Bị Nổi Đốm Đỏ Trên Da Không Ngứa Cảnh Báo Bệnh Lý Nguy Hiểm Gì?
Nổi đốm đỏ trên da không ngứa là tình trạng rất dễ gặp phải. Đây có thể biểu hiện bình thường do da kích ứng với yếu tố nào đó ngoài môi trường, hoặc cũng có thể là triệu chứng của một căn bệnh da liễu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những căn bệnh có nguy cơ mắc phải và cách điều trị hiệu quả nhất bằng thảo dược thiên nhiên.
Nổi đốm đỏ trên da nhưng không ngứa là dấu hiệu của bệnh gì?
Nổi đốm đỏ trên da nhưng không ngứa có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh viêm nhiễm ngoài da, hoặc các bệnh lý khác.
1. Bị vết bớt bẩm sinh
Những vết bớt bẩm sinh sẽ có màu đỏ hoặc màu xám, xuất hiện trên da của chúng ta ngay khi được sinh được sinh ra. Nguyên nhân gây nên tình trạng này được cho là do sự hoạt động bất thường của các mạch máu.
2. Ban xuất huyết
Bị nổi đốm đỏ trên da nhưng không ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh ban xuất huyết. Đây là hiện tượng các hồng cầu bị thoát ra ngoài mạch máu và tràn ra các tổ chức dưới da. Người bị ban xuất huyết sẽ thấy dấu hiệu nổi các chấm tròn đỏ trên da không ngứa, vết lằn hoặc các mảng xuất huyết. Thông thường, chúng sẽ tự biến mất sau vài ngày và ít gây ra những vấn đề nghiêm trọng, nhưng lại làm mất đi tính thẩm mỹ cho người bệnh.
3. U xơ da
Đây là một rối loạn da phổ biến, xảy ra khi các mô hoạt động quá mức dẫn đến sự xuất hiện của các khối u nhỏ lành tính nằm dưới da. Thông thường, u xơ da biểu hiện ra bên ngoài bởi sự xuất hiện của các nốt sưng có màu hồng nhạt hoặc nâu có kích thước khoảng 3 – 10 mm. Các nốt sưng này ít khi gây ra cảm giác ngứa ngáy, trừ khi chúng ta chạm vào. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng bộ phận thường bị bệnh nhất là ở bàn chân.
4. Vẩy phấn hồng
Bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa cũng có thể là dấu hiệu của bệnh vẩy phấn hồng. Đây là tình trạng da bị phát ban do sự tấn công của các virus. Thời gian diễn tiến của bệnh thường kéo dài từ khoảng 6 – 12 tuần. Triệu chứng đặc trưng nhất của căn bệnh này là trên da xuất hiện các mảng màu hồng hoặc đỏ nhưng không ngứa. Những vùng da này có thể bị bong tróc, đóng vảy khiến cho da của người bệnh sần sùi, gây mất thẩm mỹ.
5. Phát ban nếp gấp cơ thể
Đúng như tên gọi của nó, bệnh này thường chỉ xuất hiện ở những vùng da có nhiều nếp nhăn như nách, háng, bên dưới ngực, bộ phận sinh dục… Ai cũng có thể bị phát ban nếp gấp, nhưng những người bị thừa cân, béo phì là các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Các triệu chứng của bệnh sẽ càng nặng lên khi bị ma sát, độ ẩm trong không khí tăng cao hoặc khi da bị các kích ứng khác.
6. U máu
Nếu bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa, bạn có thể đã mắc bệnh u máu. Đây là các khối u lành tính, xuất hiện khi các mạch máu dưới da tụ lại với nhau tạo nên các đốm da có màu đỏ nhưng không gây ngứa. Những đốm đỏ này có thể bị trồi lên hoặc chìm dưới da.
7. Phát ban do nhiệt
Khi mồ hôi bị mắc kẹt ở các lỗ chân lông, không thể thoát ra bên ngoài sẽ làm cho thân nhiệt quá nóng và gây ra hiện tượng phát ban do nhiệt. Biểu hiện đặc trưng của tình trạng này là sự xuất hiện các vết sưng đỏ trên da. Đa số các trường hợp không cảm thấy ngứa ngáy khi bị phát ban do nhiệt.
8. Dày sừng nang lông
Dày sừng nang lông là căn bệnh có khả năng di truyền, xảy ra khi cơ thể sản xuất ra quá nhiều protein keratin khiến cho các lỗ chân lông bị bít cứng. Triệu chứng thường gặp khi bị dày sừng nang lông là da bị nổi các cục sần nhỏ, có màu đỏ hoặc không có màu. Bệnh hay xảy ra ở các vị trí như cánh tay, đùi, cẳng chân, mông…
Mặc dù những triệu chứng của bệnh không gây ra các tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe nhưng chúng lại làm mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.
9. Lupus ban đỏ hệ thống
Tuy ít khi xảy ra, nhưng bị nổi mẩn đỏ mà không ngứa thì bạn cũng có khả năng mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Bên cạnh các triệu chứng như khó thở, đau khớp, sốt, cơ thể mệt mỏi… thì chứng bệnh này cũng sẽ gây ra các biểu hiện về da liễu. Có khoảng 30,5% những người bị lupus ban đỏ xuất hiện các triệu chứng về da liễu mà điển hình nhất là tình trạng bị phát ban má, một số trường hợp còn có thể bị các mảng vẩy nến màu đỏ và bị dày sừng trên da. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tổn thương đến các cơ quan khác trong cơ thể như tim, khớp, phổi, gan, thận…. do đó, người bệnh cần phải có hướng điều trị càng sớm càng tốt.
