Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân có đáng lo?

Chị em phụ nữ rất dễ gặp phải các vấn đề da liễu bất thường trong quá trình mang thai. Nhiều bà bầu phàn nàn vì tình trạng ngứa ngáy, khó chịu khi bị nổi mẩn ngứa ở chân. Xác định rõ nguyên nhân mới có thể đưa ra phương án can thiệp phù hợp. Điều này cũng sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ nói riêng và sức khỏe thai kỳ nói chung.

bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân
Mang thai là thời kỳ nhạy cảm khiến rất nhiều bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân – Nguyên nhân do đâu?

Mang thai là khoảng thời gian rất nhạy cảm với bất cứ người phụ nữ nào. Các vấn đề sức khỏe bất thường, nhất là vấn đề về da sẽ rất dễ kích hoạt. Trong đó, rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân.

Các vết mẩn không chỉ khiến bề mặt da bị tổn thương mà còn đi kèm với tình trạng ngứa ngáy, nóng rát rất khó chịu. Cào gãi còn dễ khiến phát sinh thêm các tổn thương thứ phát và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân có thể liên quan đến một số nguyên nhân dưới đây:

1. Sự thay đổi đột ngột của hormone trong cơ thể

Trong thai kỳ, nhất là ở 3 tháng đầu tiên thì hormone trong cơ thể thai phụ sẽ có sự thay đổi rất lớn. Cơ thể của nhiều bà bầu sẽ không thể thích ứng kíp được với sự thay đổi đột ngột này.

Sau quá trình thụ thai, hoàng thể ở buồng trứng sẽ sản sinh nhiều hormone progesterone hơn bình thường. Điều này nhằm giữ cho bào thai được bám chắc vào thành tử cung. Đồng thời tuyến yên cũng sẽ sản sinh ra nhiều prolactin – hormone hơn. Chính sự thay đổi hormone một cách đột ngột này được cho là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân.

2. Bà bầu bị nổi mề đay

Sẩn ngứa và nổi mề đay là tình trạng phổ biến có thể gặp ở khoảng 1% phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Đây là cơn phát ban lành tình mà đặc trưng là sự xuất hiện của các nốt sẩn nhỏ với màu hồng và thường nổi trên vết rạn da.

Những nốt sần có thể tập hợp lại thành từng mảng. Tình trạng nổi mề đay thường xuất hiện ở vùng bụng rốn nhưng sau đó có thể lan dần tới cả chân tay. Hiện tượng nổi sẩn ngứa hay mề đay thường kích hoạt trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.

3. Bà bầu bị viêm nang lông ở chân

Viêm nang lông ở chân cũng là nguyên nhân có thể khiến cho bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân. Thực tế ghi nhận, tình trạng này thường có xu hướng xuất hiện tương đối phổ biến ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Triệu chứng đặc trưng nhất là vùng da chân bị bệnh thường xuất hiện các nốt mẩn ngứa. Có thể kèm theo mụn nước có dịch mủ ở lỗ chân lông. Nếu sớm phát hiện và can thiệp đúng cách thì các triệu chứng sẽ nhanh chóng được kiểm soát và chữa lành.

mẩn ngứa ở chân khi mang thai
Nổi mẩn ngứa ở chân khi mang thai có thể là biểu hiện của bệnh viêm nang lông

Tuy nhiên nếu để kéo dài, vùng da tổn thương có thể lan rộng khiến mẹ bầu rất ngứa ngáy, khó chịu. Một số trường hợp còn khiến cho u nhọt xuất hiện dưới da, gây ra cảm giác đau đớn cho thai phụ. Lúc này, thâm sẹo lớn có thể tồn tại dai dẳng trên da sau khi điều trị.

4. Viêm da bọng nước cũng có thể là bệnh lý liên quan

Nếu tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân xuất hiện ở khoảng từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 21 của thai kỳ thì rất có thể do mẹ bầu đang mắc bệnh viêm da bọng nước. Triệu chứng ban đầu thường kích hoạt ở vùng bụng rốn và lan rất nhanh sang lưng, bàn chân, bàn tay… Tình trạng này khiến mẹ bầu rất khó chịu, ngứa ngáy đến mất ăn mất ngủ.

5. Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân được đề cập ở chân thì một số yếu tố sau cũng có liên quan và làm tăng nguy cơ nổi mẩn ngứa ở chân khi mang thai:

  • Sức đề kháng suy giảm:Sức đề kháng và hệ miễn dịch của phụ nữ giảm rõ rệt trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các vấn đề bất thường bùng phát – nổi mẩn ngứa ở chân là một trong số đó.
  • Da nhạy cảm và dễ kích ứng: Các chuyên gia cho biết, những thay đổi về hormone cũng như tâm lý khi mang thai cũng có thể khiến cho làn da của bà bầu trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn. Vùng da chân dễ bị nổi mẩn ngứa khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như nấm mốc, bụi bẩn, phấn hóa, chất tẩy rửa mạnh, xà phòng…
  • Căng thẳng và stress: Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở những người lần đầu làm mẹ. Những bất ổn về tâm lý sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tạo điều kiện cho mẩn ngứa bùng phát.
  • Chế độ ăn uống:Trong thai kỳ, bà bầu thường phải bổ sung nhiều dưỡng chất hơn, ăn nhiều hơn trong từng bữa. Sự thay đổi đột ngột về chế độ ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng, đồng thời cũng có thể làm tăng nguy cơ kích hoạt các triệu chứng da liễu.
nổi mẩn ngứa ở chân khi mang thai
Căng thẳng, stress trong thai kỳ cũng có thể làm tăng nguy cơ nổi mẩn ngứa ở chân

Nổi mẩn ngứa ở chân khi mang bầu có đáng lo không?

Theo nhận định từ các chuyên gia Da liễu, bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân là tình trạng thường gặp và không quá đáng lo. Nếu có biện pháp can thiệp đúng đắn thì việc kiểm soát và khắc phục là hoàn toàn không khó.

Tuy nhiên, tình trạng ngứa ngáy kéo dài dai dẳng cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của mẹ bầu. Ngứa ngáy gây khó chịu, mất ăn mất ngủ khiến tinh thần mệt mỏi, thể trạng suy nhược. Từ đó sẽ gián tiếp gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai kỳ.

Ngoài ra, nếu không sớm can thiệp thì tổn thương da còn có thể lan tỏa trên diện rộng. Ngứa ngáy khiến mẹ bầu thường xuyên cào gãi có thể làm phát sinh tổn thương thứ phát và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khiến làn da bị tổn thương nặng nề.

Cách xử lý khi bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân

Bà bầu không nên quá lo lắng khi bị nổi mẩn ngứa ở chân. Nếu biết khắc phục đúng cách thì sẽ nhanh chóng kiểm soát tốt triệu chứng và hạn chế tổn thương cho da.

Sau đây là một số biện pháp an toàn mà các bà bầu có thể áp dụng để chữa mẩn ngứa ở chân:

1. Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân có thể chườm lạnh

Cách này đặc biệt phù hợp khi các nốt mẩn ngứa là do tình trạng nổi mề đay gây ra. Mề đay thực chất là hệ quả do mao mạch tại lớp trung bì bị kích thích bởi một số chất trung gian gây dị ứng.

Vì vậy khi các triệu chứng bùng phát trên vùng da chân, bà bầu có thể chườm lạnh để làm giảm ngứa. Đồng thời xoa dịu vùng da bị tổn thương và ngăn ngừa triệu chứng lan tỏa rộng.

Chườm lạnh có thể áp dụng khi các nốt mẩn ngứa khu trú tại những vùng da có phạm vi nhỏ. Trước hết hãy làm sạch vùng da tổn thương sau đó chườm túi hay khăn lạnh trực tiếp lên da. Điều này sẽ giúp làm co mao mạch, giảm sưng đỏ da và giảm ngứa.

