Thuốc Esomeprazole Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng Và Chống Chỉ Định
Esomeprazole thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton, được dùng để điều trị một số bệnh lý và hội chứng do dạ dày tăng tiết axit như: viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng, hội chứng Zollinger – Edison…
- Tên gốc: Esomeprazole
- Tên biệt dược: Nexium ®, Nexium ® 24HR
- Phân nhóm: Thuốc ức chế bơm proton
I. Thông tin về thuốc Esomeprazole
Nắm rõ một số thông tin về thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng dể dùng thuốc đúng cách và an toàn.
1. Thành phần chính
- Esomeprazole Sodium
2. Dạng và liều lượng
- Viên nang mềm giải phóng chậm
- Viên nén giải phóng chậm
- Bột đông khô pha tiêm
- Bột pha tiêm
3. Tác dụng
Thuốc Esomeprazole thuộc nhóm ức chế bơm proton (PPIs). Thuốc hoạt động trên cơ chế ngăn cản dạ dày tiết axit, từ đó làm giảm triệu chứng khó chịu như ợ nóng, khó nuốt, ho dai dẳng (do axit trào ngược)… Mặc dù có thể giảm triệu chứng ợ nóng nhưng phải mất khoảng 1 – 4 ngày thuốc mới phát huy được công dụng.
Esomeprazole được ứng dụng để điều trị các bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và một số hội chứng liên quan đến việc dạ dày tăng tiết axit như viêm thực quản (do lượng axit trào ngược), hội chứng Zollinger – Edison.
Esomeprazole còn được ứng dụng để ngăn ngừa viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) hoặc do tác dụng phụ của việc dùng thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID).
Ngoài ra, Esomeprazole cũng có thể được sử dụng cho những mục đích điều trị không được liệt kê trong hướng dẫn.
4. Chống chỉ định khi dùng Esomeprazole
Không dùng thuốc cho đối tượng bị dị ứng với Esomeprazole hoặc các dược phẩm cùng nhóm như Lansoprazole, pantoprazole , omeprazole , rabeprazole , Nexium , Prevacid , Dexilant, Protonix, và một số loại thuốc khác.
5. Thận trọng
- Chứng ợ nóng do bệnh lý về dạ dày thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh tim mạch. Bệnh nhân cần theo dõi triệu chứng biểu hiện. Nếu như cơn đau lan xuống hàm hoặc vai, xuất hiện chứng đau đầu nhẹ, người lo lắng bồn chồn, người bệnh nên nhanh chóng liên hệ với chuyên gia để được chẩn đoán chính xác và tư vấn giải pháp điều trị phù hợp.
- Thuốc ức chế bơm proton có thể che lấp những biểu hiện ung thư dạ dày. Do đó, cần đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc.
- Dùng Esomeprazole kéo dài có thể tăng nguy cơ viêm teo dạ dày.
- Hiện nay, các chuyên gia chưa tìm ra được ảnh hưởng của thuốc lên phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết và nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
- Esomeprazole có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nếu mẹ đang dùng thuốc trong giai đoạn cho con bú. Tùy theo tầm quan trọng của thuốc điều trị, mẹ có thể cân nhắc ngưng dùng thuốc hoặc ngưng cho trẻ bú.
- Bệnh nhân có tiền sử: bệnh gan, thận, bệnh lupus, loãng xương, nồng độ Magie trong máu thấp cũng cần đặc biệt cẩn trọng khi dùng dược phẩm trên để điều trị.
6. Cách sử dụng thuốc Esomeprazole
Dùng thuốc đúng như hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ. Thông thường, một liệu trình Esomeprazole thường kéo dài trong 4 – 8 tuần. Sau khoảng thời gian trên, nếu bệnh chuyển biến chậm, bác sĩ có thể cân nhắc đến liệu trình điều trị thứ hai. Trong quá trình dùng thuốc, bạn cần lưu ý một số điều sau để dùng thuốc đúng cách:
- Uống Esomeprazole trước khi ăn ít nhất 1 tiếng đồng hồ.
- Uống Esomeprazole nguyên viên. Không nghiền nát, nhai, phá vỡ kết cấu thuốc.
- Có thể dùng Esomeprazole song song với thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày Sucralfate. Tuy nhiên, thời điểm dùng hai loại thuốc trên nên cách nhau khoảng 30 phút.
- Dùng thuốc đúng liều quy định, kể cả khi triệu chứng bệnh của bạn đã thuyên giảm.
7. Liều dùng
Người bệnh có thể tham khảo liều dùng theo mô tả của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ để dùng thuốc đúng cách, sớm khỏi bệnh.
