Bồ kết
Bồ kết có tác dụng tiêu đờm, thông khiếu, sát trùng được dùng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau như tiêu thực, cấm khẩu, làm sáng mắt, đờm suyễn… Ngoài ra, dùng nước bồ kết để gội đầu thường xuyên còn giúp tóc mượt hơn. Đồng thời khắc phục được tình trạng rụng tóc. Tùy vào từng mục đích sử dụng mà các bài thuốc được áp dụng cũng có sự khác biệt. Nắm rõ cách dùng những bài thuốc này sẽ giúp bạn điều trị được an toàn, hiệu quả.
I/ Thông tin chung về bồ kết
1. Tên gọi – Phân nhóm
+ Tên khoa học: Fructus Gleditschiae.
+ Tên goi khác: Bồ kếp, tạo giác, trư nha tạo giác, tạo giáp.
+ Họ: Vang (Caesalpiniaceae).
2. Đặc điểm sinh thái
+ Mô tả: Đây là loại cây thân gỗ, có gai mọc thành chùm. Quả dài và được chia thành từng đốt, mỗi đốt có chứa hạt, khi chín chuyển thành màu đen.
+ Phân bố: Là loại cây mọc hoang, thường mọc và được trồng nhiều ở Việt Nam.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
+ Bộ phận dùng: Quả, hạt, gai.
+ Chế biến:
- Quả bồ kết, còn được gọi là tạo giác (Fructus Gleditschiae): Thu hái những quả chín đem về phơi khô. Khi sử dụng, bỏ hết hạt, có thể dùng khi còn sống hoặc mang đi tẩm nước cho mềm sau đó sấy khô. Hoặc đốt cho cháy thành than rồi tán thành bột mịn.
- Hạt bồ kết (tạo giác tử – Semen Gleditschiae): Được lấy từ những quả bồ kết chín đã được phơi hoặc sấy khô.
- Gai bồ kết ( tạo giác thích, tạo thích – Spina Gleditschiae): Được hái ở trên thân của cây, sau đó đem về phơi hoặc sấy khô. Ngoài ra, bạn cũng có thể thu hái về, chặt thành từng khúc mỏng rồi phơi khô. Trong bộ phận này của cây chứa nhiều các hoạt chất kháng khuẩn, chống nấm. Vì thế, uống nước sắc gai bồ kết có thể khắc phục được chứng tụ cầu vàng.
+ Bảo quản:
Sau khi được chế biến, có thể cho chúng vào lọ thủy tinh hoặc bao ni lông rồi bịt kín. Đem cất ở những nơi thoáng mát, khô ráo, tránh mối mọt. Điều này sẽ giúp cho bạn có thể dùng nó để sử dụng trong thời gian dài.
4. Tác dụng dược lý
- Quả bồ kết: Theo Đông y, loại quả này có tính ôn, vị cay mặn, chứa độc. Nó tác động vào 2 kinh là Phế và Đại tràng, có tác dụng tiêu đờm, thông khiếu, sát trùng, dễ hắt hơi. Được sử dụng để điều trị chứng ích tinh, trúng phong, tiêu thực, cấm khẩu, đờm suyễn, sáng mắt.
- Hạt bồ kết: Theo các ghi chép từ những tài liệu cổ cho thấy, hạt có tính ôn, vị cay, có độc. Có tác dụng chữa bí kết, thông đại tiện, trị mụn nhọt. Mỗi lần sử dụng, hãy lấy 5 – 10g thuốc sắc lên với nước để uống.
- Gai bồ kết: Tính ôn, chứa độc, vị cay. Có tác dụng thông sữa, chữa ác sang, tiêu ung độc. Tương tự như hạt, khi dùng gai bồ kết bạn cũng lấy khoảng 5 – 10g thuốc và sắc lên để uống.
Tất cả các bộ phận quả, gai, hạt đều có độc. Tuy nhiên, chất độc này chỉ ở mức độ cao khi sử dụng mà không nướng vàng, sao lên hoặc đôt thành than. Các biểu hiện ngộ độc mà bệnh nhân có thể gặp phải bao gồm tức ngực, khó thở, nôn ói, nóng rát cổ… Sau đó, bệnh nhân có thể bị nôn ói, tiêu chảy, đau đầu, nước tiêu có bọt, cơ thể mệt mỏi, chân tay rã rời.
