Da bị nứt nẻ ở tay chân do nguyên nhân nào? Xử lí ra sao?
Da bị nứt nẻ ở tay chân là tình trạng không hiếm gặp, thường xảy ra nhiều vào mùa đông khi thời tiết hanh khô. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh da liễu mãn tính như viêm da cơ địa, á sừng… Do đó người bệnh không nên chủ quan và có tâm lý coi thường triệu chứng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân da bị nứt nẻ và cách điều trị hiệu quả bằng thảo dược thiên nhiên.
Dấu hiệu nhận diện tay chân bị nứt nẻ
Không khó để nhận biết tình trạng tay chân bị nứt nẻ. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ khác nhau mà có thể nhận biết nứt nẻ tay chân qua một số dấu hiệu như:
- Có cảm giác khô da, đôi khi ngứa nhẹ, độ nhạy cảm ngoài da cũng tăng lên. Đây là những dấu hiệu thường gặp ở người bị nứt nẻ da nhẹ.
- Những trường hợp nặng hơn, da của bệnh nhân thường khô ráp. Bề mặt da cũng rải rác những vảy da, có một số vết nứt.
- Một số trường hợp thương tổn nặng trên bề mặt da có thể khiến da trở nên thô ráp, khó chịu, thúc đẩy viêm da và một số bệnh ngoài da khác.
Những nguyên nhân khiến da bị nứt nẻ ở tay, chân
Có khá nhiều nguyên nhân khiến cho tay chân bị nứt nẻ, khó chịu. Đa số thường liên quan trực tiếp đến môi trường sống, thói quen sinh hoạt hoặc do một số bệnh lý về da. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến tay chân bị nứt nẻ.
- Tay, chân là những vùng da ít được bảo vệ hơn cả trên cơ thể và liên tục phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Do đó khi khí hậu thay đổi thất thường, môi trường ô nhiễm dễ khiến vùng da tay, chân bị tổn thương, mất nước và trở nên khô rát.
- Những người có đặc thù công việc mà tay chân thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, các loại chất tẩy, dung môi, sơn… dễ gặp phải tình trạng tay chân nứt nẻ.
- Tác động của quá trình lão hóa cũng khiến da tay, chân dễ bị nứt nẻ do thiếu collagen, mất nước.
- Lạm dụng các thiết bị sưởi, điều hòa khiến da khô và dễ nứt nẻ.
- Một số trường hợp khô da, nứt nẻ tay chân liên quan đến những thói quen trong sinh hoạt, đời sống. Thường gặp nhất là những trường hợp chăm sóc da không đúng cách, thường xuyên sử dụng nước nóng, tắm quá lâu,…
- Một số bệnh lý về da như: viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc cũng có thể gây nên tình trạng da khô và tay chân bị nứt nẻ. Đặc biệt là căn bệnh viêm da cơ địa.
Điều trị và chăm sóc tay chân bị nứt nẻ
Tình trạng tay chân bị nứt nẻ nếu không xử trí đúng cách rất dễ bị tái đi tái lại. Do đó những trường hợp mới khởi phát các triệu chứng cần phải chú ý thăm khám, xử trí sớm để tránh ảnh hưởng không mong muốn. Song song với điều trị, bệnh nhân cũng cần kết hợp các biện pháp chăm sóc da phù hợp để có kết quả tối ưu nhất.
Điều trị bằng thuốc Tây y
Với tình trạng tay, chân bị nứt nẻ thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc có công dụng làm ẩm, mềm da. Đồng thời có thể kết hợp một số loại kem trị nẻ chuyên dụng để làm giảm triệu chứng khô nứt.
Ngoài ra, một số loại thuốc kháng viêm, giảm ngứa có thể được kê đơn kèm theo để chống viêm nhiễm và ngăn chặn nhiễm trùng.
Trường hợp các vùng tay, chân nứt nẻ bị nhiễm trùng, mưng mủ bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thêm kháng sinh.
Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc Tây y để trị chứng nứt nẻ tay chân, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ và liều lượng được bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng bất cứ loại thuốc nào để tránh nguy cơ tác dụng phụ nguy hiểm.
Chữa nứt nẻ tay chân bằng Đông y
Theo Đông y, tình trạng da bị nứt nẻ xảy ra do cơ thể nhiễm phải phong hàn, hoặc phong thấp. Lâu ngày sinh ra huyết táo, không sinh dưỡng được da, khiến da mất nước, khô và nứt nẻ. Ngoài ra, chứng nứt nẻ chân tay còn có thể do căn bệnh viêm da cơ địa gây ra. Đông y còn gọi là can tiễn hoặc ngưu bì tiễn.
