Mụn trong mũi: Đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục
Mụn trong mũi có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng hoặc bệnh lý bên trong mũi. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục để giảm khó chịu và đau đớn do mụn gây ra.
Nguyên nhân mụn trong mũi
1. Lông mọc ngược
Lông mọc ngược có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trong cơ thể. Ở mũi, chúng có xu hướng xảy ra khi bạn cố gắng loại bỏ lông mũi bằng cách cạo, tẩy lông hoặc sử dụng nhíp. Lông sẽ mọc lại vào da và làm xuất hiện một nốt mụn ở vị trí lông mọc ngược. Các dấu hiệu lông mọc ngược, bao gồm:
- Da nhạy cảm
- Ngứa
- Đau đớn
Thông thường, tình trạng lông mọc ngược sẽ trở nên tốt hơn mà không cần điều trị. Nhưng một số người nên đến thăm khám với bác sĩ nếu các triệu chứng dai dẳng và nghiêm trọng. Bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc mỡ tại chỗ để giảm đau hoặc kháng sinh đường uống để điều trị mụn nhọt do nhiễm trùng.
2. Viêm tiền đình mũi
Viêm tiền đình mũi là một bệnh nhiễm trùng ở tiền đình mũi, phần nước của khoang mũi. Nó thường xảy ra do ngoáy mũi, xì mũi quá mức và xỏ mũi. Vi khuẩn Staphylococcus (tụ cầu khuẩn) có thể là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các vết sưng đỏ hoặc trắng bên trong mũi. Các nguyên nhân khác bao gồm:
- Nhiễm virus chẳng hạn như herpes
- Sổ mũi dai dẳng
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Một số nghiên cứu cũng cho thấy người dùng thuốc điều trị bệnh ung thư có nguy cơ mắc bệnh viêm tiền đình mũi cao hơn.
Dấu hiệu nhiễm trùng tiền đình mũi gồm:
- Viêm
- Kích thích
- Đau đớn
- Sưng
Các trường hợp viêm tiền đình mũi nhẹ có thể đáp ứng tốt với một số loại kháng sinh tại chỗ như bacitracin. Trường hợp nhiễm trùng nặng gây ra mụn nhọt có thể cần điều trị bằng kháng sinh tại chỗ và thuốc uống.
3. Viêm mũi và viêm mô tế bào
Viêm mũi là tình trạng mụn nhọt xuất hiện sâu trong mũi. Tình trạng này thường liên quan đến viêm mô tế bào, nhiễm trùng da nghiêm trọng xâm nhập vào máu. Viêm mô tế bào không được điều trị có thể đe dọa đến tính mạng.
Các triệu chứng của viêm mô tế bào bao gồm:
- Ớn lạnh
- Sốt
- Những vệt đỏ trên da
- Sưng
Các loại nhiễm trùng có thể gây viêm mô tế bào bao gồm:
- Vi khuẩn tụ cầu
- Vi khuẩn Streptococcus
- Tụ cầu vàng kháng methicillin
Thông thường, viêm mô tế bào cần được điều trị bằng kháng sinh đường uống từ 10 ngày trở lên.
4. Lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn mãn tính có thể làm hỏng bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Bệnh này đôi khi có thể gây ra những vết loét, mụn nhọt bên trong mũi, kéo dài từ vài ngày đến vài tháng. Các triệu chứng của lupus ban đỏ bao gồm:
- Đau cơ
- Đau ngực
- Rụng tóc
- Khô mắt dai dẳng
- Nhầm lẫn
- Mệt mỏi
- Sốt không rõ nguyên nhân
- Đau đầu
- Đau khớp hoặc sưng
- Mất trí nhớ
- Nổi mẩn đỏ thường ở mặt
- Khó thở
Đến nay vẫn không có cách chữa bệnh lupus ban đỏ, các phương pháp điều trị nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng, bao gồm:
- Thuốc chống sốt rét
- Corticosteroid
- Thuốc ức chế miễn dịch
- Liệu pháp sinh học
- Thuốc chống viêm không steroid
Biến chứng mụn trong mũi
Trong mũi có một số tĩnh mạch dẫn đến não, do đó nếu mụn nhọt bị nhiễm trùng sẽ gây nguy hiểm. Một tình trạng hiếm gặp do biến chứng của mụn trong mũi là chứng huyết khối xoang hang. Xoang hang là một tĩnh mạch lớn ở đáy hộp sọ, huyết khối là kết quả khi một vết thương bị nhiễm trùng trong mũi sẽ làm cho cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch này.
Các triệu chứng của chứng huyết khối xoang hang bao gồm:
- Đau hoặc nhức đầu
- Khó nhìn
- Buồn ngủ
- Mắt lồi
- Nhìn đôi, đau mắt
- Đồng tử không đều
- Sốt cao bất thường
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Người bị mụn trong mũi nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu có các triệu chứng sau đây:
- Khó nhìn hoặc nhìn đôi
- Chóng mặt
- Nổi mẩn đỏ, sưng và đau kèm theo sốt
- Nhầm lẫn
- Đồng tử không đều
Chẩn đoán mụn trong mũi
Để chẩn đoán, bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn một số câu hỏi liên quan đến các triệu chứng, chẳng hạn như:
- Mụn nhọt trông như thế nào khi bạn nhìn thấy nó lần đầu tiên? Nó có thay đổi không?
- Những triệu chứng liên quan đến mụn trong mũi
- Khi nào bạn cảm nhận thấy mụn trong mũi
- Có máu hoặc mủ chảy ra từ mụn hay không?
Bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra mụn trong mũi thông qua nghiên cứu hình ảnh như MRI hoặc CT đầu, có thể giúp xác định dấu hiệu nhiễm trùng bên trong xoang. Xét nghiệm máu và chất lỏng bên trong mụn có thể được tiến hành để xác định vi khuẩn (nếu có). Điều này giúp bác sĩ kê toa thuốc kháng sinh thích hợp.
Điều trị mụn trong mũi
Điều trị mụn trong mũi còn phụ thuộc vào nguyên nhân của nó. Thông thường có các cách điều trị như sau:
- Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) giúp giảm bớt cơn đau nào liên quan đến mụn trong mũi. Các thuốc được sử dụng phổ biến như ibuprofen (Advil), một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và acetaminophen (Tylenol).
- Thuốc kháng sinh thường được sử dụng điều trị nhiễm vi khuẩn. Các thuốc này bao gồm thuốc mỡ kháng sinh, chẳng hạn như bacitracin hoặc mupirocin (Centany). Trường hợp nhiễm trùng nặng thì người bệnh cần nhập viện và điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.
Ngăn ngừa mụn trong mũi
Để ngăn cản sự hình thành của mụn trong mũi, mọi người nên hạn chế ngoáy mũi hoặc xì mũi quá mạnh, quá thường xuyên. Điều này ngăn kích ứng bên trong mũi dẫn đến việc nổi mụn.
Đồng thời nên rửa tay trước và sau khi chạm vào mũi, mặt. Cẩn thận khi loại bỏ lông mũi và luôn luôn sử dụng những thiết bị sạch. Sau cùng, mọi người nên tránh hoặc kiểm soát sự căng thẳng, vì căng thẳng sẽ làm giảm khả năng miễn dịch và chậm quá trình hồi phục bệnh.
Mụn trong mũi thường gây ra nhiều phiền toái, chính vì vậy nó cần được điều trị và khắc phục càng sớm càng tốt. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về tình trạng này, hãy thăm khám và hỏi trực tiếp bác sĩ.
ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.