Thận âm hư và thận dương hư là gì? Cách cải thiện

Thận âm và thận dương là hai cơ quan quan trọng của cơ thể, giúp sinh khí mới dồi dào. Tuy nhiên, khi thận âm hư và thận dương hư, chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ suy giảm, đặc biệt là trong vấn đề chăn gối. Vì vậy, để đảm bảo hạnh phúc gia đình, bệnh nhân cần nhận biết và có hướng điều trị bệnh sớm.

Thận âm hư và thận dương hư
Thận âm hư và thận dương hư là gì? Điều trị bệnh như thế nào?

I. Thận âm hư

Thận âm hư là gì?

Theo các chuyên gia Y học cổ truyền, thận âm là cơ quan chủ về vật chất dinh dưỡng, tinh huyết, giúp cơ thể luôn luôn khỏe mạnh và dẻo dai. Đặc biệt, bộ phận này còn giúp duy trì sự cương cứng, kéo dài thời gian quan hệ ở nam giới.

Nguyên nhân gây thận âm hư

Có rất nhiều nguyên nhân gây thận âm hư ở nam và nữ. Tuy nhiên, thủ phạm tác động làm tăng nguy cơ mắc bệnh chủ yếu là do các tác nhân sau:

  • Ngũ tâm phiền nhiệt
  • Âm dịch ở thận không đủ hoặc bị khô
  • Phù dương bốc lên
  • Hỏa can ở thận

Triệu chứng thận âm hư

+ Biểu hiện thận âm hư ở nam giới

Khi bị thận âm hư, nam giới thường gặp các triệu chứng sau đây:

  • Mộng tinh, di tinh hoặc hoạt tinh
  • Tinh lực và khí lực kém
  • Chất lượng tinh trùng kém
  • Thường xuyên đau đầu, cáu gắt, đau mỏi lưng hoặc bốc hỏa

+ Biểu hiện thận âm hư ở nữ giới

Một số triệu chứng nhận biết thận âm hư ở nữ giới:

  • Cơ thể mệt mỏi
  • Thở yếu
  • Ăn uống kém, cảm giác nhạt miệng
  • Đau mỏi ở lưng, đầu gối
  • Trở nên ít nói, tinh thần uể oải
  • Hay bị rùng mình, tứ chi lạnh

Điều trị thận âm hư

Thận âm hư ở nam và nữ thường sinh ra nhiều triệu chứng khác nhau. Vì vậy, để kiểm soát triệu chứng bệnh, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc sau đây.

+ Chữa thận âm hư sinh chứng đau lưng (yêu thống)

  • Triệu chứng: Lưng và chân đau. Lưng đau dữ dội khi hoạt động, triệu chứng giảm khi nằm nghỉ. Kèm theo đau là biểu hiện hoa mắt, không nhìn rõ.
  • Cách thực hiện: Chuẩn bị 16 gram thục địa, 12 gram cao qui bản, 12 gram hoài sơn, 12 gram cẩu kỷ tử, 6 gram sơn thù, 12 gram lộc giác giao, 4 gram ngưu tất, 12 gram thủ ty tử. Tất cả các vị thuốc đem sắc uống. Mỗi ngày 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày. Với bài thuốc này, bệnh nhân uống liên tục theo chỉ định của thầy thuốc chuyên môn cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Chữa thận âm hư
Bài thuốc Đông y chữa thận âm hư gây đau lưng

+ Điều trị thận âm hư sinh chứng hư lao

  • Triệu chứng hư lao: Cơ bắp bì phu, xương tủy, tân dịch và khí huyết trong cơ thể có cảm giác đau nhức, mệt mỏi. Ngoài ra, người bệnh còn cảm giác mừng giận thất thường do tinh huyết hao kiệt.
  • Bài thuốc chữa trị: Sử dụng 240 gram qui bản, 160 gram hoàng bá, 160 gram tri mẫu, 160 gram tủy trong cột sống của lợn và 240 gram thục địa. Đem tất cả các vị thuốc này tán thành bột mịn và hoàn mật với mỗi viên 5 gram. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên. Uống liên tục trong vòng 3 tháng cho đến khi triệu chứng đau nhức ở lưng và chân giảm dần.

+ Thận âm hư gây bế kinh

  • Triệu chứng: Kinh nguyệt muộn hoặc lượng kinh ít. Có thể bị bế kinh sau đó một thời gian.
  • Chữa trị: Chuẩn bị 8 gram sơn thù, 26 gram thục địa, 12 gram cẩu kỷ tử, 8 gram đương qui, 12 gram phục linh, 12 gram đỗ trọng, 12 gram thỏ tỷ tử và 12 gram hoài sơn. Mỗi ngày 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày. Nên uống thuốc sau khi ăn tránh gây ảnh hưởng đối với hệ tiêu hóa.

