Bệnh viện Truyền máu Huyết học – Cơ sở 2

Bệnh viện Truyền máu Huyết học – Cơ sở 2 tiền thân là Viện truyền máu Quốc gia. Bệnh viện được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1975 tại số 201 đường Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện Truyền máu Huyết học - Cơ sở 2
Thông tin chi tiết về dịch vụ, chi phí và cơ sở vật chất tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học – Cơ sở 2

Tổng quan về Bệnh viện Truyền máu Huyết học – Cơ sở 2

Tháng 5/1975 theo quyết định của Bộ Y tế Thương binh Xã hội Chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam, bác sĩ Trần Văn Bé được phân công tiếp quản Viện truyền máu Quốc gia (Sài Gòn cũ) với tên gọi mới là Viện Truyền Máu. Thời gian đó bệnh viện nằm tại địa chỉ số 118 đường Hồng Bàng, phường 12, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1976, Viện Truyền Máu được chuyển về thành phố, hoạt động dưới sự quản lý và chỉ đạo của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1979 Viện Truyền Máu được đổi tên thành Trung tâm Truyền máu – Huyết học. Sau đó tiếp tục đổi thành Bệnh viện Truyền Máu – Huyết Học vào năm 2002. Khi đó bệnh viện không chỉ là một ngân hàng máu chuyên xét nghiệm và cung cấp máu cho những bệnh viện lớn nhỏ tại thành phố mà còn là nơi chuyên khám và điều trị các bệnh lý về máu ngay tại Khu Lâm Sàng được thành lập vào năm 1990.

Ban đầu bệnh viện làm việc với một quy mô đơn giản bao gồm: 1 khoa Miễn dịch, 1 khoa Dự trữ máu, 1 khoa điều trị, 1 khoa Huyết sinh học, khoa Dược và các phòng chức năng. Hiện tại bệnh viện đã phát triển, mở rộng và xây dựng mới cơ sở nằm trên số 118 Hồng Bàng, phường 12, quận 5.

Đồng thời cải tạo cơ sở 2 nằm trên số 201 đường Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh để hình thành được 5 khối. Bao gồm: Khối Ngân hàng máu (3 khoa), Khối Điều trị (6 khoa), Khối Cận lâm sàng (5 khoa), Ngân hàng Tế bào gốc (tiền thân là Ngân hàng Máu cuống rốn) và Khối phòng Chức năng.

Hiện tại bệnh viện có khả năng tiếp nhận 600 lượt thăm khám và điều trị trong một ngày đối với bệnh nhân ngoại trú, 300 lượt khám chữa bệnh đối với bệnh nhân nội trú, 100 lượt cấp cứu và 300 giường bệnh. Ngoài ra Bệnh viện Truyền máu Huyết học – Cơ sở 2 còn thành lập Khu truyền máu và điều trị trong ngày với 10 giường bệnh và 30 ghế đệm. Nhân viên làm việc liên tục từ 7h00 – 20h00 nhằm giúp bệnh viện giải quyết vấn đề quá tải.

Bệnh viện Truyền máu Huyết học – Cơ sở 2 không chỉ điều trị các bệnh lý nguy hiểm về máu mà còn chuyên tiếp nhận, chăm sóc và điều trị cho những ca bệnh khó như: Thực hiện ghép Haplo (còn có tên gọi khác là ghép nửa thuận hợp HLA) dành cho những bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao không có người cho phù hợp HLA hoàn toàn.

Đội ngũ bác sĩ

Đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học – Cơ sở 2 đều là những người có trình độ chuyên môn cao, đã từng học tập và làm việc tại những đất nước phát triển như: Nhật Bản, Mỹ, Bỉ… Ngoài ra họ còn là những người nhiệt tình, tâm huyết với nghề và làm việc với phương châm mang đến những điều tốt đẹp cho bệnh nhân.

Đội ngũ bác sĩ tại bệnh viện bao gồm:

BS. Phù Chí Dũng

  • Bác sĩ chuyên khoa II
  • Giám đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học.

ThS. BS Trần Thị Trang – Trưởng khoa Sàn lọc máu – Bệnh viện Truyền máu Huyết học.

PGS. TS. BS Phan Thị Xinh – Trưởng khoa Di truyền học phân tử – Bệnh viện Truyền máu Huyết học.

