Betamethason là thuốc gì ?
Betamethason là một biệt dược được điều chế ở nhiều dạng như viên nén, dung dịch dùng ngoài, kem bôi da, dung dịch tiêm. Trong đó, Betamethason gel 30g là thuốc dạng bôi trị được nhiều bệnh về xương khớp và dị ứng da.
- Phân nhóm: Nội tiết tố, hoocmon
- Tên biệt dược: Belastone, Benthasone, Dexlacyl, Cortdermal
- Tên hoạt chất: Corticosteroid
I- Công dụng – chỉ định – liều dùng của Betamethason gel 30g
Betamethason (Betamethasone) không phải là một cái tên xa lạ nhưng không phải ai cũng có những hiểu biết cần thiết về biệt dược này.
1- Công dụng
Với thành phần chính là Betamethason Dipropionate, và là một dạng Corticosteroid tổng hợp, Betamethason có công dụng chống viêm, chống thấp khớp và chống dị ứng rất hiệu quả.
Ở liều cao, thuốc còn có thể ức chế miễn dịch. Sử dụng Betamethason đúng cách sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng của một số bệnh về cơ xương, da và mắt như:
- Viêm khớp dạng thấp
- Viêm da dị ứng
- Viêm loét giác mạc
2- Chỉ định
Betamethason thường được sử dụng trong việc điều trị một số bệnh liên quan đến viêm nhiễm và cơ xương, cụ thể như các bệnh dưới đây:
- Rối loạn về cơ xương: Betamethason gel 30g có lúc được dùng như một cách điều trị bổ sung ngắn hạn đối với các chứng thấp khớp do vẩy nến, viêm khớp dạng thấp, viêm dính khớp sống, viêm màng hoạt dịch, thống phong v.v…
- Một số bệnh về da: Viêm da mụn nước, hội chứng Stevens – Johnsons, viêm da tróc vẩy, bệnh vẩy nến thể nặng, chàm, mề đay.
- Các trường hợp dị ứng da: Betamethason cũng được chỉ định điều trị bị dị ứng thể mãn tính như viêm mũi dị ứng theo mùa, Polyp mũi, hen suyễn, viêm da cơ địa và dị ứng với thành phần của một số thuốc khác.
- Bệnh lý về mắt: Các vấn đề về mắt liên quan đáng kể đến cấu trúc của mắt như viêm kết mạc dị ứng, viêm giác mạc, loét mép giác mạc, zona ở mắt, viêm mống mắt thể mi, viêm võng mạc trung tâm, viêm dây thần kinh sau nhãn cầu…đều có thể được điều trị bằng thuốc Betamethason.
- Bệnh lý về hô hấp: Betamethason có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng Loeffler, ngộ độc Berylium, lao phổi cấp, tràn khí màng phổi, xơ hóa phổi.
3- Liều lượng
Cũng như các biệt dược khác, Betamethason gel 30g có liều dùng tương đối khác nhau dựa vào thể trạng của bệnh nhân cũng như mức độ nặng hay nhẹ của căn bệnh đang được điều trị. Cụ thể như sau:
- Liều khởi đầu: Thay đổi từ 0.25g đến 8g/ ngày tùy theo vấn đề đang điều trị. Ở trường hợp bệnh nhẹ, nên dùng duy trì liều khởi đầu ở mức độ thấp nhất cho đến khi đạt được hiệu quả mong muốn.
- Liều dùng cho trẻ nhỏ: Đối với trẻ em từ 6-12 thì chỉ nên dùng Betamethason dao động từ 17.5g đến 20g tùy theo cân nặng của trẻ. Betamethason khi dùng cho trẻ em cần phải được kiểm soát một cách chặt chẽ để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
- Liều dùng cho người bị các tổn thương về khớp: Dùng liều khởi đầu từ 1g đến 2.5g mỗi ngày, liên tục sau 5-7 ngày. Nếu sau hơn 1 tuần dùng thuốc mà không nhận được hiệu quả đáng kể, bệnh nhân nên xem xét đến việc dùng thuốc khác.