+ Thận âm hư gây choáng váng

Sử dụng 12 gram đan bì, 12 gram hoài sơn, 8 gram sơn thù, 16 gram thục địa, 12 gram cúc hoa, 12 gram trạch tả và 12 gram bạch linh. Sắc thuốc, chia uống 3 lần trong ngày. Để thuốc phát huy tác dụng chữa bệnh nên uống trước khi ăn cơm hoặc vào lúc đói.

Thận âm hư nên ăn gì và kiêng ăn gì?

+ Thận âm hư nên ăn gì?

Người bị bệnh thận âm hư nên ăn các món ăn thanh mát, sinh tân dưỡng âm sau nhằm giúp đẩy nhanh tốc độ bình phục bệnh:

  • Thịt vịt:Có tác dụng bổ phần âm và giúp thanh hư nhiệt của năm tạng trong cơ thể. Vì vậy, bổ sung 2 – 3 lần trong tuần giúp cải thiện triệu chứng bệnh thận hư âm
  • Cật lợn: Giúp cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và thận như vitamin B1, vitamin A, canxi, sắt và phospho,…
  • Trứng gà:Các hoạt chất dinh dưỡng có trong trứng gà có tác dụng tư âm nhuận táo. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên ăn 1 – 2 quả trong tuần. Tốt nhất nên ăn cả lòng trắng và lòng đỏ.
  • Sò điệp: Giúp cải thiện triệu chứng thận hư, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Lươn: Có tác dụng cải thiện tình trạng lo âu, mệt mỏi và giúp tăng chất lượng tinh trùng ở nam giới

+ Thận âm hư nên kiêng ăn gì?

Bệnh nhân bị thận âm hư nên kiêng ăn các loại đồ ăn, thức uống sau:

  • Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều muối
  • Tránh xa các đồ ăn, thức uống giàu kali và phospho
  • Không nên ăn thực phẩm giàu protein
  • Tránh uống rượu, bia hoặc hút thuốc lá
Thận âm hư
Người bị chứng thận âm hư nên tránh xa rượu bia tránh bệnh chuyển nặng gây khó khăn trong việc điều trị

II. Thận dương hư

Thận dương hư là gì?

Thận dương hư hay còn gọi là Mệnh môn hỏa suy, là biểu hiện lâm sàng của nguyên dương bất túc. Theo các chuyên gia Y học cổ truyền, thận dương chủ về tinh thần. Vì vậy, cơ quan này tốt sẽ giúp cơ thể con người khỏe mạnh, ham muốn nhiều và hoạt động trở nên linh hoạt hơn.

Tuy nhiên, khi cơ quan này gặp vấn đề, mất chức năng khí hóa sẽ làm giảm tác dụng sưởi ấm dẫn đến tình trạng thủy thấp thịnh ở trong, cơ năng suy nhược. Do đó, khi bệnh nhân bị thận dương hư, bên ngoài nhìn bình thường nhưng thực chất cơ thể luôn mệt mỏi, hoạt động trở nên chậm chạp hoặc lờ đờ.

Nguyên nhân gây thận dương hư

Theo Đông y, thận dương hư chủ yếu là do các nguyên nhân sau đây gây nên:

  • Phòng dục bừa bãi
  • Dương suy
  • Mắc bệnh lâu ngày có liên quan đến thận
  • Tuổi tác cao khiến thận yếu

Đối tượng dễ mắc bệnh thận dương hư

Những đối tượng sau đây thường có nguy cơ cao mắc bệnh thận dương hư như:

  • Người thường xuyên bị căng thẳng hay stress
  • Người cao tuổi
  • Người nghiện tình dục
  • Bệnh nhân mắc bệnh béo phì hoặc bệnh sinh dục, tiết niệu
  • Người thường xuyên uống rượu, bia hoặc hút thuốc lá

Nhận biết chứng thận dương hư

Triệu chứng thận dương hư ở phụ nữ và nam giới thường không giống nhau. Cụ thể:

+ Triệu chứng thận dương hư ở nữ giới

Bệnh hình thành với các biểu hiện đặc trưng sau:

