Nhận biết 7 dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Ung thư dạ dày là một căn bệnh rất nguy hiểm đã lấy đi mạng sống của không ít người, đặc biệt là ở giai đoạn cuối. Nhận biết được những dấu hiệu của ung thư dạ dày giai đoạn cuối sẽ giúp cho chúng ta sớm có những hướng điều trị kịp thời.
Bắt nguồn từ những tế bào bị đột biến và phát triển thành những khối u ác tính, ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư xảy ra phổ biến nhất. Bệnh được chia thành 4 giai đoạn, nhẹ nhất là giai đoạn 0 (giai đoạn đầu) và giai đoạn IV (giai đoạn cuối). Ở mỗi giai đoạn của bệnh, cơ thể của bệnh nhân sẽ có những triệu chứng tương đương nhau, chủ yếu khác ở mức độ và tần số phát bệnh.
Nhận biết 7 triệu chứng (dấu hiệu) của ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Đối với ung thư, dù ở bất cứ cơ quan nào trong cơ thể của chúng ta thì cũng sẽ có giai đoạn cuối – giai đoạn bệnh đã nặng và có khả năng tử vong rất cao. Thông thường, bệnh nhân sẽ có tâm lý chủ quan trước những biểu hiện bất thường dạ dày, đẫn đến ung thư đã vượt qua 3 giai đoạn, tiến thẳng đến giai đoạn cuối. Lúc này, phương pháp xạ trị sẽ là phương án duy nhất và tỷ lệ tiêu diệt tế bào ung thư cũng không mấy khả quan.
Do đó, nhận biết được sớm các dấu hiệu của ung thư dạ dày giai đoạn cuối là một việc cần thiết đối với tất cả chúng ta. Các dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối bao gồm:
1- Cảm giác đau quặn bụng
Không chỉ là những cơn đau quặn bụng thi thoảng mới xuất hiện, ung thư dạ dày giai đoạn cuối khiến cho người bệnh phải chịu cảm giác đau bụng đến toát mồ hôi. Theo đó, đặc trưng của cơn đau là quặn thành từng cơn, dữ dội và thường xuyên xảy ra.
Không như cảm giác đau vùng thượng vị trước và sau bữa ăn như khi bệnh mới khởi phát, chúng ta khó có thể xác định được thời điểm mà cơn đau bụng xuất hiện. Theo thời gian, những cơn đau sẽ càng thường xuyên hơn, có thể lan ra bộ phận khác trong cơ thể và không có dấu hiệu thuyên giảm do tác dụng của thuốc giảm đau.
Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này được xác định là do sự di chuyển của các khối u lớn đến xương hoặc chèn ép lên dây thần kinh.
2- Chán ăn và khô miệng
Hầu hết bệnh nhân ung thư dạ dày đều phải đối mặt phải tình trạng gây khó chịu này, đó là cảm giác chán ăn và thường xuyên khô miệng.
Ung thư dạ dày vốn đã khiến cho sự ăn uống và tiêu hóa hàng ngày của người bệnh gặp nhiều khó khăn, vậy nên cảm giác chán ăn sẽ càng làm cho sức khỏe giảm sút rõ rệt. Các bác sĩ đã tìm ra được nguyên do dẫn đến tình trạng này, bao gồm sự tác động của các thuốc dùng trong quá trình điều trị như:
- Thuốc xạ trị
- Thuốc an thần
- Thuốc chống co thắt
- Thuốc chống trầm cảm.
Hậu quả dễ nhận thấy của sự chán ăn và khô miệng là tình trạng sụt cân không kiểm soát được và thiếu máu cấp tính rất nguy hiểm.
3- Buồn nôn và nôn
Tuy ở các giai đoạn trước của bệnh, dấu hiệu này đã xuất hiện nhưng chỉ đến khi ung thư dạ dày chuyển sang giai đoạn cuối thì buồn nôn và nôn mới trở thành triệu chứng. Lý giải cho việc này thì có thể kể đến các vấn đề dưới đây:
- Do bên trong dạ dày luôn trong trạng thái đầy hơi dưới sự kích thích và chèn ép của khối u.
