Dị ứng son môi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Dị ứng son môi là hiện tượng hệ miễn dịch chống lại chất gây dị ứng có trong sản phẩm, hình thành các triệu chứng: sưng, ngứa, đỏ, nóng rát môi… Mặc dù khá hiếm gặp nhưng dị ứng son môi lại gây triệu chứng khó chịu. Tham khảo những thông tin sau đây để nhận biết chính xác triệu chứng dị ứng son môi và cách khắc phục khi gặp tình trạng này.
I. Nguyên nhân nào gây dị ứng son môi?
Các loại mỹ phẩm nói chung và son môi nói riêng giúp cải thiện ngoại hình, thu hút sự chú ý. Trước đây, việc dùng son môi đã được hình thành từ thời cổ đại, chỉ có những người thuộc dòng dõi hoàng gia mới được phép sử dụng. Cho đến ngày nay, son môi được dùng vô cùng rộng rãi và phổ biến, trở thành món đồ trang điểm không thể thiếu ở chị em phụ nữ.
Tương tự như các loại mỹ phẩm khác, son môi chứa nhiều hóa chất và không phải tất cả đều vô hại. Tuy vậy, phần lớn mọi người thường không gặp phải triệu chứng dị ứng ngay (vì những chất gây hại thường được thêm vào mỗi thỏi son với hàm lượng vừa phải, trong giới hạn chuẩn cho phép) mà sự tiếp xúc với chất dị ứng trong son môi trong một thời gian dài mới là nguyên nhân chính gây dị ứng.
Nếu như bạn dùng một thỏi son có thành phần mà bạn bị dị ứng, qua thời gian, các phản ứng dị ứng có thể được kích hoạt. Theo DermNetz, các chất trong son môi có thể gây dị ứng gồm:
- Chất bảo quản: propyl galate, paraben, formaldehyd, chất giải phóng formaldehyd và isothiazolinones (theo một bài báo về viêm da 2014).
- Nước hoa: gồm Balsam Peru (Myroxilion perelrae) – chất được sử dụng để thêm hương thơm hoặc hương vị cho nhiều sản phẩm; benzen benzoat – được dùng làm hương liệu hoặc phụ gia bảo quản; và cinnamaldehyd.
- Hương liệu: tinh dầu bạc hà
- Thuốc nhuộm: D & C Vàng # 11 và D & C đỏ # 7 là những màu son dễ gây dị ứng.
- Chất làm mềm: gồm có Lanolin (từ lông cừu) và propylene glycol – chất giữ ẩm.
- Sáp và các loại dầu: sáp ong, dầu thầu dầu (chất gây dị ứng là axit Ricinoleic), vitamin E, dầu dừa…
- Chất làm dày môi: gồm ớt cayenne và quế. Các chất này có tác dụng giúp cho môi cố vẻ căng mịn, đầy đặn hơn, hoạt động dựa trên cơ chế kích thích cơ thể giải phóng neurohormone P, benzyl nicotine và L-arginine làm giãn mạch máu ở môi.
- Các thành phần khác: chất chống nắng benzophenone, chất làm bóng môi, chất khóa màu môi
Các nhà nghiên cứu đã cho bệnh nhân thử nghiệm các hóa chất gây dị ứng môi vừa được liệt kê trên trong thời gian từ 2001 – 2004, sau đó phân tích, so sánh, đối chiếu…, kết quả báo cáo được đăng tải trên tạp chí Viêm da (2008) đã cho thấy những nguyên nhân gây viêm môi phổ biến nhất gồm:
- Nước hoa
- Balsam Peru
- Niken (kim loại chứa trong son môi)
- Thuốc mỡ hoặc kem kháng khuẩn Neomycin
- Sodium gold thiosulfate (chất thường được dùng trong điều chế thuốc).
Nếu như bạn đã dùng sản phẩm son môi từ lâu và đột nhiên xuất hiện phản ứng dị ứng thì có nghĩa là các chất trong son đã tích tụ đến ngưỡng gây dị ứng hoặc nhà sản xuất thêm một số thành phần mới trong sản phẩm cũ.
II. Các triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng son môi
Phần lớn, những người bị dị ứng son môi thường xuất hiện những triệu chứng sau:
- Cảm giác nóng rát ở môi
- Môi đau rát, khó chịu
- Ngứa cả hai môi
- Sưng môi
Nếu bị viêm da tiếp xúc do hóa chất có trong son môi, các triệu chứng dị ứng thường xuất hiện tại chỗ. Môi của người bệnh sẽ có biểu hiện do mẫn cảm như đỏ và sưng.
Nếu dị ứng gây ngứa, nóng rát môi, nuốt son có thể khiến cho triệu chứng lan rộng hơn. Điều này thường xảy ra khi bạn dùng son màu đỏ (được chế tạo từ xác khô của loại côn trùng bọ cánh cứng).