2. Dùng nha đam và chanh tươi chữa mẩn ngứa ở chân khi mang thai

Nha đam là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong việc chăm sóc sức khỏe cho làn da. Các thành phần trong gel nha đam sẽ giúp cấp ẩm, làm dịu da và giảm ngứa rất hiệu quả.

bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân đáng lo không
Bà bầu có thể dùng gel nha đam kết hợp chanh tươi để làm dịu da và giảm ngứa

Khi kết hợp với chanh tươi có tác dụng làm sạch da, sát khuẩn mạnh mẽ sẽ nâng cao công dụng điều trị. Bên cạnh đó còn giúp tăng hàng rào bảo vệ da, giúp chống lại sự tấn công của các yếu tố kích thích từ bên ngoài.

Cách thực hiện:

  • Dùng 1 lá nha đam tươi đem đi rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ và dùng thìa cạo lấy phần gel trong.
  • Cho vài giọt nước cốt chanh tươi vào trộn đều.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da chân đang bị mẩn ngứa rồi thoa trực tiếp hỗn hợp gel nha đam và nước cốt chanh tươi lên.
  • Để khô tự nhiên trong khoảng 15 – 20 phút rồi dùng nước ấm rửa lại.

**Lưu ý: Nên thử trước gel nha đam lên vùng da khỏe mạnh rồi mới áp dụng cho vùng da bị nổi mẩn. Nước cốt chanh tươi có tính acid mạnh nên không áp dụng cho vùng da gặp tổn thương thứ phát hay đã có dấu hiệu nhiễm trùng.

3. Sử dụng mật ong chữa mẩn ngứa ở chân cho bà bầu

Mật ong chứa hàm lượng các dưỡng chất rất đa dạng và dồi dào. Bên cạnh công dụng nâng cao thể trạng, cải thiện miễn dịch thì nguyên liệu này còn giúp khắc phục các vấn đề da liễu thường gặp.

Các acid amin, vitamin B,E và thành phần chống oxy hóa trong mật ong có thể hỗ trợ phục hồi màng lipid. Đồng thời giúp dưỡng ẩm và làm giảm tình trạng da bong tróc và ngứa ngáy. Ngoài ra, hàm lượng polyphenol dồi dào trong mật ong còn kích thích sản sinh collagen.Nhờ đó mà có thể làm tăng tốc độ phục hồi tổn thương và ngăn ngừa thâm sẹo hình thành.

bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân phải làm sao
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn và hỗ trợ khắc phục tổn thương trên da rất tốt

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da chân bị nổi mẩn ngứa rồi dùng khăn mềm lau khô.
  • Sử dụng mật ong nguyên chất thoa đều lên mà massage nhẹ nhàng vài phút.
  • Để khô tự nhiên thêm 10 phút rồi dùng nước ấm rửa sạch.
  • Bên cạnh việc dùng mật ong đơn thuần thì bà bầu cũng có thể kết hợp với sữa chua không đường, chanh hay gel nha đam…

4. Bà bầu có thể uống trà hoa cúc

Nhiều nghiên cứu ghi nhận rằng, uống trà hoa cúc có thể sẽ hỗ trợ làm giảm căng thẳng thần kinh. Đồng thời cải thiện các bệnh lý có liên quan tới yếu tố stress như nổi mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa, trầm cảm, mất ngủ…

Bên cạnh đó, trà hoa cúc còn chứa hàm lượng dồi dào các chất chống oxy hóa. Chúng sẽ giúp điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn, giữ cho làn da luôn ở trong trạng thái thông thoáng, dễ chịu.

Do đó, việc uống trà hoa cúc có thể giúp mẹ bầu kiểm soát tổn thương da cùng triệu chứng ngứa ngáy do tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân gây ra. Tuy nhiên, chỉ nên uống mỗi ngày 1 tách trà, việc lạm dụng sẽ dễ gây ra vấn đề rủi ro ngoại ý trong thai kỳ.

5. Dùng giấm táo chữa nổi mề đay ở chân cho bà bầu

Thực tế ghi nhận rằng, giấm táo cũng là một nguyên liệu có thể dùng để khắc phục các vấn đề da liễu. Và đặc biệt, nguyên liệu này an toàn với cả phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai.

