Đinh lăng nếp
Đinh lăng nếp là một vị thuốc quý chữa bệnh được lưu truyền từ xưa đến nay. Thảo dược này mang đến nhiều công dụng với sức khỏe như giúp an thần, bổ trợ giấc ngủ, giảm đau nhức xương khớp, tráng dương… Cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại cây được mệnh danh chữa được bách bệnh trong bài viết dưới đây:
Nhận biết đinh lăng lá nếp
Đinh lăng hay cây gỏi cá, nam dương sâm (trên khoa học là Polyscias fruticosa). Dược liệu thuộc loại cây nhỏ trong chi Đinh lăng (tên tiếng Anh là Polyscias), họ Araliaceae – Cuồng. Đinh lăng được trồng rộng rãi làm cảnh cũng như làm thuốc trong y học cổ truyền.
Hình dáng ây nhỏ, có chiều cao khoảng 1-2 mét. Dáng lá kép hình lông chim, thường mọc so le với nhau viền có răng cưa nhỏ. Đinh lăng có hoa màu trắng xám hoặc màu lục nhạt. Trái cây đinh lăng dẹt màu trắng ngả bạc. Theo nhiều nghiên cứu y học trong đó có của GS Ngô Ứng Long – Học viện Quân y thì Đinh lăng có họ cùng với nhân sâm.,
Địa hình phân bố của cây
Loại cây này được tìm thấy nhiều tại các tỉnh phía Nam của Trung Quốc cũng như các tỉnh thành miền núi, trung du phía Bắc Việt Nam gồm: Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang,…
Bộ phận có thể sử dụng của cây gồm lá cây (có thể ăn sống), củ và rễ dùng làm dược liệu. Với nhiều lợi ích, loại cây này được trồng rộng rãi ở Việt nam.
Phân loại cây đinh lăng
Cây đinh lăng có nhiều loại, có thể phân biệt chúng theo những đặc tính dưới đây:
- Đinh lăng nếp hay còn gọi là đinh lăng lá nhỏ (sâm Nam Dương): có công dụng cao nhất trong việc chữa bệnh và được dùng rộng rãi như một loại dược liệu.
- Đinh lăng lá to với tên gọi khác là đinh lăng ráng hoặc đinh lăng tẻ. Lá của loại này to và dày hơn đinh lăng nếp.
- Đinh lăng đĩa với hình dáng lá to và tròn,độ dày lớn có răng cưu ở mép lá.
- Đinh lăng lá răng: chỉ thường được dùng làm cảnh, có phần lá nở to, tách múi
Đặc điểm đinh lăng lá nếp. Cách phân biệt đinh lăng nếp và đinh lăng tẻ
Đinh lăng nếp và lá tẻ là hai loại dễ nhầm lẫn với nhau. Dưới đây là các đặc điểm để phân biệt 2 loại cây đinh lăng này:
- Đinh lăng nếp:
Thân cây nhẵn không có gai nhọn, chiều cao lên tới 1,5m. Lá cây dáng nhỏ hơn, có phần mép không đều. Từ bẹ lá đến ngọn có chiều dài từ 20-40cm. Lá dùng như một loại rau sống ăn kèm. Rễ cây có vị ngọt nhẹ, mùi thơm tỏa ra. Củ rễ thường giòn dễ bẻ gãy.
- Đinh lăng tẻ lá to
Cây đinh lăng lá có đặc điểm lá như mũi mác, xếp cân đối và không xẻ thùy hình chân chim như lá nếp. Loại này thường gây nhầm lẫn với giống đinh lăng lá nhỏ, do phần thân và rễ rất giống nhau, lá non lúc mới mọc cũng nhiều nét tương đồng
Rễ khô và cứng, khó gáy,vị khô không ngọt và không có mùi thơm.
Đinh lăng nếp có tác dụng gì?
Nhiều nghiên cứu khoa học đã phân tích và chứng minh trong đinh lăng chứa các loại acid amin tốt gồm methionin, lyzin, xystei, cùng hàng loạt những hoạt chất rất có lợi cho sức khỏe như glucozit, tanin, alcaloit, saponin, flavonoit, vitamin B1.
Tính vị của đinh lăng theo y học cổ truyền: vị ngọt, tính bình, quy đi vào kinh phế, tỳ và thận. Rễ của cây đinh lăng giúp bồi bổ khí huyết, giải độc, lợi sữa cho mẹ bầu, cải thiện tình trạng chậm phát dục, bồi bổ cơ thể, tốt cho người bị suy nhược thần kinh và tăng cường thể chất.
Bên cạnh đó cây đinh lăng nếp còn mang đến những công dụng chữa bệnh có thể kể đến:
– Chữa bệnh khớp: sưng đau xương khớp, thấp khớp, viêm khớp, bệnh GOUT…
Đinh lăng với công dụng giảm đau rất tốt cho việc hỗ trợ trị bệnh gút, đẩy lùi chứng đau mỏi lưng.