Bác sĩ Lê Thanh Tú

  • Bác sĩ Chuyên khoa II
  • Trưởng khoa Giải phẫu bệnh – Bệnh viện Truyền máu Huyết học.

Bác sĩ Lê Văn Tâm

  • Bác sĩ Chuyên khoa I
  • Phó Trưởng khoa Tiếp nhận hiến máu – Bệnh viện Truyền máu Huyết học.

CN Châu Trần Minh Nghĩa – Kỹ thuật viên Trưởng khoa Tiếp nhận hiến máu công tác tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học.

Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Thu – Trưởng khoa Điều chế – Cấp phát công tác tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học.

Bác sĩ Bao Minh Hiền

  • Bác sĩ Chuyên khoa I
  • Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn công tác tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học.

ThS. BS Lâm Trần Hoa Trương – Phó Trưởng khoa Miễn dịch công tác tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Hoa

  • Bác sĩ Chuyên khoa II
  • Trưởng khoa Khám bệnh công tác tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học.

Bác sĩ Phạm Chi Thảo Hạnh

  • Bác sĩ Chuyên khoa I
  • Phó Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh công tác tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học.

ThS. BS Trần Quốc Tuấn – Trưởng khoa Lâm sàng người lớn 1 công tác tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học.

ThS. BS Nguyễn Ngọc Huế Anh –  Phó Trưởng khoa Lâm sàng người lớn 1 công tác tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học.

ThS. BS Ngô Ngọc Ngân Linh – Phó Trưởng khoa Lâm sàng người lớn 2 công tác tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học.

Bác sĩ Phù Chí Dũng

  • Bác sĩ Chuyên khoa II
  • Trưởng khoa Huyết học trẻ em 1 công tác tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học.

Bác sĩ Võ Thị Thanh Trúc

  • Bác sĩ Chuyên khoa I
  • Phó Trưởng khoa Huyết học trẻ em 1 công tác tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học.

PGS. TS Huỳnh Nghĩa – Trưởng khoa Huyết học trẻ em 2 công tác tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học.

PGS. TS Nguyễn Tấn Bình – Trưởng khoa Ghép tế bào gốc công tác tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học.

TS. BS Huỳnh Văn Mẫn – Phó Trưởng khoa Ghép tế bào gốc công tác tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học.

Bác sĩ Nguyễn Thị Bích Huyền

  • Bác sĩ Chuyên khoa II
  • Trưởng khoa Huyết sinh học công tác tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học.

Dược sĩ Võ Thị Bích Liên -Trưởng khoa Dược công tác tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học.

ThS. BS Trần Thị Thiên Kim – Tổ trưởng tổ Dinh dưỡng công tác tai khoa Dinh dưỡng – Tiết chế – Bệnh viện Truyền máu Huyết học.

ThS. BS Nguyễn Ngọc Quế Anh – Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng – Tiết chế công tác tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học.

Cơ sở vật chất

Bệnh viện Truyền máu Huyết học – cơ sở 2 đầu tư trang bị hệ thống máy móc hiện đại được nhập khẩu từ những công tu uy tín tại Châu Âu. Bên cạnh đó quá trình vận hành và kiểm tra máy móc cũng được thực hiện bởi các chuyên gia giúp quá trình chẩn đoán và điều trị trở nên chính xác và an toàn.

Ngoài ra bệnh viện còn trang bị đầy đủ thiết bị y tế chuyên dụng đã được làm sạch thông qua máy tiệt trùng và máy hấp thiết bị vô khuẩn. Điều này giúp hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn và lây nhiễm từ người này sang người khác.

Bệnh viện Truyền máu Huyết học - cơ sở 2
Cơ sở vật chất và trang thiết bị tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học – cơ sở 2

Cơ sở vật chất và trang thiết bị tại bệnh viện bao gồm:

