Thuốc Lincomycin: Công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng

Thuốc Lincomycin được chỉ định để điều trị các trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng ở tai – mũi – họng, miệng, da, phế quản – phổi, cơ quan sinh dục, ổ bụng, nhiễm khuẩn huyết… Để giúp cơ thể tránh gặp phải những vấn đề không mong muốn trong quá trình điều trị, việc nắm rõ các thông tin về loại thuốc này là điều cần thiết.

Thuốc Lincomycin điều trị các trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng
Thuốc Lincomycin điều trị các trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng
  • Tên hoạt chất: Lincomycin hydrochloride
  • Tên biệt dược: Atendex, incomycin Hydrochloride capsules, Agilinco, Lincomycin Hydrochloride.
  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị ký sinh trùng, thuốc kháng nấm, kháng virus, chống nhiễm khuẩn.
  • Dạng thuốc: Viên nang, dung dịch tiêm.

I/ Thông tin thuốc Lincomycin

Trước khi điều trị bằng thuốc Lincomycin, bạn cần nắm rõ các thông tin sau đây:

1. Thành phần

Lincomycin hydrochloride

2. Chỉ định thuốc Lincomycin

Thuốc Lincomycin được sử để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn nặng xảy ra ở tai – mũi – họng, miệng, da, phế quản – phổi, bộ phận sinh dục, xương khớp, ổ bụng, nhiễm khuẩn huyết… Ngoài ra, nó có thể được dùng với những mục đích điều trị khác mà không được chúng tôi đề cập. Trao đổi với các bác sĩ để được cung cấp rõ hơn các thông tin về vấn đề này.

3. Chống chỉ định

Lincomycin chống chỉ định với các trường hợp:

  • Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Viêm màng não.
  • Hen suyễn.
  • Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Bị nhiễm khuẩn Candida albicans.

4. Dạng thuốc

  • Dung dịch tiêm
  • Dạng viên nang

5. Liều lượng sử dụng thuốc Lincomycin

Tùy vào dạng điều chế và đối tượng sử dụng mà thuốc Lincomycin được chỉ định sử dụng với các liều lượng khác nhau. Cụ thể như sau:

+ Thuốc dạng viên:

  • Người trưởng thành: Uống thuốc Lincomycin với liều lượng 1,5g/ngày. Chia lượng thuốc trên thành 2 – 3 lần sử dụng.
  • Trẻ em: Dùng thuốc với liều lượng 30 – 60g/kg mỗi ngày. Chia lượng thuốc trên thành 2 – 3 lần sử dụng.

Nên uống thuốc cách bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng để mang đến tác dụng tốt.

+ Thuốc dạng dung dịch tiêm:

  • Nếu tiêm bắp (IM): Người trưởng thành tiêm thuốc với liều lượng 600 – 1800mg/ngày; trẻ em trên 1 tháng tuổi tiêm thuốc với liều lượng 10 – 20mg/kg/ngày.
  • Tiêm truyền tĩnh mạch (IV): Không dùng thuốc để tiêm trực tiếp mà cần phải tiêm truyền. Cách dùng như sau: Pha dung dịch thuốc trong Glucose 5 hoặc NaCl 0,9%, sau đó sử dụng với liều lượng: Người lớn tiêm mỗi ngày 2- 3 lần, mỗi lần 600mg. Trẻ sơ sinh trên 1 tháng tuổi, tiêm 10 – 20mg/kg/ngày, chia làm 2 – 3 lần tiêm.

6. Cách sử dụng

Để bảo đảm an toàn trong quá trình điều trị bằng Lincomycin, bệnh nhân cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị.
  • Với thuốc dạng viên nang, uống cả viên cùng với nước lọc. Không nghiền nát thuốc vì điều này có thể khiến bệnh nhân mắc phải những vấn đề không mong muốn.
  • Nếu là dạng dung dịch tiêm, cần có những dụng cụ đo lường để xác định một cách chính xác lượng thuốc cần điều trị. Vì dùng Lincomycin thiếu hoặc quá liều đều gây ra những vấn đề xấu cho cơ thể.
  • Trong quá trình điều trị, nếu thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường, nhanh chóng đi khám bác sĩ để được cấp cứu sớm.
  • Không đem thuốc của mình cho người khác dùng, trừ khi có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Sau thời gian điều trị bằng Lincomycin, đi tái khám để nắm rõ được tình trạng bệnh lý của bản thân. Điều này sẽ giúp bệnh nhân sớm có được những phương án điều trị thay thế nếu việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả.

7. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm với của trẻ em.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, không cất thuốc Lincomycin nơi ẩm ướt hoặc nơi có nhiều ánh nắng mặt trời.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Lincomycin

Cần thận trọng khi dùng thuốc Lincomycin dạng dung dịch tiêm
Cần thận trọng khi dùng thuốc Lincomycin dạng dung dịch tiêm

1. Tác dụng phụ của thuốc Lincomycin

Thuốc Lincomycin có thể gây ra các tác dụng phụ sau đây:

+ Nếu dùng thuốc Lincomycin dạng viên:

  • Đau bụng, tiêu chảy
  • Buồn nôn và nôn

+ Nếu là thuốc dạng dung dịch tiêm:

  • Bị giảm bạch cầu trung tính.
  • Đau, kích ứng tại vị trí tiêm.
  • Mất bạch cầu hạt.
  • Sốc phản vệ, phù thần kinh mạch.
  • Trong trường hợp tiêm IV quá nhanh, bệnh nhân còn có thể bị hạ huyết áp, thậm chí làm tim ngừng đập.

Ngoài ra, tùy vào cơ địa của từng người mà thuốc còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác mà không được chúng tôi liệt kê. Để nắm được đầy đủ hơn các thông tin về vấn đề này, hãy liên hệ với các bác sĩ.

2. Thận trọng

  • Cần phải điều chỉnh liều dùng ở những bệnh nhân bị suy gan, suy thận.
  • Trường hợp dùng thuốc Lincomycin để điều trị trong thời gian dài, phải theo dõi công thức máu và sự hoạt động của các cơ quan gan, thận.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Lincomycin có thể đối kháng với Erythromycin. Do đó, không nên sử dụng đồng thời 2 loại thuốc này.

4. Dược động học

  • Khả năng hấp thu: Thuốc Lincomycin có thể được sử dụng ở cả dạng uống và dạng tiêm. Tuy nhiên, thức ăn có thể làm giảm sự hấp thu thuốc của cơ thể, vì vậy cần phải sử dụng cách xa bữa ăn.
  • Phân bố: Thuốc Lincomycin phân bố vào các mô, dịch của cơ thể. Nó có thể xâm nhập vào cơ xương, qua được sữa mẹ và cả nhau thai. Tuy nhiên nó lại ít đi vào dịch não tủy. Khả năng liên kết được với huyết tương cao trên 90%.
  • Chuyển hóa: Thuốc Lincomycin được chuyển hóa qua gan.
  • Tốc độ thải trừ: Thời gian bán thải của thuốc là 5 tiếng, thải trừ chủ yếu qua phân.

Trên đây là những thông tin mang tính chất tham khảo về thuốc Lincomycin. Để được thông tin một cách chính xác nhất về tác dụng, liều dùng, tác dụng phụ, giá thuốc Lincomycin, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ.

Nổi bật

THỰC HƯ bài thuốc chữa viêm xoang cấp, mãn tính HƠN 20.000 người lựa chọn

“TIỄN BIỆT” các triệu chứng VIÊM XOANG bằng bài thuốc THẢO DƯỢC tự nhiên