# Đối với người lớn:
+ Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Dùng 20 mg Esomeprazole Magnesium, uống 1 lần/ ngày, điều trị liên tục trong 14 ngày.
- Dùng 24,65 mg Esomeprazole Strontium, uống 1 lần/ ngày, điều trị trong vòng 4 tuần.
+ Bệnh viêm thực quản ăn mòn
Liều chữa trị:
- Dùng 20 đến 40 mg Esomeprazole magnesium, uống 1 lần/ ngày, điều trị liên tục trong 4 tuần.
- Dùng 24,65 – 49,3 mg Esomeprazole strontium, uống 1 lần/ ngày, điều trị liên tục từ 4 – 8 tuần.
Sau phát đồ đầu tiên, nếu bệnh không có biểu hiện thuyên giảm, bênh nhân có thể được chỉ định liều duy trì như sau:
- Dùng 20 mg esomeprazole magnesium, uống 1 lần/ ngày.
- Dùng 24,6 mg esomeprazole strontium, uống 1 lần/ ngày.
+ Bệnh trào ngược dạ dày thực quản và viêm thực quản: Tiêm tĩnh mạch 20 mg hoặc 40 mg/ lần/ ngày, điều trị tối đa trong 10 ngày.
+ Bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày: Phối hợp Esomeprazole với 2 -3 thuốc kháng sinh trị bệnh.
+ Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do dùng thuốc chống viêm không steroid:
- Dùng 40 mg Esomeprazole magnesium, uống 2 lần/ ngày.
- Dùng 49,3 mg Esomeprazole strontium, uống 2 lần/ ngày.
+ Bệnh nhân bị chứng tăng tiết axit:
- Dùng 40 mg Esomeprazole magnesium/, uống 2 lần/ ngày.
- Dùng 49,3 mg Esomeprazole strontium, uống 2 lần/ ngày.
+ Bệnh nhân bị hội chứng Zollinger-Ellison
- Dùng 40 mg Esomeprazole magnesium, uống 2 lần/ ngày.
- Dùng 49,3 mg Esomeprazole strontium, uống 2 lần/ ngày.
+ Liều dự phòng viêm loét dạ dày tá tràng:
Dùng esomeprazole sodium:
- Liều khởi đầu: 80 mg truyền tĩnh mạch trong 30 phút.
- Liều duy trì: 8 mg/ giờ truyền tĩnh mạch liên tục trong khoảng 72 giờ.
# Đối với trẻ em:
+ Điều trị trào ngược dạ dày thực quản:
Esomeprazole Magnesium:
- Trẻ từ 1 – 11 tuổi: Dùng 10 g Esomeprazole Magnesium/ lần/ ngày. Liệu trình kéo dài trong 8 tuần.
- Trẻ từ 12 – 17 tuổi: Dùng 20 mg Esomeprazole Magnesium/ lần/ ngày. Liệu trình kéo dài trong 4 tuần.
Esomeprazole Sodium:
- Trẻ từ 1 tháng – 1 tuổi: Truyền tĩnh mạch 0,5 mg trong vòng 10 đến 30 phút.
- Trẻ em từ 1- 17 tuổi, nhẹ hơn 55 kg: Truyền tĩnh mạch 10 mg trong vòng 10 – 30 phút.
- Trẻ em từ 12 – 17 tháng tuổi, nặng hơn 55 kg: Truyền tĩnh mạch 20 mg trong vòng 10 – 30 phút.
+ Điều trị viêm thực quản ăn mòn:
Trẻ từ 1 tháng đến 1 tuổi:
- Trẻ nặng 3 – 5 kg: uống 2.5 mg Esomeprazole Magnesium/ lần/ ngày.
- Trẻ nặng từ 5 – 7. 5 kg: uống 5 mg Esomeprazole Magnesium/ lần/ ngày.
- Trẻ nặng từ 7.5 – 12 kg: uống 10 mg Esomeprazole Magnesium/ lần/ ngày.
Trẻ từ 1- 11 tuổi:
- Trẻ nặng dưới 20 kg: Dùng 10mg Esomeprazole Magnesium/ lần/ ngày. Liệu trình điều trị kéo dài trong 8 tuần.
- Trẻ trên 20 kg: dùng 10mg – 20 mg Esomeprazole Magnesium/ lần/ ngày. Liệu trình điều trị kéo dài từ 4 – 8 tuần.