  • Hệ thống Cobas 6800
  • Hệ thống Procleix Panther
  • Hệ thống xác định gen Real Time PCR, Allen – specific PCR, RT-PCR, FISH
  • Máy xử lý mô ATP 700
  • Máy nhuộm tự động LST94
  • Máy cắt MRS3500
  • Kính hiển vi BX51
  • Hệ thống xét nghiệm men tim nhanh
  • Bộ dẫn lưu khí màng phổi liên tục tự tạo
  • Máy tạo nhịp tim tạm thời
  • Máy điện tim gắng sức
  • Hệ thống xét nghiệm máu, xét nghiệm huyết tương công nghệ cao
  • Hệ thống siêu âm màu Philip tự động có cáp bắt hình trực tiếp
  • Hệ thống siêu âm màu Philip cố định có cáp bắt hình trực tiếp
  • Máy siêu âm màu 4D có màng hình LCD
  • Máy siêu âm trắng đen 2D có màng hình LCD
  • Hệ thống đo điện tâm đồ MAC- 2000
  • Hệ thống đo điện tâm đồ SCHILLER
  • Hệ thống chụp X-Quang kỹ thuật số di động
  • Hệ thống chụp X-Quang kỹ thuật số cố định tại giường
  • Máy đông máu tự động Stago Compact
  • Máy đông máu tự động Destiny
  • Máy phân tích huyết học tự động ADVIA 2120i (2 máy)
  • Máy phân tích huyết học tự động XN 2000
  • Máy sinh hoá – miễn dịch tự động Architect Ci4100
  • Hệ thống kính hiển vi: 1 kính chụp hình Olympus BX51, 10 kính hiển vi CX21, 2 kính hiển vi ZEISS
  • Máy sinh hóa tự động AU 680
  • Tủ an toàn sinh học cấp II (loại 2 lọc)
  • Máy ly tâm
  • Tủ lạnh -80 độ C
  • Máy hấp tiệt trùng
  • Máy phun dung dịch sát khuẩn tay tự động
  • Hệ thống monitor.

Chuyên khoa

Bệnh viện Truyền máu Huyết học – cơ sở 2 phân thành nhiều chuyên khoa khác nhau bao gồm:

  • Khoa Di truyền học phân tử
  • Khoa Giải phẫu bệnh
  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
  • Khoa Miễn dịch
  • Khoa Khám bệnh
  • Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh
  • Khoa Lâm sàng người lớn 1
  • Khoa Lâm sàng người lớn 2
  • Khoa Huyết học trẻ em 1
  • Khoa Huyết học trẻ em 2
  • Khoa Ghép tế bào gốc
  • Khoa Huyết sinh học
  • Khoa Vi sinh
  • Khoa Dược
  • Khoa Dinh dưỡng
  • Khoa Sàng lọc máu.

Quy trình khám chữa bệnh

Bệnh viện Truyền máu Huyết học – cơ sở 2 cung cấp quy trình khám chữa bệnh đối với bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế và quy trình khám chữa bệnh đối với bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế với những bước cơ bản.

Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học - cơ sở 2
Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học – cơ sở 2

Quy trình khám chữa bệnh đối với bệnh nhân có bảo hiểm y tế

Bước 1: Bệnh nhân đến bệnh viện, đăng ký và lấy số thứ tự khám bệnh tại quầy tiếp đón

Bước 2: Bệnh nhân xuất trình một số giấy tờ sau đây để nhân viên y tế có thể làm thủ tục thăm khám và điều trị tại bệnh viện:

  • Thẻ bảo hiểm y tế
  • Giấy CMND hoặc hộ chiếu
  • Đối với trẻ em phải có giấy khai sinh, giấy chứng sinh. Đồng thời phải có người giám hộ đi theo, có giấy xác nhận quyền giám hộ, ký xác nhận cam đoan trên hồ sơ và đồng thuận để xét nghiệm cho trẻ.
  • Một số giấy tờ tùy thân khác đối với những bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân chuyển tuyến.

Bước 3: Bệnh nhân di chuyển đến phòng khám bệnh, ngồi ghế và chờ gọi tên theo số thứ tự

Bước 4: Khi đến lượt bệnh nhân thực hiện khám lâm sàng cùng với bác sĩ chuyên khoa

Bước 5: Nếu không có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa:

  • Bệnh nhân nhận toa thuốc và lịch tái khám (nếu có)
  • Y tá đóng dấu xác nhận trên toa thuốc. Đồng thời bệnh nhân đóng tiền chênh lệch tại quầy thu phí (nếu có) và nhận số thứ tự lãnh thuốc
  • Nhận thuốc tại quầy dược bảo hiểm y tế theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

Bước 6: Nếu có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa:

  • Bệnh nhân thực hiện đóng dấu cận lâm sàng tại quầy thu phí để xác nhận
  • Kết hợp cùng kỹ thuật viên thực hiện các dịch vụ cận lâm sàng bao gồm xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh (chụp x-quang, siêu âm…)
  • Ngồi ghế chờ gọi tên và nhận kết quả cận lâm sàng
  • Quay lại phòng khám để bác sĩ chuyên khoa xem xét và chẩn đoán bệnh.

