứng nguy hiểm xuất hiện.

Lomac có thể tương tác với những loại thuốc như:

  • Phenytoin
  • Warfarin
  • Diazepam

Một số loại thuốc có thể tương tác với Lomac không được đề cập trong bài viết. Do đó, bạn nên chủ động ngăn ngừa tương tác bằng cách trình bày với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng.

Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng và tần suất sử dụng hoặc yêu cầu bạn ngưng một trong hai loại thuốc để tránh phản ứng tương tác.

4. Xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Nếu bạn quên dùng một liều, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp sắp đến thời điểm dùng liều tiếp theo, nên bỏ qua và dùng liều sau theo đúng kế hoạch.

Trong trường hợp dùng quá liều lượng khuyến cáo, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. Tình trạng quá liều không được xử lý có thể khiến gan bị tổn thương và làm giảm chức năng của cơ quan này.

Xem thêm

Bài thuốc giúp chấm dứt phiền toái bệnh đại tràng – Khám phá bí quyết lưu truyền của người dân tộc Tày

Chuyên gia tư vấn: Cách chữa viêm đại tràng hiệu quả triệt để tận gốc