II/ Công dụng của bồ kết trong điều trị bệnh
1. Các bài thuốc chữa bệnh từ bồ kết
+ Thông khoan, bí tiện, không trung tiện được sau khi mổ, trị tắc ruột:
Dùng quả của loại cây này đem đi nướng vàng, không nên nướng cháy quá hoặc dùng khi chưa chín. Tách bỏ hạt rồi tán quả thành bột mịn. Dùng dầu hoặc vaselin để bôi lên một đầu của ống thông và chấm bột bồ kết vừa tán. Sau đó, dùng nó để luồn vào lỗ của hậu môn với độ sâu khoảng 3 – 4cm. Thực hiện như vậy khoảng 3 – 4 lần để đưa đủ số bột cần thiết vào trong hậu môn. Sau 2 – 5 phút thì bệnh nhân có thể đi ngoài được.
+ Chữa sâu răng, nhức răng:
Dùng quả khô đem tán thành bột mịn rồi đắp vào chân răng. Trong quá trình điều trị mà thấy chảy nước dãi hãy nhổ đi. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nó để đốt tồn tính, nhét vào chân răng. Thực hiện thường xuyên để mang đến tác dụng tốt.
+ Trị trúng phong, cấm khẩu:
Quả bồ kết tách bỏ hạt, sau đó dùng vỏ để nướng cháy và nghiền thành bột. Mỗi ngày uống chừng 0,5 – 1g bột này là được. Hoặc bạn cũng có thể dùng khoảng 5 – 10g quả, bỏ hạt và sắc lấy nước uống. Thực hiện thường xuyên sẽ thấy mang đến tác dụng tốt.
+ Chữa nghẹt mũi, khó thở hoặc bị viêm xoang:
Đem bồ kết cho vào chậu than và đốt cháy. Xông khói vào mũi sao cho khói bay vào được mũi càng nhiều càng tốt. Tình trạng nghẹt mũi , khó thở do viêm xoang sẽ được giảm đi đáng kể.
+ Trị ho:
Nếu muốn dùng loại quả này để trị ho, bạn hãy lấy khoảng 1g bồ kết, 2g cam thảo, 1g quế chi, 4g đại táo, 1g sinh khương cho vào ấm. Sắc cùng với khoảng 600ml nước. Cứ đun cho đến khi thấy nước trong ấm còn khoảng 200ml thi tắt bếp. Chia lượng thuốc này thành 3 lần và sử dụng hết trong ngày. Áp dụng thường xuyên sẽ thấy các triệu chứng bệnh được giảm hẳn.
+ Điều trị chốc đầu, rụng tóc ở trẻ nhỏ:
Đốt quả bồ kết thành than, tán nhỏ. Rửa sạch vết thương rồi đắp than bồ kết lên để điều trị.
+ Giúp thông mũi, tỉnh táo:
Dùng quả tươi hoặc khô nghiền nhỏ, hãm cùng với nước sôi để uống. Mùi hương và vị từ quả bồ kết sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng ngạt mũi, tắc mũi, thông khí, giúp sảng khoái tinh thần.
+ Trị kiết lỵ kéo dài:
Chuẩn bị khoảng 50g hạt bồ kết, sao lên cho vàng hơi sém. Sau đó tán thành bột mịn rồi cho vào hồ nếp trộn đều. Lăn thành từng viên to như hạt ngô và sử dụng. Mỗi ngày, bạn chỉ cần uống khoảng 10 – 12 viên, chia thành 2 lần sử dụng vào buổi sáng và tối là được.
+ Chữa chứng sưng vú ở phụ nữ:
Lấy khoảng 40g gai bồ kết, 4g bạng phấn đem đi đốt tồn tính. Sau đó tán thành bột mịn rồi trộn đều. Dùng thuốc này để uống khoảng 4g một ngày là được.
+ Trị ghẻ lở lâu năm:
Chuẩn bị khoảng 10 quả bồ kết, 1 cái dạ dày lợn. Đem chúng đi rửa sạch rồi nhét bồ kết vào và buộc chặt. Cho vào nồi nấu chín, bỏ bồ kết đi và dùng dạ dày lợn để ăn. Sau khi ăn, người bệnh có thể sẽ đi ngoài ra phân lỏng nhưng không có gì đáng lo.
+ Chữa mụn nhọt không vỡ mủ:
Lấy 5 – 10g loại quả trên nấu để uống. Ngoài ra, bạn có thể dùng nó kết hợp với khoảng 2 – 8g cam thảo, kim ngân hoa sắc lên với nước và uống để mang đến tác dụng tốt hơn.