– Lá đinh lăng có thể giã nát hoặc nghiền nhỏ để đắp trên vết thương. Việc này để ngăn chặn sưng, viêm. Nước đun từ rễ còn lợi tiểu, an thần, kích thích ra mồ hôi cho người đang cảm, sốt. Người hen suyễn cũng có thể sử dụng.
– Giúp cho các mẹ bầu đang tắc sữa, mất sữa có sữa về.
– Tăng cường thể lực và sức khỏe toàn diện nhờ công dụng bồi bổ cho cơ thể. Nam giới muốn cải thiện sinh lý có thể dùng rượu ngâm rễ đinh lăng.
– Một số thảo dược như hà thủ ô, hoàng tinh… dùng kết hợp với đinh lăng giúp trị bệnh thiếu máu vô cùng hiệu quả
Tìm hiểu về cách sử dụng đinh lăng nếp
Với cây đinh lăng nếp, bộ phận sử dụng để chữa bệnh gồm lá, củ, rễ và thân. Bạn đọc có thể áp dụng một số cách sơ chế cũng như sử dụng đinh lăng nếp tùy thuộc vào mục đích chữa bệnh dưới đây:
- Đinh lăng nếp ngâm rượu: Dùng rễ phơi khô, mỗi lần từ 1- 4 g, đối với thân, rễ, lá.. Đối với phần cành mỗi lần lấy 30-50 g, dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.
- Bài thuốc giúp vết thương nhanh lành, giảm sưng, đau cơ khớp: Sử dụng một nắm lá đinh lăng rửa sạch, giã nhuyễn sau đó đắp lên vết thương, chỗ sưng đau.
- Chữa mề đay và mẩn ngứa ngoài da: chuẩn bị 10 gram lá đinh lăng rửa sạch, ngâm nước muối rồi sắc với 200ml nước. Sử dụng nước để uống.
Bên cạnh đó đinh lăng nếp cũng được coi là một vị thuốc. Một số bài thuốc chữa bệnh từ y học cổ truyền có sử dụng đinh lăng như:
- Cho người bị thiếu máu: 100 gram mỗi loại: rễ đinh lăng, thục đia, hà thủ ô và 20 gram tam thất. Sơ chế rửa sạch các nguyên liệu trên sau rồi tán bột lấy 100 gram bột trên sắc nước uống.
- Chữa tê khớp, GOUT: 20g – 30g phần thân đinh lăng (hoặc kết hợp với cúc tần, cam thảo dây, rễ cây xấu hổ) sắc nước. Chia phần nước thành nhiều lần uống trong ngày.
- Chữa bệnh gan: 12 gram mỗi loại: rễ đinh lăng, rễ cỏ tranh, biển đậu, 8 gram nghệ. Các nguyên liệu trên rửa sạch để ráo và nấu lấy nước sắc uống.
- Chữa các bệnh sinh lý ở nam giới: rễ đinh lăng, cám nếp, kỷ tử mỗi loại lấy 12gr, trâu cổ, ban long mỗi loại 8gr, 6gr sa nhân. Sử dụng để sắc nước uống trong vòng 1 tháng.
- Các bệnh ho, hen suyễn: lấy mỗi loại 8gr rễ đinh lăng, rau tần dày lá, đậu săng, nghệ vàng, tang bạch bì, 6gr xương bồ, 4gr gừng khô. Cho các dược liệu vào nấu cùng 600ml nước, cho đến khi cạn lấy khoảng 250ml. Mỗi ngày chia uống 2 lần.
- Cải thiện chức năng thận: Cá dược liệu gồm lá đinh lăng, cây xấu hổ, rau ngổ mỗi loại 40gr. Râu ngô, xa tiền thảo lấy mỗi vị 20g. Đem các nguyên liệu này lên sắc nước uống chia thành nhiều lần trong ngày.
- An thần, trị mất ngủ: lá đinh lăng nếp và tang diệp 20gr mỗi vị. Lá vông, liên nhục 16g, kết hộ cùng tâm sen 12g. Rửa sạch sắc nước, chia thành 2 phần uống trong ngày.
Lưu ý cần nhớ khi sử dụng cây đinh lăng chữa bệnh
Để sử dụng đinh lăng nếp một cách hiệu quả nhất, bạn đọc nên ghi nhớ một vài lưu ý sau: Cần sử dụng cây đinh lăng có tuổi đời từ ít nhất từ 3 năm trở lên. Cây có tuổi từ 3-5 là hiệu quả nhất. Với các cây non dược tính yếu không phát huy được công dụng chữa bệnh. Cây già thì rễ đã lão hóa,ít các chất dinh dưỡng hơn.
Cần sử dụng đúng liều lượng, tuyệt đối không dùng với liều cao bởi có thể gây nên hiện tượng tác dụng phụ của saponin là phá huyết dẫn đến tình trạng mệt mỏi, tiêu chảy, nôn mửa. Ngoài ra,nhiều người cũng dễ dàng gặp phải tình trạng hoa mắt chóng mặt khi dùng quá liều.
Cẩn trọng và tránh sử dụng cho các đội tượng là phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh gan mật.
Trên đây là những công dụng của cây đinh lăng nếp và cách sử dụng đúng đem lại hiệu quả cao. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có cho mình những kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.