Trẻ nôn trớ và đi ngoài kèm sốt là dấu hiệu của bệnh gì?
Trẻ nôn trớ và đi ngoài kèm sốt có thể là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm như bị viêm ruột thừa, ngộ độc thực phẩm, trào ngược dạ dày, viêm dạ dày ruột… Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Trẻ nôn trớ và đi ngoài kèm sốt là dấu hiệu của bệnh gì?
Nôn trớ là hiện tượng thức ăn tích tụ trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản rồi lên cả miệng của trẻ và trào ra ngoài. Đây là tình trạng thường gặp, đặc biệt là những trẻ sơ sinh. Vì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa được phát triển đầy đủ nên bé thường hay mắc phải tình trạng này.
Thông thường, chúng sẽ không gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng và sẽ tự biến mất khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị nôn trớ kèm theo sốt và đi ngoài thì đây có thể lại là các biểu hiện của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Các dấu hiệu trên thường là các biểu hiện của những căn bệnh sau:
1. Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột là tình trạng đường tiêu hóa bị viêm, xảy ra do sự tấn công của vi khuẩn, virus hoặc do nhiễm ký sinh trùng. Khi trẻ mắc bệnh, ngoài các biểu hiện thường gặp như nôn, tiêu chảy, chán ăn, trẻ còn có thể bị sốt. Nếu không được chữa trị sớm, viêm dạ dày ruột sẽ làm trẻ bị mất nước nghiêm trọng, làm mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, cần được cấp cứu ngay lập tức để tránh gây nguy hiểm cho bé.
Thông thường, để khắc phục tình trạng này, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bé sử dụng các dung dịch uống để bù các chất điện giải và nước cho cơ thể. Nếu bệnh nghiêm trọng, các loại thuốc hạ sốt và thuốc ngăn tiêu chảy sẽ được chỉ định.
2. Trào ngược dạ dày thực quản
Nếu bị nôn trớ và đi ngoài kèm sốt có thể trẻ đã bị trào ngược dạ dày thực quản. Đây là hiện tượng các dịch vị acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản, đôi khi còn trào ngược lên cả cổ họng và miệng của trẻ.
Khi bị bệnh, trẻ sẽ có các triệu chứng như nôn, đau ngực, ợ nóng… Ngoài ra, nếu bệnh kéo dài, dịch vị acid bị trào ngược lên thường xuyên sẽ làm cho lớp niêm mạc của cổ họng bị viêm loét gây ho, sốt. Nghiêm trọng hơn, nếu không được chữa trị sớm bệnh có thể gây ra các biến chứng khác như viêm phổi, viêm xoang…
Để chữa trị trào ngược dạ dày thực quản, các loại thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton… có thể sẽ được chỉ định. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần phải chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ. Nên chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ cho trẻ sử dụng. Ngoài ra, hạn chế để trẻ ăn những thực phẩm có hại cho dạ dày như thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều acid…
3. Ngộ độc thực phẩm
Ăn uống không đảm bảo vệ sinh có thể làm cho trẻ bị ngộ độc thực phẩm. Biểu hiện của bệnh có thể xuất hiện khoảng vài giờ sau khi ăn uống hoặc vài ngày sau đó.
Đây là tình trạng khá dễ nhận biết. Vì khi bị ngộ độc, trẻ thường có biểu hiện buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, môi khô, sốt, thở nhanh, cơ thể mất sức…
Để xử lý tình trạng này, các bậc phụ huynh cần phải cho trẻ ngưng sử dụng thức ăn đó ngay. Tiếp theo, hãy nhanh bổ sung oresol cho trẻ. Vì khi không được bù nước và điện giải bằng oresol, trẻ có thể bị mất nước trầm trọng, gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống các loại thuốc cầm tiêu chảy vì chúng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác. Nếu thấy bệnh không thuyên giảm, tốt nhất hãy đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
4. Lồng ruột
Lồng ruột là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng một đoạn ruột bị trượt vào đoạn ruột khác, làm cho đường ruột bị tắc nghẽn và gây ra các triệu chứng của bệnh.
Ở trẻ em, bệnh xảy ra chủ yếu ở độ tuổi từ 6 tháng – 3 tuổi. Khi mắc bệnh, biểu hiện đầu tiên có thể nhận thấy chính là bị đau dạ dày quằn quại, trẻ bị nôn mửa liên tục, một số trường hợp có thể bị sốt. Ngoài ra, bụng của trẻ có thể bị trướng dần lên, toàn thân lạnh, cơ thể nhợt nhạt, mạch đập nhanh, hơi thở gấp…
Đây là một căn bệnh nguy hiểm, cần được cấp cứu lập tức. Vì nếu cấp cứu chậm trễ, mạch máu bị tắc nghẽn, gây sưng và làm hoại tử ruột. Lúc này, các bác sĩ có thể sẽ phải thực hiện phẫu thuật để cắt đoạn ruột đó. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc chăm sóc, thậm chí dễ khiến trẻ bị tử vong.
Đừng chủ quan với các bệnh tiêu hóa – Hãy liên hệ ngay để được hướng dẫn cụ thể
5. Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm và nhiễm trùng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ và đi ngoài kèm sốt.
Biểu hiện đầu tiên khi bị ruột thừa là đau bụng. Những cơn đau này có thể bắt đầu từ vùng giữa của bụng, sau đó lan sang vùng bụng bên phải. Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ bắt đầu nôn mửa, chán ăn. Ngoài ra, sốt cũng là một triệu chứng thường gặp ở các đối tượng mắc bệnh là trẻ nhỏ.
Tương tự như các căn bệnh khác, đây là một chứng bệnh nguy hiểm cần phải được điều trị ngay. Phương pháp chữa trị tốt nhất được sử dụng là phẫu thuật cắt ruột thừa. Nó được cho là khá đơn giản và an toàn. Đa số các trường hợp, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ ruột thừa để trẻ không bao giờ mắc bệnh lần 2.
6. Tắc ruột
Trẻ bị nôn trớ và đi ngoài kèm sốt cũng có thể là biểu hiện của bệnh tắc ruột. Ngoài những biểu hiện trên, trẻ em còn có thể đi đại tiện ra máu hoặc có kèm theo chất nhầy, hay quấy khóc, bỏ ăn hoặc bị co giật.
Tắc ruột ở trẻ thường xảy ra ở độ tuổi từ 3 tháng – 2 tuổi. Nếu không được chữa trị sớm, nó sẽ làm cản trở lượng máu lưu thông đến ruột, khiến chúng bị hoại tử. Chưa hết, nếu bệnh trầm trọng sẽ khiến ruột bị vỡ gây nhiễm trùng vùng bụng, thậm chí là nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong.
Trên đây là các chứng bệnh có thể gặp phải khi trẻ nôn trớ và đi ngoài kèm sốt. Các dấu hiệu này có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm, do đó các bậc phụ huynh không được chủ quan. Hãy đưa trẻ đi khám và điều trị sớm khi thấy có các biểu hiện bất thường, để tránh gặp phải các tình huống không mong muốn.