Sabutamol là thuốc gì?

Salbutamol (còn được gọi là Albuterol) là thuốc giãn phế quản được dùng để điều trị bệnh hen suyễn, viêm phế quản mạn tính và những dạng rối loạn hô hấp khác. Salbutamol có dưới dạng ống hít, thuốc xịt phun xương, siro, viên uống và dung dịch tiêm tĩnh mạch.

Salbutamol
Salbutamol được dùng để điều trị bệnh hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, viêm phế quản…
  • Tên chung: Salbutamol (Albuterol)
  • Tên hoạt chất: Salbutamol
  • Phân nhóm: Thuốc trị hen & bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

I. Thông tin về thuốc Salbutamol

Người bệnh cần nắm rõ thông tin về Salbutamol để dùng thuốc đúng cách và đúng mục đích.

1. Thành phần chính

  • Salbutamol

2. Công dụng

Salbutamol thuộc nhóm chủ vận beta – 2-adrenergic, có công dụng giãn cơ trơn đường hô hấp, tăng lưu lượng khí đến phổi.

Salbutamol được dùng để điều trị hoặc ngăn ngừa:

  • Hen suyễn
  • Viêm phế khí quản mạn tính (COPD)
  • Bệnh khí phế thủng
  • Co thắt phế quản do tập thể dục
  • Giảm nồng độ kali trong máu.

Salbutamol có thể dùng cho những mục đích điều trị khác không được liệt kê bên trên.

3. Chống chỉ định

Không dùng Salbutamol cho những đối tượng sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn với các thành phần của thuốc.
  • Trẻ em dưới 4 tuổi.

4. Dạng và hàm lượng

Thuốc có những dạng bào chế và hàm lượng như sau:

  • Dạng uống (viên nén giải phóng chậm và viên nén giải phóng kéo dài): 2mg, 4mg
  • Dạng dung dịch khí dung: 100 microgram/ liều xịt, một bình gồm 200 liều.
  • Dạng bột khô: 200 microgram (tương đương với 100 microgram khí dung).
  • Dạng phun sương: 0.5 mg/ ml, 1 mg/ ml, 2 mg/ ml.
  • Dạng tiêm: 0,5 mg/1 ml
  • Dạng siro: 60 mg/150 ml.

5. Liều dùng

Đọc kĩ hướng dẫn được in trên nhãn dán hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia về kiêu dùng trước khi sử dụng:

  • Dung dịch hít và si-rô uống: An toàn và hiệu quả chưa được thiết lập ở bệnh nhân dưới 2 tuổi.
  • Bột hít và viên nang hít: An toàn và hiệu quả chưa được thiết lập ở bệnh nhân dưới 4 tuổi.
  • Thuốc viên: An toàn và hiệu quả chưa được thiết lập ở những bệnh nhân dưới 6 tuổi.
  • Dung dịch truyền tĩnh mạch: An toàn và hiệu quả chưa được thiết lập ở những bệnh nhân dưới 18 tuổi.
Salbutamol
Salbutamol dùng đường miệng.

Liều dùng cho người lớn:

+ Liều cho người bị hen suyễn cấp tính; tắc nghẽn phổi cấp tính và mãn tính; viêm phế quản

Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch:

  • Tiêm ống 0.5 mg dưới da. Cách 4 giờ có thể tiêm một ống (nếu cần thiết).
  • Tốc độ tiêm truyền khởi đầu ở mức 5 mcg/ phút, có thể điều chỉnh tốc độ lên 10 – 20 mcg/ phút trong 15 – 30 phút tiếp theo (tùy theo đáp ứng của bệnh nhân).

Dung dịch khí dung mũi:

  • Cho 2,5 mg Salbutamol vào máy khí dung, hít luồng sương tỏa ra trong khoảng 5 đến 15 phút, thực hiện 3 – 4 lần/ ngày.

+ Liều dùng duy trì cho người bị hen suyễn; tắc nghẽn phổi mãn tính:

Dạng bột khô hít:

  • Cho thuốc vào bình hít bột khô chuyên dụng, hít 1- 2 lần (90 – 180 mcg)/ ngày (hít bằng miệng). Mỗi lần thực hiện cách nhau 4 – 6 giờ.

Dạng viên nang hít:

  • Cho thuốc vào bình hít bột khô chuyên dụng, hít 200 mcg/ lần (hít bằng miệng). Liều dùng tối đa là 4 lần hít (800 mcg)/ ngày.

Dung dịch khí dung:

  • Cho 2,5 mg Salbutamol vào máy khí dung, hít luồng sương tỏa ra trong khoảng 5 đến 15 phút, thực hiện 3 – 4 lần/ ngày.