Điều trị nổi đốm đỏ do viêm da bằng thảo dược tự nhiên, an toàn, hiệu quả cao
Đa số các trường hợp nổi đốm đỏ trên da đều liên quan đến các bệnh da liễu phổ biến. Với những trường hợp nổi đốm đỏ trên da không do viêm nhiễm thì người bệnh không cần thiết phải điều trị, bởi không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu nổi đốm đỏ do do viêm nhiễm ngoài da gây nên như vảy phấn hồng, dày sừng nang lông… bệnh nhân cũng cần thăm khám và điều trị sớm để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng và dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay, điều trị viêm da bằng phương pháp Đông y, sử dụng thảo dược tự nhiên là xu hướng được nhiều bệnh nhân lựa chọn bởi tính an toàn cao và cho hiệu quả lâu dài. Đông y chú trọng điều trị bệnh từ gốc, tập trung xử lý và loại bỏ căn nguyên gây bệnh, từ đó làm thuyên giảm các triệu chứng viêm nhiễm ngoài da.
Để điều trị các bệnh viêm da, Đông y sử dụng những bài thuốc Nam có thành phần là những vị thuốc thảo dược tự nhiên an toàn cho sức khỏe, không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc Đông y toàn diện, điều trị hiệu quả các bệnh viêm da
Được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang mang đến giải pháp điều trị viêm da hiệu quả.
Thanh bì Dưỡng can thang đã được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 giới thiệu là bài thuốc DUY NHẤT hiện nay kết hợp độc đáo 3 dạng bào chế gồm UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA giúp đẩy lùi từ gốc các triệu chứng viêm da và phòng ngừa tái phát trở lại.
Bài thuốc có thành phần chính là Thanh bì, một dược liệu được chứng minh có khả năng kháng Histamin, sát khuẩn, chống viêm và dưỡng da cực tốt. Thêm vào đó các chuyên gia đã nghiên cứu và bổ sung thêm 29 vị thuốc quý khác như Bồ công anh, Thổ phục linh, Huyết đằng, Sa sâm, Bạch linh, Đan sâm, Kim ngân hoa, Ké đầu ngựa, Phòng phong, Tang bạch bì, Hồng hoa, Đơn đỏ… để tạo ra bộ 3 chế phẩm gồm:
- Thuốc ngâm rửa: Giúp làm sạch và sát khuẩn da, ngăn chặn nhiễm trùng xảy ra và khoanh vùng tổn thương.
- Thuốc bôi: Giúp giảm ngứa, chống khô rát, sát khuẩn da, chữa lành tổn thương, dưỡng da và phục hồi từ lớp biểu bì sâu.
- Thuốc uống: Điều trị bên trong cơ thể, tăng cường giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, trừ phong, loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Đồng thời điều dưỡng cơ thể, ổn định cơ địa, tăng cường thể trạng và sức đề kháng nhằm phòng ngừa bệnh tái phát.
Khi sử dụng kết hợp 3 chế phẩm của bài thuốc sẽ tạo nên tác động kép ưu việt. Bên trong xử lý căn nguyên gây bệnh, nhờ đó loại bỏ các triệu chứng từ gốc. Bên ngoài chữa lành tổn thương và phục hồi da. Nhờ đó mang lại hiệu quả toàn diện từ trong ra ngoài.
Bài thuốc tuân thủ chặt chẽ nguyên lý điều trị từ gốc với phác đồ điều trị 3 giai đoạn chặt chẽ:
- Giai đoạn 1: Giải độc, tiêu viêm, loại bỏ căn nguyên gây bệnh.
- Giai đoạn 2: Chữa lành tổn thương ngoài da, phục hồi và tái tạo.
- Giai đoạn 3: Điều dưỡng cơ thể, phòng ngừa tái phát.
Với phác đồ điều trị chặt chẽ, bài thuốc mang đến hiệu quả vượt trội. Tính đến tháng 10/2019 đã có 3597 trường hợp điều trị thành công nhờ Thanh bì Dưỡng can thang.
Đặc biệt đây là bài thuốc an toàn tuyệt đối cho sức khỏe nhờ bảng thành phần lành tính với 100% thảo dược tự nhiên đạt chuẩn GACP-WHO.
Bài thuốc có tính linh hoạt cao, tùy vào cơ địa và thể trạng riêng của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể gia giảm vị thuốc cho phù hợp.
Để được chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh đang gặp phải, bệnh nhân nên tới thăm khám trực tiếp tại các cơ sở của Trung tâm Thuốc dân tộc trên toàn quốc. Trường hợp ở xa có thể chụp ảnh vùng da bị bệnh và gửi tới cho các bác sĩ của Trung tâm kèm theo mô tả chi tiết triệu chứng bệnh.
XEM VIDEO>> Bị Mẩn Đỏ Nhưng Không Ngứa – Cẩn Thận Bị Bệnh Nguy Hiểm Này – TDT