Để điều trị hiệu quả triệu chứng này, Đông y sử dụng kết hợp các bài thuốc có công dụng khu phong, thanh nhiệt, bổ huyết để loại bỏ từ gốc căn nguyên gây bệnh.
Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc Nam đột phá điều trị hiệu quả triệu chứng nứt nẻ tay chân
Được nghiên cứu và bào chế độc quyền bởi các chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Thuốc dân tộc, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang là giải pháp toàn diện, giúp đẩy lùi tình trạng nứt nẻ tay chân và phục hồi làn da khỏe mạnh.
Thanh bì Dưỡng can thang đã được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 giới thiệu tới đông đảo khán giả truyền hình trong số phát sóng ngày 17/11/2019.
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang kế thừa những giá trị tinh hoa từ 20 bài thuốc cổ phương quý giá, tuân thủ nghiêm ngặt cơ chế điều trị từ gốc của Y học cổ truyền. Trải qua hơn 3 năm nghiên cứu miệt mài, các chuyên gia đã thử nghiệm và chọn lọc ra 30 vị thuốc quý và phối kết hợp chúng với nhau theo công thức tỉ lệ “vàng” để cho ra đời 3 dạng bào chế.
Thuốc ngâm rửa
- Thành phần: Khổ sâm, Sài đất, Đơn đỏ, Ích nhĩ tử, Ô liên rô, Mò trắng, Trầu không…
- Công dụng: Làm sạch, sát khuẩn vùng da nứt nẻ.
Thuốc bôi
- Thành phần: Hồng hoa, Kim ngân hoa, Tang bạch bì, Mật ong, bí đao, Đương quy
- Công dụng: Cấp ẩm, làm mềm da, chống khô nứt, giảm tình trạng nứt nẻ, ngứa ngáy da, sát khuẩn, chữa lành tổn thương, phục hồi và tái tạo da từ lớp biểu bì sâu.
Thuốc uống
- Thành phần:Tang bạch bì, Bạch linh, Dạ dao đằng, Thổ phục linh, Kim ngân hoa, Hồng hoa, Đơn đỏ, Bồ công anh, Huyết đằng, Sa sâm, Phòng phong, Đan sâm…
- Công dụng: Giải độc, tiêu viêm, khu phong, thanh nhiệt, ổn định cơ địa, điều hòa nội tiết, tăng cường thể trạng và sức đề kháng cho bệnh nhân.
Sự kết hợp độc đáo của bộ 3 chế phẩm trong bài thuốc đã mang đến tác động kép ưu việt, không chỉ điều trị bệnh từ căn nguyên gốc rễ bên trong cơ thể, mà còn điều trị tại chỗ ở vùng da tay chân bị nứt nẻ. Nhờ đó mang đến hiệu quả cao và toàn diện.
Qua nhiều năm đưa vào điều trị thực tế, tính đến tháng 10/2019 đã có 3597 bệnh nhân điều trị thành công nhờ bài thuốc này.
Đặc biệt, Thanh bì Dưỡng can thang có thành phần 100% dược liệu sạch tự nhiên, đạt chuẩn GACP-WHO đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người bệnh.
Chăm sóc vùng da bị nứt nẻ tại nhà
Bên cạnh việc điều trị tích cực, bệnh nhân cần lưu ý điều chỉnh lối sống, sinh hoạt và chú trọng chăm sóc da hàng ngày để phòng tránh tình trạng nứt nẻ tái phát.
- Rửa tay chân, tắm với nước ấm, tránh sử dụng nước nóng để không gây khô và kích ứng da.
- Không vệ sinh da quá lâu, chỉ cần từ 10 – 15 phút là đủ.
- Sau khi vệ sinh da ở tay, chân cần chú ý lau khô da tay nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh trên vùng da bị khô, nứt nẻ.
- Khi đã vệ sinh da xong, bạn có thể áp dụng các biện pháp dưỡng ẩm theo hướng dẫn của bác sĩ để da được sạch.
- Uống đủ nước mỗi ngày, từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày (tương đương khoảng 8 ly nước).
- Bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu vitamin A, C, D, E,… Có thể bổ sung các loại vitamin này qua một số loại hạt, rau quả, những thực phẩm như cá, thịt,…
Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho những chẩn đoán, hướng dẫn điều trị và đơn thuốc của bác sĩ điều trị. Bệnh nhân cần chú ý thăm khám và điều trị sớm để đạt được kết quả tốt nhất.