Sau khi mổ ruột thừa nên ăn gì và kiêng gì để nhanh lành?
Ruột thừa không giữ vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa. Vì vậy, sau khi phẫu thuật người bệnh không cần kiêng cữ quá nhiều thứ. Tuy nhiên, để vết mổ mau lành và ngăn ngừa nhiễm trùng bệnh nhân cần có chế độ ăn uống hợp lý.
Ăn uống giúp cung cấp chất dinh dưỡng và duy trì sự sống cho cơ thể. Bên cạnh đó, việc ăn uống đúng cách giúp tăng khả năng làm lành và hồi phục vết thương sau khi phẫu thuật. Đồng thời, chúng còn giúp ngăn ngừa xuất hiện biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng,… Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và giúp vết mổ sớm lành sau khi mổ ruột thừa xong, bệnh nhân nên xây dựng cho bản thân kế hoạch ăn uống phù hợp.
Người sau khi mổ ruột thừa ăn gì?
Chế độ ăn sau mổ ruột thừa thường là những thực phẩm giàu chất xơ, khoáng chất và vitamin. Vì vậy, người bệnh vừa mới phẫu thuật xong nên ăn những thực phẩm sau để tăng sức đề kháng và làm tăng khả năng hồi phục bệnh.
1. Thực phẩm dễ tiêu
Mổ ruột thừa thường không có can thiệp phẫu thuật lên ống tiêu hóa . Vì vậy, ngày đầu sau khi phẫu thuật xong, bệnh nhân sẽ được truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch. Sau khi mổ 1 ngày, người bệnh có thể uống sữa và nước cháo. Sau đó, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, bệnh nhân vừa mới mổ xong nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa và dễ hấp thu. Chẳng hạn như khoai tây nghiền, sữa chua, chuối, khoai lang, bơ,…
2. Thực phẩm mềm
Sau khi mổ ruột thừa bệnh nhân nên ăn những món ăn mềm như cháo, canh, súp hoặc cơm nhão. Mục đích của việc lựa chọn những món ăn này là vì chúng dễ nuốt, dễ tiêu hóa không gây ảnh hưởng đến đường ruột.
3. Thực phẩm giàu chất xơ
Sau khi phẫu thuật ruột thừa, người bệnh nên tăng cường ăn rau củ quả để bổ sung chất xơ cho cơ thể. Thức ăn chứa chất xơ không chỉ giúp dễ tiêu, không gây ảnh hưởng đến vết mổ mà còn giúp ngăn ngừa và cải thiện triệu chứng táo bón. Bên cạnh đó, chúng còn giúp hạn chế xuất hiện biến chứng sau phẫu thuật. Bệnh nhân có thể bổ sung chất xơ thông qua các loại rau xanh, trái cây, của quả như cà rốt, rau bina,… Ngoài ra, có thể cung cấp chất xơ cho cơ thể bằng cách sử dụng ngũ cốc nguyên cám từ các loại đậu, mè đen, gạo lức,…
4. Thực phẩm chứa nhiều đạm (protein)
Protein chính là thành phần giữ vai trò thiết yếu trong việc tái tạo các tế bào mới, giúp quá trình làm lành vết mổ và hồi phục bệnh diễn ra nhanh hơn. Bệnh nhân sau mổ ruột thừa có thể sử dụng một số loại thực phẩm giàu chất đạm sau đây:
- Tôm
- Cua
- Cá: Cá thu, cá mòi, cá hồi,…
- Thịt: Thịt bò, thịt gà,
- Protein từ thực vật như đậu phụ
5. Thực phẩm giàu vitamin và kẽm
Thực phẩm giàu vitamin và kẽm thường có tác dụng hữu ích trong việc giúp vết mổ ruột thừa mau lành và không bị nhiễm trùng. Vitamin C và tiền chất của vitamin A là beta-caroten thường được các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân nên bổ sung. Bởi chúng giúp nâng cao sức đề kháng và làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn ở vết mổ. Ngoài ra, những hoạt chất vitamin này còn giúp vết mổ làm lành nhanh chóng và rút ngắn thời gian điều trị.
Một số thực phẩm chứa vitamin C và beta-caroten như:
- Bưởi
- Chanh
- Cam
- Rau ngót
- Dâu tây
- Kiwi
- Rau xanh
- Cà rốt
- Đu đủ
- Bí đỏ
- Gấc
- Khoai lang
Sau khi mổ ruột thừa kiêng ăn những gì?
Chức năng của ruột thừa cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Theo các chuyên, ruột thừa sau mổ thường không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và giúp vết mổ nhanh lành, bệnh nhân nên kiêng ăn những thức ăn, nước uống dưới đây.
1. Thức ăn nhiều dầu mỡ
Theo các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng sức khỏe, sau khi mổ ruột thừa bệnh nhân nên kiêng ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ. Nguyên nhân là do thức ăn nhiều dầu mỡ chứa lượng lớn acid béo no có giá trị dinh dưỡng kém làm tăng khả năng viêm.
Bên cạnh đó, chúng còn khiến vết thương lâu lành và suy giảm khả năng miễn dịch. Mặt khác, bổ sung thực phẩm giàu dầu mỡ có thể làm tăng tỷ lệ biến chứng, đặc biệt là gây nhiễm trùng vết mổ. Chính vì vậy, bệnh nhân không nên ăn những thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh và những món ăn chiên, xào.
2. Đồ ăn chứa nhiều đường
Người bệnh sau khi phẫu thuật ruột thừa nên hạn chế ăn thực phẩm chứa đường. Nguyên nhân là do chất ngọt dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Ngoài ra, ăn nhiều thức ăn chứa đường có thể gây kích thích đường ruột dẫn đến chứng tiêu chảy. Vì thế, bệnh nhân không nên ăn bánh kéo,, kem, mứt ngọt hoặc nước ngọt trong giai đoạn này.
3. Thức ăn cứng
Đối với bệnh nhân vừa mới mổ ruột thừa, việc ăn thức ăn cứng thường không có lợi. Bởi chúng gây khó khăn trong việc nhai và nuốt. Đồng thời còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thu và tác động xấu đến vết mổ ruột thừa. Tốt nhất, sau khi phẫu thuật, người bệnh không nên ăn bánh mì, các loại hạt, trái cây sấy khô.
4. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Ngoại trừ sữa chua lên men, người bệnh sau khi mổ ruột thừa không nên sử dụng bất kỳ các sản phẩm có liên quan đến sữa. Bởi sữa chứa lượng lớn chất béo có thể gây khó tiêu. Bên cạnh đó, việc hấp thu quá nhiều sữa sẽ tạo thành các mảng dày bám dính trên niêm mạc ruột, gây hình thành độc tố khiến vết mổ bị nhiễm trùng. Chưa kể đến, uống quá nhiều sữa có thể dẫn đến chứng táo bón. Vì vậy, bệnh nhân có thể uống sữa nhưng chỉ nên sử dụng với lượng vừa phải.
5. Thức ăn, đồ uống chứa chất kích thích
Bệnh nhân sau mổ ruột thừa không nên sử dụng thức ăn và đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê,… Bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và kéo dài thời gian lành vết mổ.
Ngoài những thực phẩm nên ăn và không nên ăn nêu trên, sau khi mổ ruột thừa bệnh nhân cũng cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Bên cạnh đó, người bệnh nên thường xuyên tái khám theo chỉ định của bác sĩ. Việc làm này sẽ giúp chuyên viên y tế theo dõi tình trạng bệnh và có hướng xử lý phù hợp.