Bệnh chàm eczema: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất
Bệnh chàm – eczema là một trong những căn bệnh viêm da mãn tính có tỉ lệ mắc khá cao tại nước ta. Căn bệnh này gây ra tình trạng ban đỏ, mụn nước, nứt nẻ, bong tróc khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống và ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ. Bệnh thường phát triển thành mãn tính và tái phát nhiều lần nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh chàm – eczema và biết cách điều trị hiệu quả bằng thảo dược thiên nhiên, mời theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Bệnh chàm eczema là gì? Có lây không?
Bệnh chàm eczema là căn bệnh viêm da biểu hiện bởi tình trạng mụn nước, ban đỏ, có thể gây khô da, bong tróc khiến người bệnh ngứa ngáy nghiêm trọng, kèm theo đau nhức rất khó chịu.
Chàm là căn bệnh không lây nhiễm từ người này sang người khác, nhưng có thể lan rộng nhanh chóng trên cơ thể người bệnh, gây ra nhiều khó khăn, bất tiện cho bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, căn bệnh này còn làm mất tính thẩm mỹ, khiến người mắc trở nên tự ti.
Bệnh chàm có tỉ lệ mắc khá cao ở nước ta, chiếm khoảng 25% trên tổng số các ca bệnh da liễu. Căn bệnh này dù không gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng có thể dẫn tới các biến chứng khó lường như lở loét, nhiễm trùng da, sẹo thâm, sẹo lõm… nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Triệu chứng bệnh chàm và phân loại bệnh
Bệnh chàm eczema có những triệu chứng biểu hiện ban đầu khá giống với nhiều căn bệnh da liễu khác như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc… khiến nhiều người nhầm lẫn. Việc nắm vững các triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn nhận diện sớm căn bệnh này để có giải pháp điều trị kịp thời. Những triệu chứng điển hình của bệnh chàm eczema bao gồm:
- Có các mảng hồng ban trên da: Ở giai đoạn đầu, bệnh chàm eczema gây ra các mảng da hồng ban, khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
- Mụn nước: Tiếp đó, mụn nước li ti sẽ nổi lên trên bề mặt hồng ban. Ban đầu là rất nhiều nốt mụn nhỏ, sau đó chúng có thể gộp lại với nhau tạo thành nốt mụn lớn. Khi mụn vỡ sẽ giải phóng dịch nước bên trong màu vàng nhạt, gây ra tình trạng khô da, bong tróc.
- Ngứa ngáy: Đây là triệu chứng rất điển hình của căn bệnh chàm eczema. Bệnh khiến người mắc ngứa nghiêm trọng cả ngày lẫn đêm, đặc biệt là ở giai đoạn hình thành mụn nước.
- Da khô, đóng vảy và bong tróc: Ở giai đoạn nặng của bệnh, da sẽ trở nên rất khô, xuất hiện các lớp sừng dày, đóng vảy do dịch từ mụn nước chảy ra kèm theo bong tróc, gây mất thẩm mỹ. Giai đoạn nặng nhất của bệnh, da sẽ chuyển sang tình trạng liken hóa, khiến làn da dày sừng, rất khô và nứt nẻ.
Chàm eczema là căn bệnh viêm da thường phát triển thành mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Căn bệnh này có thể gặp ở mọi đối tượng, từ trẻ nhỏ đến người lớn. Để phân loại bệnh chàm có nhiều cách khác nhau.
Nếu dựa theo đặc điểm bệnh học có thể chia thành:
- Bệnh chàm khô: Đặc trưng bởi các tổn thương da gây khô, nứt nẻ, bong tróc da.
- Bệnh chàm thể tạng: Là dạng bệnh chàm bùng phát theo từng đợt, phát triển mãn tính, gây ngứa da nghiêm trọng.
- Bệnh chàm bội nhiễm: Đặc trưng bởi trình trạng mụn nước gây lở loét, nhiễm trùng trên da.
- Bệnh chàm đồng tiền: Đặc trưng bởi tổn thương khu trú dạng hình tròn như đồng tiền.
- Bệnh chàm tổ đỉa: Là dạng bệnh chàm gây nổi nhiều mụn nước ở bàn tay, bàn chân.
- Bệnh chàm bã nhờn: Là dạng bệnh chàm đặc trưng bởi tình trạng da nhờn, có vảy, bết dính, thường tập trung ở đầu và mặt.
Nếu dựa theo đối tượng mắc bệnh có thể phân loại thành:
- Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh: Có xu hướng nổi nhiều ở má, da đầu sau đó lan đến tay chân. Bệnh khiến trẻ ngứa ngáy, quấy khóc, khó chịu. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới trẻ bỏ bú, khó ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bệnh nếu không được điều trị đúng cách có thể trở thành mãn tính, phát triển theo trẻ đến khi trưởng thành.
