Nên làm gì khi bị tràn dịch khớp gối nhẹ?
Tràn dịch khớp gối nhẹ xảy ra khi lượng dịch trong khớp gối tăng dần một cách bất thường. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở năng và kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy nên làm gì khi bị tràn dịch khớp gối nhẹ?
Tổng quan về bệnh tràn dịch khớp gối nhẹ
Trong ổ khớp chứa một lượng nhỏ dịch có tác dụng nuôi dưỡng sụn khớp, bôi trơn và làm giảm quá trình ma sát. Khi chịu quá nhiều áp lực do trọng lượng cơ thể gây ra, bị chấn thương hoặc bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, khớp gối sẽ bị tổn thương. Khi đó trong khớp, lượng dịch sẽ tăng lên một cách bất thường, thay đổi tính chất và dẫn đến tràn dịch khớp gối. Bệnh xảy ra khiến khớp gối và những vùng da xung quanh sưng to, có dấu hiệu viêm và đau nhức dữ dội. Chức năng di chuyển và vận động của bệnh nhân sẽ giảm, gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Chúng ta có thể dễ dàng chẩn đoán bệnh lý thông qua quá trình khám lâm sàng. Trong trường hợp bị tràn dịch khớp gối nhẹ, nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhân sẽ dễ dàng loại bỏ bệnh lý và những triệu chứng khó chịu đi kèm. Ngược lại bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không sớm kiểm soát và điều trị kịp thời.
Triệu chứng
Khi mắc bệnh tràn dịch khớp gối nhẹ, bệnh nhân sẽ gặp phải một số triệu chứng điển hình sau:
Sưng khớp
Khi bị tràn dịch khớp gối, một hoặc cả hai đầu gối của bạn sẽ sưng hơn mức bình thường và có dấu hiệu ửng đỏ.
Cứng khớp
Khi xuất hiện lượng dịch dư thừa, khớp gối sẽ bắt đầu co cứng gây khó khăn trong việc ngồi, duỗi thẳng chân, cong chân hoặc đi lại. Khi đó, chườm đá là một phương pháp chữa bệnh tạm thời có thể giúp bạn vừa giảm tình trạng co cứng khớp vừa giảm tình trạng sưng. Bên cạnh đó việc chườm đá sẽ giúp người bệnh thư giản các cơ ở đầu gối. Điều này giúp các hoạt động của bạn được thực hiện một cách dễ dàng hơn.
Đau khớp
Đau khớp là triệu chứng điển hình có thể giúp bạn nhận biết bệnh tràn dịch khớp gối nhẹ. Khi mang vác vật nặng, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhiều hơn. Nếu nghỉ ngơi triệu chứng này sẽ giảm dần và biến mất. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân khi bị tràn dịch khớp gối nhẹ sẽ không xuất hiện triệu chứng đau nhức.
Bầm tím
Khớp gối là nơi thường xuyên bị tổn thương khi phải hứng chịu trọng lượng của cơ thể. Khi bị tràn dịch khớp gối nhẹ, ngoài triệu chứng đau nhức, vùng da xung quanh khớp gối còn bị bầm tím ở mặt trước, có khi ở cả hai bên và phía sau khớp gối.
Nguyên nhân
Bệnh tràn dịch khớp gối nhẹ xuất hiện có thể là do những nguyên nhân sau:
Chấn thương
Một số chấn thương do chơi thể thao quá sức có thể gây tràn dịch khớp gối nhẹ. Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện do một số chấn thương sau: Va đập mạnh do ngã xe, hoạt động sai tư thế, tai nạn lao động khiến sụn khớp bị tổn thương, vấp ngã cầu thang, đứt hoặc giãn dây chằng chéo trước, gãy xương, rách sụn chêm…
Nhiễm khuẩn
Bệnh tràn dịch khớp gối nhẹ xuất hiện do cơ thể bị nhiễm một số tác nhân gây hại sau: Vi nấm, virus, vi khuẩn lao, vi khuẩn Mycoplasma.