Hàm lượng acid citric dồi dào có trong giấm táo sẽ giúp làm dịu da, sát trùng và cân bằng độ pH cho da. Nhờ đó mà giúp làm giảm ngứa, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn cùng tác nhân gây hại tấn công và gây nhiễm trùng.

chữa mẩn ngứa ở chân khi mang thai
Giấm táo là nguyên liệu sát khuẩn và giảm ngứa da rất tốt, an toàn cho cả bà bầu

Cách thực hiện:

  • Sử dụng 1ml giấm táo khuấy đều cùng 10ml nước lọc.
  • Vệ sinh vùng da chân đang bị nổi mẩn ngứa và lau khô.
  • Dùng bông y tế thấm vào dung dịch giấm táo pha loãng rồi thoa lên vùng da cần điều trị.
  • Nên vỗ nhẹ nhàng để giấm táo có thể thấm sâu vào bên trong da.

6. Bài thuốc thảo dược đặc trị nổi mẩn ngứa cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Các phương pháp kể trên chỉ có tác dụng giảm tình trạng mẩn ngứa tạm thời mà không có tác dụng điều trị tận gốc. Các bài thuốc Đông y chiết xuất từ thảo dược được xem là cứu tinh giúp bà bầu thoát khỏi tình trạng ngứa ngáy, sẩn phù hiệu quả và an toàn. 

Nắm chắc quy tắc trị bệnh trong Đông y, các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã cho ra đời bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang. Bài thuốc kế thừa tinh hoa y pháp của các danh y thời trước, nhiều công thức thuốc cổ truyền được Trung tâm Thuốc dân tộc lưu giữ và bảo tồn.

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang cứu tinh cho bà bầu bị mẩn ngứa
Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang cứu tinh cho bà bầu bị mẩn ngứa

Kết quả thống kê tại phòng khám thương hiệu Thuốc dân tộc, mỗi năm bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang đã giúp hàng ngàn người điều trị dứt điểm mẩn ngứa, mề đay. Bài thuốc quy tụ nhiều ưu điểm tuyệt vời, là sự lựa chọn hàng đầu của các bà bầu:

  • Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc độc quyền của Trung tâm Thuốc dân tộc được nghiên cứu bài bản bởi các y bác sĩ YHCT đầu ngành. Bài thuốc đặc trị mẩn ngứa, mề đay tận gốc, bám sát y lý trị bệnh trong Đông y. 
  • Bài thuốc kết hợp song song 2 phương thuốc nhỏ tạo tác động kép vừa điều trị vừa phục hồi ngăn bệnh tái phát. 2 chế phẩm gồm Giải độc hoàn đặc trị mẩn ngứa, sẩn phù và Bình can hoàn phục hồi cơ thể, tăng cường thể trạng, ngăn bệnh quay trở lại. 
  • Sự kết hợp của gần 30 vị thuốc quý có dược lực mạnh trong điều trị các bệnh về da liễu như: Phòng phong, Bồ công anh, Kim ngân cành, Xuyên khung, Hồng hoa, Diệp hạ châu,… cùng nhiều thảo dược khác.
  • Dược liệu góp mặt trong Tiêu ban Giải độc thang đều được kiểm nghiệm khắt khe, chất lượng đạt chuẩn GACP – WHO. Bài thuốc an toàn tuyệt đối, không tác dụng phụ, phù hợp với bà bầu, phụ nữ sau sinh, trẻ nhỏ, người có cơ địa yếu,…
Tiêu ban Giải độc thang hội tụ gần 30 thảo dược quý chắt lọc dược tính tinh túy nhất
Tiêu ban Giải độc thang hội tụ gần 30 thảo dược quý chắt lọc dược tính tinh túy nhất
  • Công thức thuốc có thể gia giảm linh hoạt tùy theo thể bệnh. Do đó bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang có thể xử lý mọi thể mề đay, mẩn ngứa, dị ứng…
  • Hiệu quả bài thuốc được cảm nhận rõ qua từng giai đoạn, thuốc tới đâu trị bệnh tới đó. Sau 7 – 10 ngày các triệu chứng mẩn ngứa, sẩn phù giảm rõ rệt. Có khoảng 95% người bệnh điều trị dứt điểm sau 1 – 3 tháng dùng thuốc. Số ít bệnh nhân còn lại cần thời gian điều trị dài hơn. Thời gian điều trị tùy theo sức khỏe và tình trạng bệnh của mỗi người.

