Cây bách giải

Cây bách giải từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong dân gian như một loại thuốc quý. Tên gọi bách giải bắt nguồn từ công dụng chữa được nhiều bệnh của nó, bách có nghĩa là trăm, giải là chữa trị, vì vậy cây bách giải có thể chữa trị được rất nhiều bệnh.

Cây bách giải có tên khoa học là Celastrus hindsii
Cây bách giải có tên khoa học là Celastrus hindsii

1/ Tên gọi, chủng loại

Tên khác: cây xạ đen, cây bìm bịp, cây ưu độn thảo, cây xương khỉ, cây mảnh cộng, cây bạch vạn hoa, cây đồng triều, cây đơn lá chè.

Tên khoa học: Celastrus hindsii.

Họ: cây bách giải thuộc họ cây gối có họ khoa học là Celastraceae.

2/ Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Cây bách giải là một loại cây dây leo thân gỗ, thường mọc thành từng búi và rất dễ trồng. Thân cây bách giải dài khoảng 3 – 10m, cành cây có màu xám nhạt, không có lông khi non, về già cành cây sẽ chuyển sang màu nâu, có lông cuối cùng sẽ có màu xanh.

Lá cây bách giải giống như lá trà xanh nhưng to, dày và đậm màu hơn lá chè. Phiến lá cây bách giải có hình bầu dục xoay ngược, thường có 5 -7 cặp gân phụ, cuống lá dài khoảng 5 -7mm. Lúc còn non lá bách giải có màu đỏ tía và răng cưa xung quang viền lá, khi già đi răng cưa cũng biến mất và lá chuyển sang màu xanh.

Hoa bách giải có màu trắng và thường nở thành từng chùm ở nách lá hoặc ngọn cây vào tháng 3 -5, mỗi chùm hòa dài 5 – 10 cm. Quả bách giải có hình trứng dài khoảng 1cm, hạt có màu hồng và ra vào tháng 8- 12.

Phân bố

Trên thế giới cây bách giải phân bố nhiều nhất ở các tỉnh của Trung Quốc như Quảng Đông, Phúc Kiến, Quảng Tây, Vân Nam và một số nước khác như Ấn Độ, Malaysia. Tại Việt Nam, cây bách giải có nhiều ở khu vực Hòa Bình.

3/ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: thân và lá cây bách giải được sử dụng để chữa bệnh.

Thu hái: cây bách giải thường mọc hoang ở những vùng đồi núi và được người dân hái về làm thuốc.

Chế biến: bách giải sau khi hái về đem rửa sạch và phơi khô sẽ sử dụng được lâu hơn.

Bảo quản: sau khi chế biến xong, cất cây bách giải vào túi kín, để nơi khô ráo thoáng mát, thỉnh thoảng đem ra phơi lại để tránh bị hư hỏng.

4/ Thành phần hóa học

Trong cây bách giải chứa hai hợp chất là fanavolnoid và quinon giúp ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư và Saponin Triterbenoid chống nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, cây bách giải còn có một số hoạt chất như Celasdin-A, Celasdin-C, Celasdin-B, Cytotoxic maytenfolone-A.

5/ Tính vị

Cây bách giải có vị hơi chát, đắng, tính hàn.

7/ Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu y dược hiện đại

Hoạt chất Cytotoxic maytenfolone-A có trong cây xạ đen có tác dụng kháng tế bào ung thư gan và ung thư biểu mô vòm họng.

Hoạt chất celasdin-B có khả năng chống lại sự phát triển của virus HIV.

Hợp chất fanavolnoid và quinon giúp hóa lỏng các tế bào loạn phát, có khả năng làm chậm sự phát triển của các khối u khi mới hình thành.

Bên cạnh đó, theo công trình nghiên cứu của Học Viện Quân Y đã chứng minh nước sắc cây bách giải có thể hỗ trợ điều trị huyết áp và cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ.

Theo Y học cổ truyền

Cây bách hợp có vị chát, đắng, tính hàn vì vậy có tác dụng rất tốt để cải thiện giấc ngủ cho người bị mất ngủ, điều trị suy nhược thần kinh, thiếu máu. Bên cạnh đó nó còn giúp tăng cường hệ tuần hòa máu não giúp cải thiện được tình trạng hoa mắt chóng mặt.

Trong đông y, cây bách giải được sử dụng để điều trị các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan, men gan cao.

8/ Liều dùng và cách dùng

Cây bách giải mỗi lần nên sử dụng từ 30 – 70g, đem sắc nước uống hằng ngày để chữa bệnh hiệu quả.

Lá và thân cây bách giải phơi khô để làm thuốc chữa bệnh
Lá và thân cây bách giải phơi khô để làm thuốc chữa bệnh

9/ Bài thuốc từ cây bách giải

Chữa bệnh ung thư

Đem cây bách giải 30 – 40g, cây bạch hoa xà thiệt thảo 30g, cây bán chi liên 15g, cây mảnh cộng khô 25g sắc với 1,5 lít nước. Đun sôi đến khi nước còn lại khoảng 600ml thì rót ra uống trước bữa ăn 15 phút.

Chữa các bệnh về gan

Dùng 40 – 50g cây bách giải, 30g cây cà gai leo, 10g cây mật nhân đun sôi nhỏ lửa với 1,2 lít nước trong vòng 15 phút cho thuốc ngấm rồi rót ra uống hằng ngày.

Chữa bệnh ngoài da như viêm, sưng

Dùng 2 -3 lá bách giải tươi giã nát và đắp vào vị trí vết thương từ 2 – 3 ngày.

Sử dụng để phòng bệnh và tăng cường sức khỏe

Đem 70g cây bách giải đun sôi với 1,5 lít nước, sau đó để khoảng 20 phút cho ngấm thuốc rồi rót ra sử dụng thay nước hằng ngày. Hoặc bạn có thể dùng bách giải để pha trà uống hằng ngày.

9/ Lưu ý khi sử dụng cây bách giải

Cây bách giải không được sử dụng cho những đối tượng sau đây:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Người mắc các bệnh liên quan đến chức năng thận.
  • Trẻ em không được sử dụng bách giải.
  • Nước nấu từ cây bách giải nên uống nóng hoặc trong ngày, tuyệt đối không để nước qua đêm để sử dụng.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng cây bách giải bạn có thể sẽ gặp những tác dụng phụ như hoa mắt, chống mặt, váng đầu, đầy bụng, đi ngoài, buồn ngủ. Vì vậy hãy uống thuốc đúng liều lượng và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Một số thông tin trên đây dùng để tham khảo về cây bách giải, nếu bạn muốn sử dụng cây bách giải để chữa bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.