Xem thêm Vì Sức Khỏe Người Việt VTV2 – Chữa bệnh DẠ DÀY bằng ĐÔNG Y tại THUỐC DÂN TỘC
8. Bảo quản
- Bảo quản nơi khô ráo, tránh để thuốc nơi có ánh sáng trực tiếp hoặc nơi ẩm ướt như trong ngăn đá, nhà tắm…
- Tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Esomeprazole
Để dùng thuốc Esomeprazole an toàn, người bệnh cần lưu ý những thông tin sau:
1. Khuyến cáo
- Esomeprazole có thể gây một số vấn đề về thận. Chính vì thế, hãy thông báo cho bác sĩ nếu như bạn xuất hiện các biểu hiện như tiểu ít hơn bình thường, trong nước tiểu có lẫn máu…
- Esomeprazole có thể gây tiêu chảy. Người bệnh cần đặc biệt cẩn trọng nếu tiêu chảy nước hoặc lẫn máu trong đó.
- Esomeprazole làm tăng nguy cơ mắc bệnh Lupus hoặc khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Cần nhanh chóng liên hệ chuyên gia nếu như phát hiện trên cơ thể có các biểu hiện như nổi mẩn ở má, hoặc cánh tay, khi ra ngoài nắng, triệu chứng bệnh càng nghiêm trọng hơn.
- Dùng Esomeprazole trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ loãng xương.
- Dùng Esomeprazole hơn ba năm, người bệnh có thể bị thiếu hụt vitamin B12.
2. Tác dụng phụ của Esomeprazole
Trong quá trình dùng Esomeprazole, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ nhẹ như:
- Nhức đầu, buồn ngủ
- Tiêu chảy nhẹ
- Buồn nôn, đau dạ dày, táo bón, ợ hơi
- Khô miệng
Ở một số đối tượng, triệu chứng bệnh có thể nghiêm trọng hơn, bao gồm:
- Tiểu ít, tiểu ra máu
- Tim đập nhanh, nhịp tim rối loạn
- Run, co giật, cảm giác bồn chồn, chuột rút cơ bắp, co thắt cơ ở chân và tay
- Ho, có cảm giác nghẹn
- Co giật (động kinh)
- Tăng nguy cơ polyp dạ dày
Những thông tin vừa liệt kê trên chưa phải là danh sách đầy đủ nhất về tác dụng phụ của thuốc và không phải ai cũng xuất hiện những biểu hiện trên. Khi gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng, cần ngưng dùng thuốc và liên hệ với bác sĩ chuyên môn để tìm hướng khắc phục.
3. Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể làm làm thay đổi khả năng hoạt động của Esomeprazole, gia tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ lên cơ thể. Hãy tham khảo ý kiến người có chuyên môn nếu như bạn đang sử dụng một trong số những loại thuốc sau đây:
- Cilostazol
- Diazepam
- Clopidogrel
- Digoxin
- Thuốc chống đông máu Warfarin ( Coumadin , Jantoven );
- Thuốc chống nấm
- Thuốc điều trị HIV/ AIDS
- Erlotinib
- Mycophenolate mofetil
- Thuốc sắt (gluconate sắt , sắt fumarate , sắt sunfat , và các loại khác)
- Methotrexate
- Rifampin
- Tacrolimus
Danh sách này không liệt kê đầy đủ tất cả những thuốc có khả năng tương tác với Esomeprazole (gồm thuốc thảo dược, vitamin, thuốc kê đơn theo toa). Không phải lúc nào Esomeprazole cũng tương tác với những loại thuốc được kể trên.
Nếu đang bị bệnh dạ dày – Hãy kết nối ngay để được tư vấn cách điều trị hiệu quả
4. Cách xử lý khi dùng thiếu liều và quá liều
Dùng thiếu liều không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng có thể làm giảm đi hiệu quả cũng như thời gian điều trị. Vì thế, bệnh nhân nên uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu liều bỏ lỡ gần với liều kế hoạch, hãy bỏ qua và dùng đúng như lộ trình. Tuyệt đối không sử dụng hai liều cùng một lúc.
Trong trường hợp dùng thuốc quá liều, bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng như loạn nhịp tim, run, co giật,… cần ngưng thuốc và nhanh chóng tìm đến sự trợ giúp y khoa.
Trên đây là một số thông tin về thuốc Esomeprazole điều trị bệnh đau dạ dày phổ biến hiện nay. Để có hiệu quả trị liệu tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến từ BS chuyên khoa để lựa chọn cho đúng. Trong những trường hợp bệnh nặng hơn, hãy đi khám để được hướng dẫn phác đồ phù hợp. Chúc bạn mau khỏi bệnh!.