Các triệu chứng dị ứng bắt đầu bằng việc môi bắt đầu bong tróc cho đến khi biểu hiện bùng phát nghiêm trọng:
1. Phát ban da:
Phát ban da có thể xuất hiện ngay sau khi thoa son môi. Vì son môi có thể dính vào miệng, lưỡi, cổ họng nên có thể kích hoạt phản ứng viêm ở những vị trí này. Ở một số đối tượng có thể xuất hiện phù mạch sau khi thoa son. Các chuyên gia cho biết, son có màu đỏ là loại dễ gây dị ứng nhất.
Nếu như bạn đang bị chàm hoặc một số bệnh da liễu mạn tính khác, dị ứng son môi có thể khiến cho triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Các vấn đề về đường tiêu hóa
Trung bình, mỗi người phụ nữ trên thế giới dùng 1.8 kg son trong đời. Phần lớn những loại son môi đều chứa màu thực phẩm. Các hóa chất trên có thể đến dạ dày và gây ra một số vấn đề về đường tiêu hóa nếu như nuốt phải.
Trong son môi có chứa bismuth oxychloride – chất có thể gây ngộ độc nếu dùng liều cao. Tuy nhiên, hàm lượng chất trên trong son thường không cao nên chúng chỉ gây ảnh hưởng đến cơ thể bằng cách tích tụ theo thời gian và chuyển hóa thành chất gây kích ứng.
Một số thành phần hóa học có trong son môi cũng có thể gây co thắt dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng kem theo các triệu chứng trên da.
3. Vấn đề về hô hấp
Hen suyễn, nhức đầu, chảy nước mũi, ho, ngất, nổi mề đay, thở khò khè, đánh trống ngực… là một số triệu chứng có thể gặp phải khi bị dị ứng với son môi. Vì thế, người bị hen suyễn và một số vấn đề hô hấp khác cần lưu ý, tránh dùng son nghi ngờ gây dị ứng.
Trong một số trường hợp, dị ứng son môi có thể gây sốc phản vệ – phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể gây tử vong. Trong trường hợp này, người bệnh cần được chăm sóc y tế đặc biệt.
4. Sốc phản vệ
Sốc phản vệ là một trong những triệu chứng dị ứng son môi nhưng không phổ biến. Sốc phản vệ chỉ xảy ra khi bị ứng nặng với thỏi son đang dùng. Lúc này, từng hệ cơ quan bắt đầu ngưng hoạt động, đường thở bị tắt nghẽn gây khó khăn trong hô hấp, có thể gây tử vong.
III. Cách khắc phục dị ứng son môi
Để khắc phục tình trạng dị ứng do dùng son môi, bên cạnh việc tránh tiếp xúc với những thành phần có khả năng gây dị ứng, cần thực hiện những bước sau:
- Rửa sạch môi
- Dùng khăn ướt, mát đắp lên môi trong vòng 15 – 20 phút để giảm nhẹ triệu chứng sưng, viêm, ngứa rát.
- Thoa nhẹ kem không cần kê đơn hydrocortisone 1% hoặc thuốc mỡ lên môi và vùng da bị ảnh hưởng.
- Nếu người bệnh bị ngứa, phát ban nghiêm trọng, bạn có thể dùng thêm các loại thuốc kháng Histtamine.
- Giữ môi luôn khô ráo và ngưng dùng son môi, các sản phẩm dưỡng môi cho đến khi triệu chứng được cải thiện.
- Tránh liếm môi vì điều này có thể khiến cho môi càng khô và dễ bị kích ứng hơn.
Sau 2 – 3 ngày, nếu tình trạng dị ứng son môi không được cải thiện, hãy đến với bác sĩ để được chỉ định các loại kem, thuốc điều trị dị ứng, thuốc kháng Histamine có dược tính mạnh hơn. Ngoài ra, nếu như cơ thể xuất hiện phát ban hoặc ngứa tại vị trí khác trên cơ thể, bạn cũng nên nhanh chóng gặp bác sĩ để có biện pháp khắc phục và điều trị kịp thời.
IV. Phòng ngừa dị ứng son môi
Mặc dù không phổ biến nhưng bất kì đối tượng nào cũng có nguy cơ bị dị ứng son môi. Nên chọn những sản phẩm son môi có chứa nhiều thành phần tự nhiên, hạn chế sử dụng các sản phẩm có ít chất bảo quản, phụ liệu.
Trên đây là một số thông tin về về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách khắc phục và phòng ngừa dị ứng son môi. Liên hệ với chuyên gia nếu như có bất kì thắc mắc nào khác để được giải đáp chính xác và nhanh chóng.
Hãy liên hệ ngay với Trung tâm Thuốc dân tộc để được các bác sĩ hàng đầu của chúng tôi tư vấn chi tiết về tình trạng bệnh và phác đồ điều trị hiệu quả nhất.