Bệnh lý về khớp
Một số bệnh lý về xương khớp hoặc một số bệnh mãn tính có thể kéo theo nhiều hậu quả xấu và dẫn đến bệnh tràn dịch khớp gối. Một số bệnh lý được xem là nguyên nhân gây bệnh gồm: Viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, gout, nhiễm trùng khớp, nang bao hoạt dịch khớp, viêm bao hoạt dịch khớp và một số bệnh lý liên quan đến rối loạn đông máu.
Yếu tố rủi ro
Một số yếu tố rủi ro có thể gây ra bệnh tràn dịch khớp gối:
- Tuổi tác: Càng lớn tuổi, bệnh tràn dịch khớp gối và một số bệnh lý về cơ xương khớp khác càng dễ xuất hiện.
- Nghề nghiệp: Những người thường xuyên làm công việc mang vác vật nặng hoặc làm vườn thường có nguy cơ tích tụ chất lỏng ở khớp gối nhiều hơn so với những người bình thường.
- Cân nặng: Việc có cân nặng dư thừa sẽ tạo áp lực lên hai khớp gối dẫn đến tổn thương và gây ra tình trạng thoái hóa khớp. Lâu ngày tình trạng thoái hóa sẽ sinh ra chất lỏng và dẫn đến bệnh tràn dịch khớp gối.
- Tình trạng sức khỏe: Viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp có thể gây ra một số bệnh lý liên quan đến đầu gối, trong đó có bệnh tràn dịch khớp gối nhẹ.
Nên làm gì khi bị tràn dịch khớp gối nhẹ?
Khi nhận thấy khớp gối có dấu hiệu bị tràn dịch, sưng và đau nhức, bệnh nhân cần thực hiện một số biện pháp chăm sóc thật cẩn thận. Đây là điều này vô cùng cần thiết. Một số biện pháp chăm sóc khi bị tràn dịch khớp gối nhẹ gồm:
- Ngưng vận động và di chuyển. Thay vào đó hãy nghỉ ngơi. Bởi càng đi lại nhiều, càng vận động nhiều càng gây áp lực lên khớp gối. Đồng thời làm tăng tình trạng tràn dịch khiến khớp gối càng phù nề và càng sưng to hơn.
- Người bệnh nên để chân cao hơn tim. Điều này vừa giúp bạn giảm sưng, vừa giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
- Chườm đá lên đầu gối khoảng 20 phút. Điều này sẽ giúp bạn làm giảm triệu chứng sưng và nhức. Lưu ý, người bệnh cần cho đá vào túi nilong hoặc khăn ấm. Bệnh nhân không nên đặt đá trực tiếp vào vị trí bị bệnh.
Ngoài ra, khi bị tràn dịch khớp gối nhẹ, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra. Đồng thời áp dụng những phương pháp điều trị chuyên sâu theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ khám cẩn thận. Sau đó dựa vào kế quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất. Khi đó người bệnh có thể sử dụng những loại thuốc tân dược, chọc hút dịch khớp, phẫu thuật, phẫu thuật nội soi, vật lý trị liệu hoặc điều trị tràn dịch khớp tại nhà.
Tràn dịch khớp gối nhẹ nên uống thuốc gì?
Bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối nhẹ có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị sau:
- Các loại thuốc giảm đau và thuốc chống viêm
- Sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp bị nhiễm trùng
- Thuốc Corticosteroid sử dụng thông qua đường miệng hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối. Điều này sẽ giúp bạn giảm viêm và tạm thời làm giảm áp lực lên khớp gối.
Phẫu thuật nội soi khớp gối
Phẫu thuật nội soi khớp gối là phương pháp điều trị có khả năng xâm lấn ở mức tối thiểu lên khớp. Phương pháp này sẽ giúp người bệnh kiểm tra bệnh lý. Đồng thời điều trị những tổn thương bằng cách đưa trực tiếp máy nội soi vào khớp thông qua một vết mổ nhỏ. Thông thường thủ tục nội soi sẽ được thực hiện thông qua quá trình tái tạo ACL.