Rất nhiều bệnh nhân có những phản ánh tích cực về hiệu quả bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang:

Nhà văn trẻ Hạc Xanh chia sẻ hành trình thoát khỏi mề đay mẩn ngứa sau sinh với bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang.

Bạn Nghiêm Huyền Linh ( 25 tuổi, Hà Nội) bị mề đay mãn tính từ nhỏ. Nhờ kiên trì sử dụng Tiêu ban Giải độc thang Linh đã tạm biệt căn bệnh quái ác này sau 1 tháng sử dụng thuốc. 

7. Một số cách chăm sóc khác

Bên cạnh việc áp dụng các mẹo tự nhiên tại nhà được đề cập ở trên thì bà bầu cũng cần chú ý đến một số biện pháp chăm sóc khác. Bao gồm cả việc chăm sóc da và chăm sóc sức khỏe tổng thể.

Điều này sẽ giúp hỗ trợ làm giảm ngứa, phục hồi tổn thương da nhanh chóng hơn, tăng miễn dịch cũng như hàng rào bảo vệ cho da. Cần thực hiện một số vấn đề cụ thể sau đây:

  • Cần chú ý vệ sinh da sạch sẽ 2 lần/ngày, đồng thời giữ cho vùng da chân luôn được mát mẻ và khô thoáng.
  • Tuyệt đối không dùng tay cào gãi hay chà xát lên vùng da đang bị nổi mẩn ngứa. Thói quen cào gãi có thể khiến tổn thương lan rộng và gây trợt loét trên bề mặt da.
  • Không nên mang tất quá dày, mặc quần thông thoáng để tránh ma sát lên bề mặt da bị nổi mẩn ngứa.
  • Uống nhiều nước, đồng thời tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi vào trong chế độ dinh dưỡng.
  • Hạn chế tiêu thụ các nhóm thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như hải sản, đậu phộng, trứng…
  • Cách ly với các yếu tố dễ gây kích ứng như xà phòng, chất tẩy rửa mạch, hóa mỹ phẩm, phấn hoa, nấm mốc, mạt bụi, lông động vật…
  • Nên tham khảo bác sĩ để được tư vấn về những sản phẩm làm sạch, dưỡng ẩm và chăm sóc da phù hợp.
bà bầu bị mẩn ngứa ở chân
Bà bầu cần lựa chọn các sản phẩm phù hợp để chăm sóc và dưỡng ẩm cho da

7. Khi nào thì bà bầu nên thăm khám bác sĩ?

Tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân khi mang thai có thể do nhiều nhóm nguyên nhân cùng cộng hưởng kích hoạt. Nếu là do các bệnh lý da liễu thì việc chăm sóc và điều trị tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ mà không thể khắc phục hoàn toàn.

Bà bầu nên chú ý thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị khi:

  • Tình trạng nổi mẩn ngứa kích hoạt cùng việc nổi các nốt mụn nước li ti dễ vỡ.
  • Ngứa ngáy dữ dội và kéo dài ảnh hưởng lớn tới tâm lý, giấc ngủ và cuộc sống.
  • Tổn thương da lan tỏa rộng và trở nên nghiêm trọng.
  • Các mẹo điều trị và chăm sóc tại nhà không đáp ứng tốt với triệu chứng.
  • Vùng da bị nổi mẩn xuất hiện tổn thương thứ phát hay có dấu hiệu nhiễm trùng.

Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, thăm khám, xác định nguyên nhân cùng thực trạng bệnh để có biện pháp can thiệp phù hợp. Thông thường, một số loại thuốc bôi an toàn cho thai kỳ sẽ được chỉ định còn thuốc uống chỉ được cân nhắc khi thật sự cần thiết.

Nhiều mẹ bầu luôn bị lo lắng và căng thẳng khi tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân kích hoạt thường xuyên. Tuy nhiên, các chuyên gia đã nhận định, đây không phải là vấn đề đáng quan ngại. Chỉ cần có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng đắn thì sẽ kiểm soát nhanh chóng, ít ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.