Dạng viên uống:

Thuốc giải phóng nhanh:

  • Uống 2 – 4 mg, dùng 3 – 4 lần/ ngày. Sau đó, tăng liều lên 8 mg/ lần/ ngày. Liều tối đa 32 mg/ ngày.
  • Đối với bệnh nhân nhạy cảm beta-adrenergic: Liều dùng ban đầu nên giới hạn từ 2 mg/ lần, dùng thuốc 3 – 4 lần/ ngày. Liều dùng có thể tăng lên 8 mg/ lần.

Thuốc giải phóng kéo dài:

  • Liều dùng ban đầu: 4 – 8 mg, dùng cách nhau 12 giờ. Liều dùng tối đa 32 mg/ ngày.
  • Đối với người có trọng lượng thấp, liều dùng ban đầu nên là 4 mg.

Dạng siro uống:

  • Liều dùng ban đầu: 2 – 4 mg, dùng 3 – 4 lần/ ngày. Có thể tăng liều lên 8 mg/ lần khi thuốc dung nạp tốt.
  • Đối với bệnh nhân nhạy cảm với thuốc kích thích beta-adrenergic: Liều dùng ban đầu nên giới hạn từ 2 mg/ lần, thực hiện 3 – 4 lần/ ngày và điều chỉnh riêng ngay sau đó.

+ Liều dùng dự phòng co thắt phế quản:

  • Dạng bột khô hít: Hít 180 mcg trước khi tập thể dục 15 – 30 phút.
  • Viên nang hít: Hít 200 mcg/ lần trong 15 phút trước khi tập thể dục.

Liều dùng cho trẻ em:

+ Liều dùng cho trẻ bị hen suyễn cấp tính; tắc nghẽn phổi cấp tính và mạn tính; viêm phế quản:

Dạng bột và viên nang hít (cho trẻ trên 4 tuổi):

  • Cho thuốc vào bình hít bột khô chuyên dụng, hít 1- 2 lần (90 – 180 mcg)/ ngày bằng đường miệng. Mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ.
  • Viên nang: Hít 200 mcg sau 4 đến 6 giờ. Liều dùng tối đa không được vượt quá 4 lần/ ngày (800 mcg).

Dung dịch dùng cho khí dung:

Trẻ từ 2 – 12 tuổi:

  • Dưới 15 kg: Khí dung 0,1 đến 0,15 mg/ kg/ liều (một lọ 3 ml liều đơn vị 1,25 mg hoặc 0,63 mg dung dịch hít). Liều tối đa không được quá 2,5 mg cho 3 – 4 lần dùng thuốc.
  • Trên 15 kg: Khí dung 2,5 mg (một lọ 3 ml liều đơn vị 0,0083%) trong khoảng 5 đến 15 phút, thực hiện 3 – 4 lần/ ngày.

Trẻ hơn 13 tuổi:

  • Dung dịch dung dịch 0,5% (5 mg / mL): Khí dung 2.5 mg, thực hiện 3 -4 lần/ ngày, mỗi lần kéo dài từ 5 – 15 phút.

+ Liều dùng dự phòng co thắt phế quản:

  • Dạng bột khô hít: Hít thuốc bằng đường miệng 2 lần (180 mcg) trước khi tập thể dục 15 – 30 phút.
  • Viên nang hít: Hít 1 lần (200 mcg) trong 15 phút trước khi tập thể dục.

+ Liều dùng dự phòng hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính

Dạng bột và viên nang hít (cho trẻ trên 4 tuổi):

  • Dạng bột: Hít thuốc bằng miệng 1- 2 lần (90-180 mcg), mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ.
  • Dạng viên nang hít: Liều cho 1 lần hít là 200 mcg. Dùng tối đa là 4 lần hít (800 mcg)/ ngày.

Dung dịch khí dung:

Trẻ từ 2 – 12 tuổi:

  • Dưới 15 kg: Khí dung 0,1 đến 0,15 mg/ kg/ liều (một lọ 3 ml liều đơn vị 1,25 mg hoặc 0,63 mg dung dịch hít). Liều tối đa không được quá 2,5 mg cho 3 – 4 lần dùng thuốc.
  • Trên 15 kg: Khí dung 2,5 mg (một lọ 3 ml liều đơn vị 0,0083%) trong khoảng 5 đến 15 phút, thực hiện 3 – 4 lần/ ngày.

Trẻ hơn 13 tuổi:

  • Dung dịch dung dịch 0,5% (5 mg / mL): Khí dung 2,5 mg trong khoảng 5 đến 15 phút, thực hiện 3 – 4 lần/ ngày.