+ Trị quai bị:
Chuẩn bị một lượng nhỏ bồ kết để đốt thành than, đem tán thành bột mịn và trộn cùng với giấm thanh. Dùng bông sạch để thấm nước thuốc này và chấm vào vị trí cần điều trị. Sau khoảng 20 – 30 phút lại thực hiện một lần. Áp dụng thường xuyên sẽ thấy chứng quai bị thuyên giảm.
+ Chữa giun kim:
Đem bồ kết đi đốt tồn tính, nghiền thành bột mịn. Sau đó đem bột bồ kết trộn với dầu mè hoặc dầu đậu phộng và cho vào bên trong hậu môn. Thực hiện vào buổi tối mỗi ngày một lần, làm liên tục 3 ngày sẽ thấy mang đến tác dụng tốt.
+ Hỗ trợ hệ tiêu hóa:
Ngoài các hoạt chất kháng viêm, trong thành phần của loại quả trên còn chứa nhiều chất protein, glycosid, vitamin E… Các chất này đều mang lại những tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên điều cần chú ý ở đây chính là sự hiện diện của Glycosid . Đây là một chất hơi độc, nhưng chúng lại có khả năng thúc đẩy hệ tiêu hóa. Do đó, nếu dùng với lượng phù hợp sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
2. Dùng bồ kết chữa rụng tóc
+ Lấy bồ kết nấu nước để gội đầu:
Chuẩn bị khoảng 300g bồ kết khô cho vào nồi và đun sôi lên với nước. Sau đó dùng nước này pha thêm nước lạnh vào để gội đầu. Thường xuyên dùng nước này gội đầu sẽ giúp cho lượng tóc rụng được giảm bớt.
+ Kết hợp hương nhu và bồ kết chữa rụng tóc:
Trong thành phần của hương nhu trắng có chứa nhiều nhiều tinh dầu. Nó sẽ giúp cho các lỗ chân lông được thông thoáng, nhẹ đầu, cảm thấy sảng khoái khi gội đầu. Đồng thời, còn giúp lưu thông khí huyết dưới da, kích thích mọc tóc mới. Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng đã chứng minh được rằng trong tinh dầu của hương nhu và bồ kết còn có nhiều chất chống oxy hóa, kháng khuẩn. Do đó, khi kết hợp 2 loại nguyên liệu này với nhau để gội đầu thường xuyên, bạn sẽ thấy tóc mềm mượt và dày lên trông thấy.
III/ Một số điều cần lưu ý khi dùng bồ kết chữa bệnh
Trong quá trình điều trị bằng bồ kết bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây:
- Hầu hết các bộ phận của loại cây này như vỏ, quả, hạt, lá đều chứa độc tính. Do đó, cần đảm bảo dùng đúng cách nếu không sẽ gây ngộ độc cho cơ thể. Phải chế biến mới được dùng bằng đường uống. Nếu sử dụng để đắp ngoài da, nó sẽ ít độc hơn.
- Trong trường hợp thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường như nóng rát cổ, tức ngực, nôn ói, tiêu chảy, mệt mỏi… ngưng sử dụng thuốc ngay và tìm đến các cơ sở y tế để được xử lý.
- Tuyệt đối không được áp dụng các bài thuốc trên cho phụ nữ đang mang thai. Bởi loại quả này có chất tẩy rửa và có tính acid nhẹ. Nó có thể gây hưng phấn ở cổ tử cung, dẫn đến nguy cơ sinh non và dị tật ở trẻ.
- Người bị tỳ vị yếu không nên sử dụng bồ kết. Vi nó có thể gây ra các triệu chứng như tức bụng, chướng bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa…
- Không dùng các cách trị bệnh trên cho đối tượng mắc các vấn đề về đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày – tá tràng. Vì nó có thể làm cho bệnh nặng thêm.
- Không uống nước bồ kết khi đang đói, tránh ngộ độc và say bồ kết.
- Không sử dụng bồ kết để chữa bệnh cho người lớn tuổi, người có sức đề kháng suy yếu.
Trên đây là những thông tin mang tính chất tham khảo về bồ kết. Vì sử dụng không đúng cách, hiệu quả chữa bệnh của loại cây này sẽ bị giảm xuống, đồng thời gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Do đó, việc nắm rõ các thông tin về loại cây này là điều cần thiết.
ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.