Vật lý trị liệu
Một số phương pháp vật lý trị liệu (châm cứu, sử dụng tia hồng ngoại, chườm ngải…) có thể giúp bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối làm dịu tình trạng đau nhức, xơ cứng khớp. Đồng thời giúp người bệnh ngăn ngừa sự phát triển và làm giảm tình trạng viêm, thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Mỗi bài tập vật lý trị liệu sẽ được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại. Điều này sẽ giúp quá trình điều trị của bạn trở nên suôn sẻ hơn, giúp tăng cường hệ cơ ở vùng đầu gối, giúp giảm tình trạng viêm, sưng và đau nhức. Đồng thời cải thiện khả năng vận động của khớp gối
Phẫu thuật
Trong trường hợp tràn dịch khớp gối nhẹ, các bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để thực hiện chọc và hút chất dịch ra bên ngoài. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp điều trị tạm thời bởi dịch khớp sẽ xuất hiện lại trong một thời gian ngắn.
Nếu người bệnh không thể đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật cho bạn. Trong trường hợp này phẫu thuật cắt bỏ bursa có thể là biện pháp cần thiết cho bệnh nhân đang bị tràn dịch khớp gối. Nếu bệnh tình phát triển đến một mức độ nghiêm trọng, nặng nhất hoặc khớp gối đã bị phá hủy, bệnh nhân cần phải tiến hành phẫu thuật thay khớp gối.
Biện pháp khắc phục tại nhà
Bên cạnh những biện pháp điều trị chuyên sâu theo sự hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh có thể hỗ trợ quá trình điều trị tràn dịch khớp gối nhẹ bằng cách áp dụng những phương pháp tự chăm sóc tại nhà.
Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà như sau:
- Khi đầu gối bị sưng, đau, người bệnh cần tránh mang vác hoặc làm công việc nặng. Thay vào đó hãy nghỉ ngơi. Nếu triệu chứng sưng và đau nhức xuất hiện trong một thời gian dài, người bệnh cần xem xét bỏ qua các công việc và những bài tập thể thao vất vả hoặc thường xuyên phải sự dụng những động tác liên quan đến đầu gối.
- Thực hiện chườm đá 2 – 3 lần/ngày. Mỗi lần từ 15 – 20 phút.
- Sự dụng thuốc không kê đơn (OTC) để làm giảm tình trạng đau nhức như: Acetaminophen (Tylenol)
- Nếu thừa cân người bệnh nên cố gắng giảm cân bằng cách áp dụng chế độ ăn uống khoa học theo sự hướng dẫn của chuyên khoa. Việc duy trì mức cân nặng hợp lý sẽ giúp bạn làm giảm các áp lực không cần thiết lên đầu gối
- Sử dụng thực phẩm tốt cho người bị tràn dịch khớp gối
- Thường xuyên luyện tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, không gây áp lực lên đầu gối như: Thể dục nhịp điệu dưới dưới, bơi lội…
Bệnh tràn dịch khớp gối nhẹ hoặc nặng đều không thể khỏi nếu không được điều trị. Bên cạnh đó việc không điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: Xơ cứng khớp, dính khớp, phá hủy khớp do hút dịch khớp nhiều lần gây nhiễm trùng, tàn phế, bại liệt. Chính vì thế, người bệnh cần sớm đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị đúng cách. Thời gian phục hồi tràn dịch khớp gối sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và các phương pháp điều trị bệnh.
Bài viết trên đây là thông tin về vấn đề “Nên làm gì khi bị tràn dịch khớp gối nhẹ?”. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để được kiểm tra mức độ phát triển bệnh lý. Đồng thời liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý thích hợp tránh gây nguy hiểm và những rủi ro không mong muốn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán bệnh lý và những phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.