Thuốc K-cort là thuốc gì?

K-cort là thuốc có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch và chống dị ứng. Thuốc được chỉ định để điều trị các bệnh viêm khớp, viêm khớp vảy nến, phù mạch, sẹo lồi,…

thuốc k cort tiêm sẹo lồi
Thuốc K – cort được dùng để điều trị chứng viêm khớp và sẹo lồi
  • Tên thuốc: K – cort
  • Nhóm thuốc: Thuốc hormone, thuốc nội tiết
  • Dạng bào chế: Dung dịch tiêm

Thông tin cần biết về thuốc K-cort

Thuốc K-cort được sản xuất và phân phối chính thức bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Việt Nam Ampharco. Hiện tại thuốc K-cort có giá là 350.000 đồng một hộp, 5 ống, mỗi ống 20 ml. Tuy nhiên giá bán có thể không giống nhau ở một số nhà thuốc và địa điểm phân phối.

1. Thành phần

Thuốc K-cort có hoạt chất chính là Triamcinolone. Đây là hoạt chất thuộc nhóm corticoid có tác dụng chống dị ứng và chống viêm. Thực tế, Triamcinolone là một Glucocorticorid tổng hợp có chứa Fluor, có tác dụng chậm và kéo dài.

2. Chỉ định

K-cort là thuốc được bán theo đơn. Thuốc được chỉ định cho các trường hợp sau:

Khám phá bài thuốc ĐẶC TRỊ BỆNH XƯƠNG KHỚP sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN & DUY NHẤT tại Việt Nam
Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm xương khớp
  • Viêm bao hoạt dịch
  • Viêm khớp do bệnh vẩy nến
  • Viêm mõm cầu lồi
  • Viêm da toàn thân
  • Phù mạch
  • Sẹo lồi
  • Liken phẳng
  • Hội chứng Hamma – Rich

Ngoài ra, thuốc K-cort có thể phối hợp với một phác đồ phù hợp để điều trị suy tim sung huyết, xơ gan báng bụng kéo dài và phản ứng viêm sau phẫu thuật nha khoa.

Một sống chỉ định và công dụng khác của thuốc có thể không được đề cập trong bài viết này. Người bệnh và bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin hoặc cần sử dụng thuốc với mục đích khác, vui lòng liên hệ bác sĩ hoặc nhà sản xuất.

3. Chống chỉ định

Không dùng thuốc K-cort cho người quá mẫn cảm với Triamcinolone hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Ngoài ra, một số đối tượng không được sử dụng K-cort bao gồm:

  • Nhiễm nấm toàn thân
  • Nhiễm siêu vi hoặc nhiễm lao
  • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn
  • Có bệnh do virus như: Herpes, zona, bệnh gout, viêm loét dạ dày tá tràng, rối loạn tâm thần, viêm gan cấp, đái tháo đường.

4. Cách dùng

Trước khi sử dụng thuốc người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để có cách sử dụng đúng đắn. Bạn cũng có thể tham khảo thêm cách sử dụng được hướng dẫn trong tờ rơi của nhà sản xuất để biết thêm thông tin chi tiết.

Thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn của nhà sản xuất.

k cort 80mg mua ở đâu
Sử dụng thuốc K – cort theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ

Cách sử dụng thuốc tiêm cơ bản:

  • Vệ sinh sạch vùng da cần tiêm thuốc. Để da khô tự nhiên hoặc người bệnh có thể lau nhẹ bằng khăn mềm.
  • Tiêm thuốc vào bắp sâu hoặc vào cơ mông. Đối với người cần điều trị sẹo thì tiêm thuốc trực tiếp vào vết sẹo.
  • Tiếp tục sử dụng thuốc theo đúng liệu trình điều trị. Không tự ý thêm liều hoặc bỏ liều khi chưa nhận được sự đồng ý của bác sĩ kê đơn.

5. Liều dùng

Tùy theo bệnh lý và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà sẽ có liều dùng khác nhau. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi sử dụng thuốc.