- Bệnh chàm ở trẻ em: Có thể hình thành sớm và phát triển đến khi trưởng thành. Bệnh gây ra tình trạng khô, ngứa, nứt nẻ trên da khiến trẻ khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
- Bệnh chàm ở người lớn: Chiếm tỉ lệ cao, thường phát triển qua các giai đoạn hồng ban, mụn nước, tróc vảy, lichen hóa. Bệnh dễ diễn tiến thành mãn tính, gây ngứa dai dẳng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Nếu dựa theo vị trí cơ thể mắc bệnh, có thể phân loại thành:
Nguyên nhân gây bệnh chàm eczema
Đến nay y học hiện đại vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh chàm da. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được một số yếu tố có liên hệ mật thiết đến sự bùng phát của bệnh chàm như:
- Di truyền: Nếu người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh chàm da, hoặc các dạng viêm da mãn tính khác như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc… thì con cái có nguy cơ mắc bệnh chàm (eczema) cao hơn.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Tình trạng suy yếu của hệ miễn dịch cũng làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh chàm da.
- Tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc kích ứng như: hóa chất, mỹ phẩm, phấn hoa, côn trùng, thức ăn…
- Bị tấn công bởi một số loại virus, vi khuẩn, nấm men.
- Stress, mất ngủ dài ngày cũng có thể dẫn tới căn bệnh chàm da.
Bệnh chàm có chữa được không? Cách chữa bệnh chàm hiệu quả nhất
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên (Trưởng khoa Da liễu, Trung tâm Thuốc dân tộc): Bệnh chàm (eczema) là một dạng viêm da tự miễn mãn tính, đến nay chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh 100%. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng phương pháp điều trị, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ có thể kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng bệnh ở mức ổn định và phòng ngừa tái phát bệnh trong thời gian dài.
Một số phương pháp điều trị bệnh chàm eczema phổ biến như:
Chữa bệnh chàm bằng Tây y
Phương pháp Tây y điều trị bệnh chàm chủ yếu bằng cách sử dụng thuốc để làm giảm nhanh triệu chứng bệnh, giúp người bệnh thoát khỏi sự khó chịu. Những loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn bao gồm:
- Thuốc kháng Histamin, có công dụng làm giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Loại thuốc này có thể gây buồn ngủ, nên cần sử dụng thận trọng nếu bạn phải lái xe. Tốt nhất chỉ nên uống thuốc này vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Kem dưỡng ẩm giúp làm giảm tình trạng khô da.
- Thuốc mỡ bôi ngoài da chứa corticosteroid hoặc thuốc ức chế calcineurin có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm trùng. Các loại thuốc bôi này có thể gây tác dụng phụ nguy hại như làm mỏng da, khiến da trở nên nhạy cảm, dễ bị kích ứng, phát ban, nổi mụn trứng cá… do đó chỉ được phép sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ và dùng theo đúng liệu lượng được kê đơn.
- Thuốc uống hoặc tiêm corticoid: Sử dụng với những trường hợp bệnh nặng mà thuốc bôi không hiệu quả.
- Kháng sinh: Dùng trong trường hợp có nhiễm trùng xảy ra ở vùng tổn thương.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, Tây y còn điều trị bệnh chàm bằng liệu pháp ánh sáng. Đây là phương pháp sử dụng tia cực tím B chiếu vào da để làm lành nhanh các tổn thương. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên thực hiện tại các bệnh viện chuyên khoa lớn, với những bác sĩ có chuyên môn cao. Bởi nếu thực hiện sai kỹ thuật có thể gây bỏng da và những hậu quả rất nguy hiểm.
Cách chữa bệnh chàm theo dân gian
Có khá nhiều người lựa chọn điều trị bệnh chàm bằng các phương pháp dân gian do lo ngại việc sử dụng nhiều thuốc Tây có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Ưu điểm của các mẹo dân gian là sử dụng nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm nên rất đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà, giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí. Một số cách chữa bệnh chàm theo dân gian phổ biến như:
- Cách chữa bệnh chàm bằng dầu dừa: Sử dụng tinh dầu dừa nguyên chất để bôi lên vùng da bị bệnh chàm. Giữ nguyên như vậy từ 30 – 60 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Chữa bệnh chàm bằng lá ổi: Chọn 1 nắm lá ổi tươi, không bị sâu hỏng, đem rửa sạch rồi giã nát. Đắp lá ổi vừa giã lên vùng da bị bệnh chàm. Có thể dùng băng gạc quấn lại để cố định trên da. Giữ nguyên trong 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Chữa bệnh chàm bằng lá trầu không: Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch, đun sôi với nước. Để nước lá trầu không nguội bớt rồi ngâm rửa vùng da bị bệnh chàm.