- Tác dụng phụ của một số thuốc được dùng trong suốt quá trình điều trị.
- Tình trạng tâm lí bất ổn thường thấy của người bệnh như hồi hộp, lo lắng…
- Một số bệnh lý khác ở đường tiêu hóa phát sinh song song với ung thư dạ dày.
4- Táo bón và tiêu chảy
Nhiều người lầm tưởng táo bón và tiêu chảy không thể xảy ra cùng một thời điểm, tuy nhiên thực tế thì không như vậy. Cả 2 đều là biểu hiện của những bất thường tồn tại trong đường tiêu hóa. Nếu thi thoảng chúng ta bị tiêu chảy hoặc táo bón thì cũng không vấn đề gì, nhưng nếu các hiện tượng này xảy ra một cách thường xuyên thì có lẽ bạn sẽ phải chuẩn bị tinh thần cho trường hợp xấu nhất.
Đối với người bị ung thư dạ dày thì táo bón sẽ xảy ra vài lần trong tuần, do sự rối loạn ăn uống của người bệnh cũng như sự suy yếu không thể tránh khỏi của cơ bụng, sàn chậu. Ung thư dạ dày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bài tiết phân qua trực tràng.
Bên cạnh đó, quá trình điều trị bệnh bằng các loại thuốc có tác dụng giảm đau, trầm cảm, kháng Cholin sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh của ruột và dẫn đến táo bón. Ngược lại, tiêu chảy lại được hình thành bởi các nguyên nhân sau:
- Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột.
- Rối loạn chức năng tiêu hóa.
- Tác dụng phụ của các biện pháp điều trị bệnh.
Tất cả 3 lí do trên đều là hệ quả khó tránh khi một người được chẩn đoán bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối.
5- Đi ngoài ra phân đen
Phân của bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối sẽ có màu sắc đen sẫm bất thường, do khối u bị vỡ gây xuất huyết. Lượng máu này sẽ được di chuyển qua đường tiêu hóa, qua hậu môn và trở thành màu sắc khác biệt ở phân. Người bệnh ở giai đoạn đầu cũng có thể nhận biết được triệu chứng này, tuy nhiên số lần đi ra phân đen sẽ ít hơn rất nhiều so với giai đoạn cuối.
6- Sụt cân khó kiểm soát
Không chỉ ung thư dạ dày mà hầu hết những bệnh ung thư khác cũng sẽ có tác động đáng kể đến cân nặng của người bệnh. Đặc biệt là đối với dạ dày – cơ quan có chức năng chứa và tiêu hóa những gì mà chúng ta ăn vào thì việc sụt cân là một triệu chứng có thể lí giải được.
Bệnh nhân ung thư dạ dày không những bị mất đi khả năng tiêu hóa và hấp thu như người bình thường, mà còn có cảm giác không muốn ăn uống, ăn không ngon miệng. Cảm giác này kéo dài do sự tác động của khối u cũng như thuốc điều trị sẽ khiến cho người bệnh chán ăn, từ đó cân nặng sụt đi một cách nhanh chóng.
7- Thiếu máu (cấp tính)
Bên cạnh việc khối u vỡ ra gây xuất huyết thì niêm mạc dạ dày cũng đã có sự xuất huyết nhất định. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân bị ung thư dạ dày có vẻ ngoài xanh xao do thiếu máu cấp tính. Chưa dừng lại ở đó, thiếu máu còn làm cho bệnh nhân thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu và giảm đáng kể khả năng tập trung. Trong trường hợp không được bổ sung máu, ung thư dạ dày có thể nhanh chóng cướp đi sinh mạng của người bệnh.
Ngoài các triệu chứng nổi bật, ung thư dạ dày giai đoạn cuối còn có một số biểu hiện chủ quan hơn như vàng da, sốt cao, cảm giác nghẹn khi nuốt v.v…
Những dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối rất rõ ràng và dễ nhận biết. Phát hiện càng sớm, khả năng hồi phục sẽ càng cao. Để biết thêm chi tiết về bệnh cũng như cách chữa trị, người bệnh hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa qua đó có hướng điều trị phù hợp nhất.