  • Đại tiện lỏng
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Phụ nữ mãn kinh sớm
  • Kinh nguyệt ít hoặc bị bế kinh
  • Ngũ canh tiết tả
  • Eo sưng phù, tiểu đêm nhiều, tiểu không hết, són tiểu hoặc mỗi lần tiểu rất ít
  • Tử cung lạnh gây khó khăn trong việc thụ thai
Thận dương hư
Chu kỳ kinh nguyệt không đều là một trong những triệu chứng nhận biết thận dương hư điển hình ở nữ giới

+ Triệu chứng thận dương hư ở nam giới

Nam giới bị thận dương yếu thường gặp các biểu hiện sau:

  • Cảm giác sợ lạnh xuất hiện kèm với triệu chứng chân tay lạnh
  • Sắc mặt tối, đầu gối, eo và lưng đau mỏi
  • Dương suy, hoạt tinh, tinh lạnh hoặc tảo tiết tinh
  • Lưỡi xuất hiện rêu trắng, có màu nhợt nhạt
  • Khi giao hợp dương vật không đủ cứng, thời gian quan hệ không dài
  • Tai ù, tóc bạc sớm, tóc dễ bị gãy rụng

Điều trị bệnh thận dương hư

Người bệnh có thể điều trị bệnh thận dương hư theo các biện pháp sau:

+ Châm cứu

Điều trị chứng thận hư bằng châm cứu giúp kiểm soát triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, liệu pháp này cần được thực hiện bởi thầy thuốc có chuyên môn. Tránh trường hợp tự ý châm cứu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nguyên tắc châm cứu thường tác động vào hư tắc bổ, nguyệt lạc, hư bổ mẫu, du mộ,… Cụ thể như:

  • Du mộ: Châm cứu ở thận du (Du huyệt số 23) và kinh môn (mộ huyệt 25)
  • Hư bổ mẫu: Kim nguyệt, huyệt Nguyên của kinh phế
  • Hư tắc bổ: Thái khê (Nguyên huyệt) hoặc Âm cốc (thủy huyệt kinh Thận)
  • Ôn bổ thận dương: Huyệt Thận du, Khí hải, Mệnh môn và Quan nguyên
Chữa thận dương hư
Điều trị thận dương hư bằng phương pháp châm cứu

+ Thuốc Đông y

Bài thuốc thận khí hoàn theo Kim quĩ yếu lược giúp ôn bổ thận dương, giúp cải thiện triệu chứng các bệnh như liệt dương, viêm thận mạn và chứng thận dương hư ở người già.

Chuẩn bị:

  • 16 – 32 gram thục địa
  • 8 – 12 gram phục linh
  • 8 – 12 gram trạch tả
  • 8 – 16 gram sơn thù
  • 4 gram phụ tử chế
  • 8 – 16 gram sơn dược
  • 2 – 4 gram nhục quế
  • 8 – 12 gram đơn bì

Cách sử dụng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang

Lưu ý:Không áp dụng bài thuốc này ở những đói tượng bị hội chứng thận âm bất túc như mạch tế sác, mỏi gối, đau lưng hay người nóng ra mồ hôi trộm,…

Người thận dương hư nên ăn gì và kiêng ăn gì?

+ Thận dương hư nên ăn gì?

Người bị chứng thận dương hư nên ăn các món ăn bổ thận sau:

  • Đậu đũa luộc hoặc hầm:Giúp bổ thận, cố tinh hoặc trị chứng di tinh di niệu
  • Cá trạch: Có tác dụng bổ thận, tráng dương. Mỗi tuần ăn 3 lần giúp chữa chứng di tinh, thận dương hư,…
  • Thịt bò hầm: Cải thiện chứng thận dương hư, lạnh chân lạnh tay, hư hàn, liệt dương hoặc ăn kém, đầy bụng,..

+ Thận dương hư kiêng ăn gì?

Bệnh nhân bị thận dương hư nên kiêng các món ăn sau:

  • Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Tốt nhất nên thay dầu ăn động vật bằng dầu thực vật. Một số loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu ô liu, dầu hạnh nhân,…
  • Kiêng ăn các loại nội tạng, thực phẩm ngọt hoặc chứa nhiều muối
  • Tránh sử dụng đồ uống có ga, chất cồn hoặc chất kích thích như bia rượu, cà phê,…
  • Tránh ăn các loại trái cây chứa nhiều kali như chuối, mận,…

Việc phát hiện và chữa trị thận âm hư và thận dương hư ngay từ đầu sẽ giúp ngăn ngừa bệnh chuyển nặng và gây biến chứng. Vì vậy, sau khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường trên cơ thể, bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra biện pháp chữa trị thích hợp.