Thuốc Gesmix cap là thuốc gì?
Gesmix cap được chỉ định để điều trị các triệu chứng đầy bụng, chậm tiêu do suy yếu tuyến tụy ở bệnh nhân viêm tụy hoặc rối loạn gan, mật.
- Tên thuốc: Gesmix cap
- Phân nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
- Dạng bào chế: Viên nang cứng
Thông tin cần biết về thuốc Gesmix cap
Thuốc Gesmix cap là thuốc chữa bệnh dạ dày nhập khẩu từ Hàn Quốc. Thuốc có giá khoảng 800.000 đồng cho một hộp, 10 vỉ x 10 viên. Tuy nhiên giá bán có thể chênh lệch tại một số địa điểm phân phối khác nhau.
1. Thành phần
Thành phần chính của Gesmix cap bao gồm:
- Pepsin là một enzym phân hủy trực tiếp protein và đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy thức ăn.
- Cellulase được dùng để cải thiện, kiểm soát, phòng chống và điều trị đầy hơi.
- Pancreatin được chỉ định cho các triệu chứng đầy bụng, chậm tiêu, rối loạn gan mật.
- Pancrelipase chứa enzym tiêu hóa để phá vỡ và tiêu hóa chất béo, tinh bột và các protein có trong thực phẩm.
- Papain là enzym phân giải và tiêu hóa protein nhanh chóng hơn.
- Diastase được dùng để điều trị, kiểm soát các triệu chứng tiêu hóa liên quan đến tinh bột.
2. Chỉ định
Thuốc Gesmix cap được chỉ định cho các trường hợp sau đây:
- Rối loạn tiêu hóa chất béo, protein & carbohydrate
- Thiếu enzym tiêu hóa ở dạ dày và ruột
- Rối loạn chức năng tiêu hóa ở gan và mật
- Bệnh nhân suy giảm bài tiết dịch vị, dịch ruột và dịch tụy
- Điều trị các triệu chứng tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng,…
- Hỗ trợ khả năng tiêu hóa ở người cao tuổi
- Hỗ trợ tiêu hóa cho người đang trong thời kỳ dưỡng bệnh hoặc sau khi phẫu thuật
Một số chỉ định và công dụng khác của thuốc có thể không được đề cập trong bài viết. Do đó, nếu người bệnh có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin hoặc cần sử dụng thuốc với mục đích khác, vui lòng liên hệ bác sĩ kê đơn.
3. Chống chỉ định
Không dùng Gesmix cap cho người mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc.
Bệnh nhân mẫn cảm với protein có trong thịt lợn không nên sử dụng thuốc Gesmix cap.
4. Cách dùng – Liều lượng
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng. Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế hướng dẫn và lời khuyên của nhân viên y tế.
Cách dùng:
- Uống thuốc sau các bữa ăn.
- Uống cả viên thuốc với một lượng nước vừa đủ. Không nhai hoặc nghiền nát thuốc trước khi uống, điều này có thể phá hủy kết cấu thuốc.
- Chỉ sử dụng nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội khi uống thuốc. Các loại nước có gas hoặc thức uống có cồn có thể khiến thuốc mất tác dụng điều trị.
- Không được ngưng sử dụng thuốc khi chưa nhận được sự đồng ý của bác sĩ, kể cả khi các triệu chứng đã biến mất. Ngưng sử dụng thuốc đột ngột có thể làm mất hiệu quả điều trị của liệu trình.
Liều dùng:
- Người lớn: 1 – 2 viên / lần, 3 lần / ngày.
- Không dùng thuốc cho trẻ em.
5. Cách bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi có nhiệt độ phòng (20 – 25 độ C), tránh ánh sáng trực tiếp. Không lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là phòng tắm.
Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi trong nhà.
Thuốc hết hạn sử dụng cần được vứt bỏ theo quy định. Sử dụng thuốc quá hạn sẽ làm tăng khả năng ngộ độc thuốc.
Không bỏ thuốc vào bồn cầu, bồn rửa hoặc cống thoát nước trừ khi bạn được hướng dẫn xử lý như vậy.
Không đưa thuốc của bạn cho bất kỳ ai khác kể cả khi bạn biết họ có các triệu chứng giống như bạn.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Gesmix cap
Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh và bạn đọc nên tham khảo một số điều lưu ý để sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
1. Thận trọng
Bệnh nhân từng phẫu thuật ruột, có sẹo ở ruột hoặc có vấn đề về tắc nghẽn ruột nên thông báo cho bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Bệnh nhân tiểu đường, có vấn đề về đường huyết, bệnh gout, nồng độ axit uric trong máu cao, ung thư hoặc bệnh thận không nên sử dụng thuốc.
Nói với bác sĩ nếu bạn có vấn đề về việc dung nạp Lactose (khó tiêu hóa đối với sữa hoặc các sản phẩm từ sữa).
Không dùng thuốc này cho trẻ em
Phụ nữ có thai chỉ dùng thuốc này nếu thật sự cần thiết. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Vẫn chưa có báo cáo về việc thuốc có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Do đó, phụ nữ đang cho con bú nên thận trọng khi sử dụng thuốc này.
2. Tác dụng phụ
Tác dụng phụ không mong muốn của Gesmix cap bao gồm:
- Đau đầu
- Ho
- Viêm họng
- Đau cổ
- Chóng mặt
- Chảy máu mũi
- Nhanh có cảm giác no dù chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn
- Táo bón
- Khó thở hoặc khó nuốt, đau khi nuốt
- Buồn nôn và nôn
- Tiêu chảy
- Đau bụng
- Khó đi đại tiện
- Đau hoặc sưng các khớp, đặc biệt là các ngón chân cái
Tác dụng phụ có thể biến mất sau một vào giờ hoặc một vài ngày. Tuy nhiên, nếu tác dụng phụ kéo dài, hãy thông báo cho bác sĩ để có biện pháp xử lý.
Đây không phải là danh sách tất cả tác dụng phụ của Gesmix cap. Thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn gặp bất cứ tác dụng phụ nào khác khi sử dụng thuốc.
3. Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi tính chất và tác dụng của thuốc. Để tránh trường hợp này, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ biết về danh sách các loại thuốc bạn đang sử dụng. Danh sách này bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng, viên uống bổ sung và vitamin.
Một số thuốc và hoạt chất nên tránh dùng chung với Gesmix cap bao gồm:
- Ciprofloxacin: Pancrelipase có trong Gesmix cap có thể làm cho dược động học của Ciprofloxacin bị ảnh hưởng.
- Thuốc làm tăng pH dạ dày như Ranitidin hay Nizatidine có thể phản ứng với Gesmix cap.
Đây không phải là danh sách tất cả các hoạt chất và thuốc tương tác với Gesmix cap. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin.
4. Cách xử lý khi quá liều hoặc quên liều
Quên liều:
- Nếu bạn quên một liều, hãy sử dụng thuốc ngay khi bạn nhớ ra. Tuy nhiên, trong trường hợp đã gần đến giờ sử dụng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và uống thuốc theo liều quy định.
- Không dùng gấp đôi liều để bù vào liều đã quên.
Quá liều:
- Thông thường quá một liều Gesmix cap sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh không được sử dụng thuốc quá liều. Quá liều sẽ không có tác dụng rút ngắn thời gian điều trị mà nó sẽ tăng khả năng ngộ độc và nguy cơ tác dụng phụ.
- Nếu ai đó vô tình sử dụng thuốc quá liều, hãy đưa người bệnh đi cấp cứu. Mang theo danh sách các loại thuốc, vỏ, hộp hoặc nhãn hiệu thuốc khi đến bệnh viện.