Viên nén uống (dành cho trẻ hơn 6 tuổi):

Trẻ từ 6 -12 tuổi:

  • Thuốc giải phóng nhanh: Liều ban đầu: Uống 2 mg, ngày dùng 3 – 4 lần. Có thể tăng liều nhưng không được vượt quá 24mg/ ngày.
  • Thuốc giải phóng kéo dài: Liều ban đầu 4 mg, ngày dùng 2 lần (uống cách nhau 12 giờ). Có thể tăng liều nhưng không được vượt quá 24mg/ ngày.

Trẻ trên 13 tuổi:

  • Thuốc giải phóng nhanh: Liều ban đầu: Uống 2 – 4 mg, ngày dùng 3 – 4 lần. Có thể tăng liều nhưng liều dùng tối đa không vượt quá 32 mg/ ngày.
  • Thuốc giải phóng kéo dài: Liều ban đầu 4 – 8 mg, ngày dùng 2 lần (uống cách nhau 12 giờ). Có thể tăng liều nhưng liều dùng tối đa không vượt quá 32mg/ ngày.

Thuốc uống dạng siro

  • Trẻ từ 2 – 5 tuổi: Liều ban đầu: Dùng 0,1 mg/ kg (không vượt quá 2 mg). Ngày uống 3 lần. Có thể tăng liều lên 0.2 mg/ kg/ lần. Tuy nhiên, không được vượt quá 4 mg.
  • Trẻ từ 6 – 14 tuổi: Liều ban đầu 2mg. Ngày dùng 3 – 4 lần. Liều dùng tối đa không vượt quá 24 mg.
  • Trẻ trên 15 tuổi: Liều dùng ban đầu 2 mg – 4 mg, ngày dùng 3 – 4 lần. Có thể tăng liều lên 8 mg/ lần khi nhận thấy thuốc dung nạp tốt.

6. Thận trọng

Thận trọng dùng thuốc nếu bạn đang mắc phải một trong những vấn đề về sức khỏe sau:

  • Rối loạn nhịp tim
  • Bệnh tiểu đường
  • Cường giáp
  • Nồng độ Kali trong máu thấp
  • Bệnh tim, cao huyết áp.

Ngoài ra, cần đặc biệt thận trọng dùng Salbutamol vì thuốc có thể gây co thắt tử cung trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

7. Bảo quản

  • Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm và ánh sáng mặt trời trực tiếp.
  • Đặt thuốc xa tầm tay của trẻ em.

II. Một số lưu ý khi dùng Salbutamol

Tham khảo kĩ thông tin khuyến cáo, tác dụng phụ, tương tác thuốc, cách xử lý khi thiếu liều hoặc quá liều để dùng thuốc an toàn, tránh những rủi ro tiềm ẩn.

1. Khuyến cáo

Trước khi dùng thuốc, bạn nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe và những vấn đề sau bởi chúng có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả dùng thuốc điều trị:

Hen suyễn: Nên sớm hỏi thăm ý kiến chuyên gia nếu bệnh không tiến triển khi dùng thuốc ở liều thông thường hoặc khi đang dùng thuốc quá liều vì điều này có thể bệnh có thể chuyển biến tồi tệ hơn.

Bệnh tiểu đường: Salbutamol dùng dạng khí dung có thể làm gia tăng lượng đường trong máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu như đang bị tiểu đường, nên hỏi thăm ý kiến chuyên gia những tác động tiêu cực đến bệnh mà thuốc có thể mang lại.

Khó thở: Thuốc có thể gây khó thở, thở khò khè ở một số đối tượng. Khi bắt gặp triệu chứng trên, người bệnh nên ngừng thuốc và có biện pháp xử lý ngay lập tức.

Tim mạch: Salbutamol có thể gây biến chứng ở tim nếu như người bệnh có tiền sử tim mạch, huyết áp cao, nhịp tim bất thường.

Nồng độ Kali trong máu thấp: Salbutamol có thể làm giảm nồng độ Kali trong máu. Nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng như yếu cơ, buồn nôn, mệt mỏi…, hãy nói cho bác sĩ biết. Bằng một số xét nghiệm cụ thể, chuyên gia sẽ theo dõi được nồng độ kali trong máu.

Động kinh: Salbutamol có thể gây động kinh. Thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe để chuyên gia cân nhắc và chỉ định liều dùng phù hợp.

Bệnh tuyến giáp: Salbutamol có thể gây cường giáp (tuyến giáp tăng cường hoạt động).