- Chữa bệnh chàm bằng lá lốt: Chọn một nắm lá lốt tươi đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó giã nát lá lốt và đắp lên vùng da bị bệnh chàm. Giữ nguyên từ 20 – 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Theo bác sĩ Lệ Quyên, phương pháp dân gian chữa bệnh chàm nhìn chung khá lành tính do chỉ sử dụng các nguyên liệu tự nhiên. Tuy nhiên, nếu quá trình sơ chế các nguyên liệu không đảm bảo yếu tố vệ sinh có thể gây nhiễm trùng da khiến bệnh càng nặng thêm. Mặt khác các phương pháp này chỉ giúp làm giảm bớt phần nào triệu chứng bệnh, chứ không có tác dụng điều trị. Do đó, bệnh nhân chỉ nên coi đây là phương pháp hỗ trợ điều trị và vẫn cần thiết phải thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để chữa bệnh bằng những cách chính thống.
Chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam theo Y học cổ truyền
Y học cổ truyền xếp bệnh chàm eczema vào nhóm bệnh viêm da mãn tính, nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm phải phong hàn. Khi phong ở trong cơ thể lâu ngày sẽ sinh ra nhiệt, dẫn đến huyết táo, không dưỡng được da. Mặt khác chức năng các tạng phủ suy yếu, đặc biệt là gan, thận khiến độc tố không được đào thải, gây tích tụ dưới da mà hình thành nên bệnh. Căn nguyên sâu xa là do hệ miễn dịch suy yếu, khiến nội tiết kém điều hòa, cơ thể dễ bị tấn công bởi các yếu tố ngoại tà.
Để điều trị chàm eczema, Đông y chú trọng chữa bệnh từ gốc. Nghĩa là tập trung giải quyết căn nguyên gây bệnh từ bên trong cơ thể, loại bỏ các yếu tố gây bệnh bằng cách tăng cường giải độc, trừ phong, thành nhiệt, từ đó làm giảm triệu chứng và kiểm soát bệnh ổn định.
Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc Nam chữa bệnh chàm eczema tốt nhất hiện nay
Được nghiên cứu bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Thuốc dân tộc, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã tạo nên giải pháp điều trị bệnh chàm an toàn, hiệu quả được nhiều bệnh nhân và chuyên gia đánh giá cao.
Bài thuốc đã được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 lựa chọn giới thiệu tới đông đảo khán giả xem truyền hình trong số phát sóng ngày 17/11/2019.
>> Xem chi tiết: Phần giới thiệu bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang trên VTV2
Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc Nam duy nhất hiện nay kết hợp thành công 3 dạng bào chế gồm: UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA mang đến phác đồ điều trị bệnh chàm eczema hoàn thiện nhất, giúp đẩy lùi bệnh từ gốc, loại bỏ căn nguyên gây bệnh sâu bên trong cơ thể và phục hồi làn da khỏe mạnh.
Bài thuốc có thành phần chính là Thanh bì, một thảo dược đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có khả năng kháng Histamin, giúp làm giảm nhanh chóng triệu chứng ngứa ngáy ngoài da. Đồng thời, Thanh bì còn giúp sát khuẩn, chống viêm và dưỡng da rất hiệu quả. Cùng với đó các chuyên gia đã thêm vào 30 vị thuốc quý có chức năng bổ trợ cho vị thuốc chủ như Bồ công anh, Sa sâm, Bạch linh, Tang bạch bì, Đơn đỏ, Hồng hoa, Sa đằng tử, Kim ngân hoa, Thổ phục linh, Huyết đằng, Ké đầu ngựa… để tạo nên bộ 3 chế phẩm gồm:
🍀Thuốc ngâm rửa: Có công dụng làm sạch, sát khuẩn da, khoanh vùng tổn thương, ngăn chặn bệnh chàm lan rộng.
🍀Thuốc bôi: Giúp cấp ẩm, làm mềm da, chống nhiễm trùng, chữa lành tổn thương, phục hồi và tái tạo làn da từ lớp biểu bì sâu.
🍀Thuốc uống:Có công dụng sát khuẩn, tiêu viêm, trừ phong, thanh nhiệt, ổn định cơ địa để điều trị bệnh chàm từ bên trong. Đồng thời điều dưỡng cơ thể, bồi bổ tạng gan, thận, tăng thể trạng và sức đề kháng để phòng ngừa bệnh tái phát.
Với công thức thành phần ưu việt, bài thuốc đã giúp 3597 bệnh nhân thoát khỏi nỗi đau bệnh tật, tìm lại niềm vui cuộc sống.