Bước 7: Nhận toa thuốc và lịch tái khám (nếu có)

Bước 8: Y tá đóng dấu xác nhận trên toa thuốc. Đồng thời bệnh nhân đóng tiền chênh lệch tai quầy thu phí (nếu có) và nhận số thứ tự lãnh thuốc

Bước 9: Nhận thuốc tại quầy dược bảo hiểm y tế theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

Quy trình khám chữa bệnh đối với bệnh nhân không có bảo hiểm y tế

Bước 1: Bệnh nhân đến bệnh viện, mua sổ, đồng thời đăng ký và lấy số thứ tự khám bệnh tại quầy tiếp đón

Bước 2: Bệnh nhân xuất trình một số giấy tờ sau đây để nhân viên y tế có thể làm thủ tục thăm khám và điều trị tại bệnh viện:

  • Giấy CMND hoặc hộ chiếu
  • Đối với trẻ em phải có giấy khai sinh, giấy chứng sinh. Đồng thời phải có người giám hộ đi theo, có giấy xác nhận quyền giám hộ, ký xác nhận cam đoan trên hồ sơ và đồng thuận để xét nghiệm cho trẻ.
  • Một số giấy tờ tùy thân khác đối với những bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân chuyển tuyến.

Bước 3: Bệnh nhân đến phòng khám bệnh, ngồi ghế và chờ gọi tên theo số thứ tự

Bước 4: Thực hiện khám lâm sàng cùng với bác sĩ chuyên khoa khi đến lượt

Bước 5: Nếu không có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa:

  • Bệnh nhân nhận toa thuốc và lịch tái khám (nếu có)
  • Y tá đóng dấu xác nhận trên toa thuốc
  • Mua thuốc tại quầy dược.

Bước 6: Nếu có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa:

  • Bệnh nhân thực hiện đóng chi phí cận lâm sàng tại quầy thu phí
  • Kết hợp cùng kỹ thuật viên thực hiện các dịch vụ cận lâm sàng bao gồm xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh (chụp x-quang, siêu âm…)
  • Ngồi ghế chờ gọi tên và nhận kết quả cận lâm sàng
  • Quay lại phòng khám để bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét và chẩn đoán bệnh.

Bước 7: Nhận toa thuốc và lịch tái khám (nếu có)

Bước 8: Y tá đóng dấu xác nhận trên toa thuốc

Bước 9: Mua thuốc tại quầy dược.

Bảng giá dịch vụ y tế

Bệnh viện Truyền máu Huyết học – cơ sở 2 cung cấp bảng giá khám chữa bệnh, siêu âm, thủ thuật đối với bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế và bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế với mức chi  phí hợp lý.

Bảng giá dịch vụ y tế tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học - cơ sở 2
Bảng giá dịch vụ y tế tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học – cơ sở 2

Bảng giá dịch vụ y tế tại bệnh viện bao gồm:

KHÁM BỆNH

KHOA VI SINH

SIÊU ÂM

THỦ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN CẤP CỨU

THỦ THUẬT TẠI PHÒNG BỆNH

THỦ THUẬT TẠI PHÒNG THỦ THUẬT

Thời gian làm việc

Bệnh viện Truyền máu Huyết học – cơ sở 2 làm việc từ thứ Hai đến thứ Bảy hàng tuần với thời gian làm việc cụ thể như sau:

Từ thứ Hai đến thứ Sáu: Từ 7h00 – 16h30

Thứ Bảy: Từ 7h00 – 12h00.

Thông tin liên hệ

Để đặt lịch khám bệnh và điều trị tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học – cơ sở 2, bệnh nhân liên hệ với bệnh viện theo thông tin dưới đây:

Địa chỉ: Số 201 đường Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 028.38397535

Fax: 38256826

Website: http://bthh.org.vn

Xem đường đến Bệnh viện Truyền máu Huyết học – cơ sở 2