Sử dụng chất chống viêm: Theo các hướng dẫn hiện hành, bạn nên dùng Salbutamol kèm với thuốc chống viêm (các Corticosteroid như beclomethasone, budesonide hoặc flnomasone) nếu như bạn đang dùng hơn 3 liều Salbutamol mỗi tuần (không bao gồm liều dùng trước khi tập thể dục).

Mang thai: Không nên dùng Salbutamol khi đang mang thai trừ khi lợi ích lớn hơn rủi ro đem lại.

Phụ nữ đang cho con bú: Người ta vẫn chưa biết chính xác liệu Salbutamol có đi vào sữa mẹ hay không. Cách tốt nhất là các bà mẹ đang cho con bú nên hỏi thăm ý kiến chuyên gia về việc có nên tiếp tục dùng thuốc hay không.

Trẻ em: Độ an toàn của thuốc Salbutamol dạng hít cho trẻ em dưới 4 tuổi và Salbutamol dạng khí dung cho trẻ dưới 5 tuổi chưa dược thiết lập. Người lớn cần theo dõi trẻ khi dùng thuốc trên điều trị. Rất hiếm khi, thuốc này có thể gây tăng động, khó ngủ và thay đổi hành vi ở trẻ em. Tuy nhiên, nếu như điều này xảy ra, liên hệ với bác sĩ để có biện pháp xử lý.

Người lớn tuổi: Người cao niên có thể gặp nhiều vấn đề về kali máu hoặc các vấn đề về tim với salbutamol. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân giảm liều lượng để nhanh chóng khắc phục triệu chứng.

2. Tác dụng phụ

Bên cạnh những lợi ích mà Salbutamol đem lại, thuốc còn gây ra một số tác dụng không mong muốn.

công dụng Salbutamol
Người bệnh có thể bị run tay, chân khi dùng Salbutamol điều trị bệnh.

Tham khảo danh sách những tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng Salbutamol điều trị:

Tác dụng phụ phổ biến:

  • Run tay, chân

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Nhịp tim nhanh, không đều, tim đập thình thịch…

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Ho
  • Khó thở
  • Khó nuốt
  • Phù mạch hoặc nổi mề đay
  • Khàn tiếng
  • Sưng lớn, phù mạch trên mặt, mí mắt, môi, lưỡi, cổ họng, tay, chân, bàn chân hoặc cơ quan sinh dục
  • Thở khò khè
  • Đỏ da
  • Khó thở
  • Phát ban trên da
  • Thở chậm hoặc không đều
  • Sưng miệng hoặc cổ họng
  • Tức ngực

Thông báo sớm với chuyên gia nếu như bạn xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Khó tiểu
  • Tăng huyết áp
  • Chuột rút
  • Chóng mặt
  • Biểu hiện giảm nồng độ kali trong máu: nhịp tim không đều, chuột rút cơ, đau cơ…
  • Nôn

Không phải bệnh nhân nào cũng gặp phải tác dụng phụ khi dùng Salbutamol. Có một số triệu chứng nhẹ, có thể biến mất sau khi dùng thuốc nhưng cũng có một số tác dụng phụ nghiêm trọng, cần sự can thiệp của người có chuyên môn ngay lập tức để tránh nguy hiểm.

Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên (kể cả triệu chứng không được liệt kê trong bài viết) ngay sau khi dùng thuốc, người bệnh nên liên hệ với chuyên gia để có biện pháp xử lý kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Salbutamol có thể gây tương tác với những loại thuốc sau đây:

  • Aminophylline
  • Atomoxetine
  • Thuốc chẹn beta (như propranolol, labetolol, nadolol, sotalol)
  • betahistine
  • Thuốc lợi tiểu (như hydrochlorothiazide, furosemide)
  • Dextroamphetamine
  • Digoxin
  • Dopamine
  • Epinephrine
  • Oxymetazoline
  • Phenylephrine
  • Pseudoephedrine
  • Thuốc giãn phế quản khác (như salmeterol, terbutaline)
  • Xylometazoline
  • Các chất ức chế monoamin oxydase (như phenelzine, tranylcypromine, moclobemide, selegiline).

Nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào trong những dược phẩm được liệt kê bên trên, bạn nên thông báo với chuyên gia. Tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn:

  • Ngừng dùng một trong những loại thuốc trên
  • Thay đổi một trong hai loại thuốc
  • Thay đổi cả hai loại
  • Để mọi thứ như cũ.

Salbutamol cũng có thể tương tác với những dược phẩm không được liệt kê bên trên. Do đó, bạn nên tham khảo với chuyên gia các loại thuốc đang sử dụng. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thuốc điều trị phù hợp nhất.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Salbutamol. Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên và chẩn đoán của bác sĩ y khoa.