Thanh bì Dưỡng can thang có thành phần 100% thảo dược tự nhiên, được thu hái trực tiếp từ các vườn chuyên canh dược liệu sạch chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế GACP-WHO do Trung tâm Thuốc dân tộc gieo trồng và phát triển, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe bệnh nhân.
Đặc biệt, bài thuốc có thể gia giảm thành phần tùy thuộc theo cơ địa, thể trạng và mức độ bệnh của mỗi người. Do đó bài thuốc này phù hợp với đông đảo đối tượng bệnh nhân, bao gồm cả trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú.
Bệnh chàm kiêng ăn gì? Nên ăn gì?
Bên cạnh việc điều trị tích cực, bệnh nhân cần chú ý đặc biệt đến chế độ ăn uống để tránh khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.
Theo bác sĩ Lệ Quyên, trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân nên hạn chế tối đa việc dung nạp các thực phẩm như:
- Thức ăn nhiều dầu mỡ như đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên xào.
- Các món ăn cay nóng, nhiều gia vị.
- Những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản có vỏ, đậu phộng, trứng.
- Rượu bia và các chất kích thích…
Bên cạnh đó, bệnh nhân nên thường xuyên bổ sung một số món ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe và hệ miễn dịch như:
- Các loại rau lá xanh như rau cải xoăn, rau bina, rau chân vịt, súp lơ xanh…
- Các loại hoa quả giàu vitamin như cam, bưởi, cà rốt, chuối…
- Một số loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, hạnh nhân, gạo lứt…
- Nhóm thực phẩm giàu kẽm…
Các biện pháp chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân chàm – eczema
Bên cạnh việc điều trị tích cực, bệnh nhân chàm – eczema còn cần chú ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày và chăm sóc da tại nhà để giúp bệnh nhanh chóng phục hồi.
- Dưỡng ẩm cho da mỗi ngày: Dưỡng ẩm cho da đầy đủ (2 lần/ ngày) giúp tăng cường hàng rào bảo vệ và giảm các triệu chứng của eczema như ngứa ngáy, sưng viêm, da bong vảy,… Bạn nên trao đổi với bác sĩ da liễu để được tư vấn sản phẩm phù hợp. Dùng các sản phẩm có độ kích ứng cao có thể làm phát sinh phản ứng dị ứng và khiến triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Không gãi lên vùng da bị tổn thương: Thay vì gãi lên vùng da bị ngứa ngáy, bạn nên ấn nhẹ vào da để làm giảm cảm giác khó chịu đồng thời hạn chế tình trạng trầy xước. Đối với trẻ em, nên cắt móng và đeo bao tay để hạn chế tình trạng trẻ gãi hoặc cào vào các vùng da này.
- Tắm nước ấm: Tắm bằng nước ấm sẽ giúp da mềm, ẩm và giảm ngứa ngáy. Bạn cũng có thể thêm một ít baking soda hoặc bột yến mạch vào bồn tắm để hỗ trợ điều trị. Nên ngâm mình trong bồn từ 10 – 15 phút, sau đó lau khô và sử dụng kem dưỡng ẩm.
- Sử dụng xà phòng dịu nhẹ: Các loại xà phòng có độ pH kiềm, chất tạo mùi có khả năng gây dị ứng và kích thích triệu chứng của eczema. Vì vậy bạn nên gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn loại xà phòng dịu nhẹ và phù hợp với tình trạng da.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Không khí khô hanh có thể làm da mất độ ẩm và ngứa ngáy dữ dội. Vì vậy vào thời điểm mùa đông, bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm để giảm tác động xấu lên da.
- Mặc quần áo rộng rãi, thấm hút: Giảm kích ứng và ma sát lên da bằng cách tránh các quần áo bó sát, chất liệu dày và không thấm hút.
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng và các vấn đề do rối loạn cảm xúc có thể làm nghiêm trọng triệu chứng của bệnh eczema. Do đó bạn cần điều chỉnh cảm xúc tiêu cực bằng cách chia sẻ với người thân và bạn bè. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn nên tìm đến chuyên gia tâm lý để cải thiện tâm trạng.
Trên đây là những kiến thức hữu ích mà bệnh nhân chàm – eczema nên nắm rõ nhằm nhận biết bệnh sớm và điều trị kịp thời. Để được tư vấn chính xác về tình trạng bệnh chàm và phác đồ điều trị hiệu quả nhất, độc giả có thể chụp ảnh vùng da bị chàm và gửi về cho các bác sĩ của Trung tâm Thuốc dân tộc, kèm theo mô tả chi tiết triệu chứng bệnh.