- Liều dùng cho người bị bệnh hen suyễn: Người bệnh dùng từ 3.5g đến 4.5g/ ngày trong 2 ngày đầu, sau đó giảm xuống còn 0.25g đến 0.5g để duy trì.
- Liều dùng trong trường hợp bị dị ứng phấn hoa: Ở ngày đầu tiên, bệnh nhân nên dùng 1.5g đến 2.5g chia làm nhiều lần sau đó giảm dần xuống còn 0.5g mỗi ngày.
Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng, tuyệt đối không dùng quá 45g gel/ ngày.
4- Bảo quản
Betamethason gel 30g cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 20-30 độ C trong bao bì và tránh ánh sáng mặt trời. Tuyệt đối không bảo quản ở dạng đông lạnh vì sẽ ảnh hưởng đến thành phần của thuốc.
II- Những lưu ý và tác dụng phụ khi dùng Betamethason gel 30g
Betamethason là một biệt dược dạng bôi có hoạt tính khá mạnh, chính vì vậy mà người dùng cần cực kỳ thận trọng khi dùng thuốc để điều trị bệnh.
1- Tương tác thuốc
Cần điều chỉnh liều dùng tùy theo mức độ tổn thương cũng như theo cơ địa của bản thân. Trong trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng, vừa bị thương hoặc trải qua những đợt phẫu thuật lớn, người bệnh cần nhận được sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ trong suốt 1 năm sau điều trị.
Hợp chất Corticosteroid có thể sẽ che lấp một vài dấu hiệu của sự nhiễm trùng, chính vì vậy mà khi sử dụng thuốc trong một thời gian dài thì sẽ có thể gây ra những nhầm lẫn trong việc xem xét mức độ hồi phục.
Người bệnh cần lưu ý rằng, sử dụng Betamethason sau một thời gian nhất định sẽ có thể bị đục thủy tinh thể, bệnh tăng nhãn áp gây nguy hại trực tiếp đến các dây thần kinh ở mắt. Đồng thời làm tăng khả năng nhiễm trùng nấm, virus thứ phát ở nhãn cầu.
Ở liều trung bình hoặc liều cao, loại biệt dược này có thể sẽ làm tăng huyết áp cũng như tăng bài tiết Kali. Vì vậy, trong trường hợp người bệnh phải dùng liều duy trì thì nên áp dụng chế độ giảm muối và tăng Kali để cân bằng chất cho cơ thể.
Tuyệt đối không tiêm vắc-xin đậu mùa khi đang điều trị bằng Betamethason.
Điều trị bằng Betamethason nên được bắt đầu ở liều thấp nhất, sau đó tăng dần lên. Có thể giảm liều nhưng không được giảm mạnh đột ngột vì sẽ gây suy thượng thận thứ phát. Tình trạng suy thượng thận có thể sẽ kéo dài nhiều tháng sau khi bệnh nhân ngưng trị liệu bằng Betamethason.
Hết sức lưu ý khi sử dụng Corticosteroid cho bệnh nhân đang bị Herpes, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
2- Tác dụng phụ
Mặt khác, các tác dụng phụ của Betamethason cũng khá tương đồng với một số loại Corticosteroid khác. Thông thường, những biểu hiện này giảm đi đáng kể khi người bệnh giảm liều dùng. Có thể kể đến các tác dụng phụ thường gặp như sau:
- Rối loạn hấp thụ nước và các chất điện giải
- Suy yếu cơ xương
- Loét dạ dày, viêm loét thực quản
- Làm chậm quá trình làm lành các vết thương trên da
- Co giật, chóng mặt, nhức đầu
- Rối loạn kinh nguyệt
- Suy giảm tâm lý nghiêm trọng
- Viêm da
Đây là một loại biệt dược, vì vậy cần sử dụng dưới chỉ định của bác sĩ. Tùy tiện sử dụng sẽ có thể dẫn đến những tác dụng không mong muốn.