Tiêm khớp, tùy vào khớp lớn hay nhỏ liều dùng có thể linh hoạt thay đổi:

  • Người lớn: 2,5 – 40 mg
  • Trẻ em: 2,5 – 15 mg

Tiêm thuốc điều trị sẹo:

  • Tiêm thuốc trong vùng da bị tổn thương (sẹo lồi). Tiêm 1 – 3 mg cho mỗi vị trí, không được vượt quá 5 mg.
  • Nếu người bệnh cần điều trị nhiều vị trí khác nhau thì các vị trí tiêm cần cách nhau tối thiểu là 1 cm. Tổng tối đa lượng thuốc không vượt quá 30 mg.

6. Cách bảo quản

Bảo quản thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Giữ thuốc ở nhiệt độ phòng, từ 20 đến 25 độ C. Không được lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao đặc biệt là phòng tắm.

Giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi trong nhà.

Thuốc hết hạn sử dụng hoặc không có nhu cầu sử dụng vui lòng vứt bỏ theo hướng dẫn. Không bỏ thuốc xuống bồn cầu, bồn rửa mặt hoặc cống thoát nước.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc K-cort

1. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho các đối tượng:

  • Viêm loét dạ dày tiến triển hoặc tiềm ẩn
  • Viêm loét đại tràng
  • Suy tim sung huyết
  • Có nguy cơ bị tắc khối mạch
  • Viêm tĩnh mạch huyết khối
  • Suy thận
  • Đái tháo đường
  • Nhược giáp
  • Nhiễm trùng đề kháng thuốc kháng sinh
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.

2. Tác dụng phụ

thuốc k cort chữa hen phế quản
Thuốc K – cort có thể gây rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày,…

Cũng giống như các corticoid khác, thuốc K-cort có nhiều tác dụng phụ không mong muốn, nhất là khi sử dụng thường xuyên. Cụ thể, tác dụng phụ bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa, viêm loét, thủng dạ dày,…
  • Đứt gân
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Tăng huyết áp do giữ muối
  • Hạ kali trong máu
  • Rối loạn nội tiết tố
  • Hội chứng Cushing (mặt tròn như mặt trăng)
  • Teo tuyến nội tiết ở thượng thận
  • Thuốc còn làm teo cơ và khiến trẻ em chậm phát triển

Đây không phải là danh sách đầy đủ tác dụng phụ của K-cort. Do đó người bệnh nên chủ động tham thông báo cho bác sĩ tình trạng phản ứng của cơ thể khi sử dụng K-cort.

3. Tương tác

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi tính chất và tác dụng của thuốc. Do đó để hạn chế tình trạng này người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về danh sách các loại thuốc đang sử dụng. Bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin, thực phẩm chức năng và viên uống bổ sung.

Đây không phải là danh sách tất cả các loại thuốc có thể tương tác với K-cort. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm chi tiết.

Một số thuốc tương tác với K-cort bao gồm:

  • Barbiturate
  • Rifampin
  • Thuốc ngừa thai dạng uống
  • Ketoconazole
  • Salicylate

4. Cách xử lý khi quên liều hoặc quá liều

Quên liều:

  • Nếu bạn quên một liều, hãy dùng thuốc ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp đã gần đến giờ sử dụng liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua liều đã quên và sử dụng thuốc theo đúng liệu trình quy định.
  • Không dùng gấp đôi liều để bù vào liều đã quên.

Quá liều:

  • Nếu ai đó vô tình dùng thuốc quá liều và có các triệu chứng như khó thở, mất ý thức, hãy đưa người bệnh đi cấp cứu.
  • Khi đến bệnh viện cần mang theo toa thuốc hoặc vỏ hộp thuốc mà người bệnh đã sử dụng.
Đừng bỏ lỡ

Hàng ngàn bệnh nhân KHỎI DỨT ĐIỂM bệnh xương khớp nhờ bài thuốc này!

Phác đồ ĐẶC TRỊ bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh LẦN ĐẦU ứng dụng tại Việt Nam