Bệnh chàm khô tróc vảy: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất
Bệnh chàm khô tróc vảy hay còn gọi là bệnh á sừng là một bệnh lý về da liễu đặc trưng bởi tình trạng da khô, nứt nẻ gây ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng. Căn bệnh này gây ra rất nhiều khó khăn, bất tiện cho bệnh nhân trong cuộc sống. Nếu không được điều trị sớm bệnh dễ trở thành mãn tính, tái phát liên tục. Để hiểu rõ về căn bệnh này và cách điều trị hiệu quả bằng thảo dược tự nhiên, mời theo dõi bài viết dưới đây.
Bệnh chàm khô tróc vảy là gì? Có lây không?
Cấu trúc da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp hạ bì và lớp bên dưới da. Bệnh chàm khô tróc vảy xảy ra ở lớp biểu bì, hay lớp sừng của da. Khi lớp biểu bì không được cung cấp đủ nước sẽ dẫn đến da bị khô tróc vảy, thậm chí nứt nẻ, chảy máu, gây ra bệnh chàm khô tróc vảy.
Căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể, trong đó phổ biến nhất là chàm khô đầu ngón tay, chàm khô ở chân.
Nhiều người bệnh lo lắng về vấn đề bệnh chàm khô có lây không, tuy nhiên theo các chuyên gia đây không phải là căn bệnh lây nhiễm. Do đó, bệnh nhân có thể yên tâm tiếp xúc với người thân, bạn bè mà không cần áp dụng các biện pháp phòng tránh.
Bệnh chàm khô có nguy hiểm không?
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thư (nguyên Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM): Chàm khô về cơ bản không phải là căn bệnh nguy hiểm với sức khỏe. Tuy nhiên triệu chứng thường có xu hướng kéo dài, gây bức bối và khó chịu cho người bệnh. Một số trường hợp nặng nề có thể giảm hiệu suất làm việc và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh cũng gây ra các triệu chứng nghiêm trọng trên da, gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp.
Ngoài ra, nếu vết nứt trên da trở nên nghiêm trọng, chảy máu và lở loét trong thời gian dài, vi khuẩn, nấm có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng.
Triệu chứng bệnh chàm khô tróc vảy
Triệu chứng đặc trưng của bệnh chàm khô tróc vảy là tình trạng da khô và bong tróc dữ dội. Các đầu ngón tay, ngón chân, gót chân là những vị trí xuất hiện tình trạng dày sừng, nền da khô, đỏ và nứt nẻ.
Triệu chứng thường bùng phát mạnh vào mùa đông. Nhiệt độ lạnh và không khí khô hanh khiến da nứt nẻ nghiêm trọng, gây chảy máu, đau đớn.
Hơn nữa, triệu chứng có thể trầm trọng hơn khi bạn tiếp xúc với các hóa chất như chất tẩy rửa, khói thuốc, xăng, dầu,…
Nguyên nhân gây bệnh chàm khô tróc vảy
Hiện nay y học hiện đại chưa thể tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm khô tróc vảy. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này như:
- Di truyền: Nếu gia đình có người mắc bệnh viêm da cơ địa, chàm… thì bạn có nguy cơ bị chàm khô tróc vảy cao hơn.
- Sinh sống trong môi trường khô lạnh trong thời gian dài.
Ngoài ra một số yếu tố kích thích khác có thể khiến bệnh chàm khô bùng phát hoặc nặng hơn như:
- Thời tiết khô hanh, lạnh
- Tiếp xúc với hóa chất như nước rửa chén, bột giặt, xăng dầu,…
Chàm khô tróc vảy ít bị kích thích bởi các tác nhân dị ứng như các loại chàm thông thường.
Điều trị bệnh chàm khô tróc vảy
Chàm khô tróc vảy là tình trạng da mãn tính kéo dài dai dẳng và rất khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên nếu lựa chọn đúng phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh có thể kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh và phòng ngừa tái phát trong thời gian dài.
Chữa chàm da tróc vảy bằng mẹo dân gian
Trong dân gian cũng lưu truyền khá nhiều mẹo dân gian giúp điều trị căn bệnh chàm khô tróc vảy. Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Thị Thư, các phương pháp này chủ yếu chỉ giúp làm giảm bớt triệu chứng khó chịu của bệnh chứ không có tác dụng điều trị. Bệnh nhân có thể áp dụng thêm tại nhà để làm dịu cơn khô rát, đau nhức do chàm khô gây ra. Bên cạnh đó, vẫn cần thăm khám và điều trị bằng các phương pháp chuyên khoa để đẩy lùi bệnh. Một số mẹo dân gian người bệnh có thể tham khảo như:
- Chữa chàm khô bằng dầu dừa: Dùng tinh dầu dừa nguyên chất bôi trực tiếp lên vùng da bị chàm khô.
- Chữa chàm khô bằng lá trầu không: Chọn lá trầu không già còn tươi, vò nát rồi đun sôi với một chút muối biển. Ngâm rửa vùng da bị chàm khô với nước trầu không khi còn ấm.
- Chữa chàm khô bằng lá lốt: Lấy một nắm lá lốt rửa sạch, vò nát rồi chà xát lên vùng da bị chàm.
Điều trị chàm khô tróc vảy bằng Tây y
Tây y chủ yếu sử dụng các loại kem bôi dưỡng ẩm da và một số loại thuốc bôi hoặc uống để làm giảm nhanh triệu chứng khô rát, ngứa ngáy, đau nhức do chàm khô tróc vảy gây ra. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị chàm khô tróc vảy, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ của bác sĩ. Không tự ý sử dụng các loại thuốc chứa corticoid để phòng tránh nguy cơ tác dụng phụ nguy hiểm như kích ứng da, kích ứng dạ dày, viêm tuyến thượng thận.
- Kem dưỡng ẩm và làm mềm da
Việc bổ sung độ ẩm cho da còn làm giảm tình trạng dày sừng, đồng thời hạn chế chảy máu và ngứa ngáy khó chịu.
Một số sản phẩm có khả năng dưỡng ẩm cao được khuyên dùng cho bệnh nhân mắc bệnh chàm khô như:
- Vitamin E
- Minerals oil
- Glycerin
Lưu ý bệnh nhân không nên sử dụng các sản phẩm chứa hương liệu và thành phần hóa học. Nên bôi kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Thuốc bôi chứa salicylic acid hoặc steroid
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng những loại kem bôi da để cải thiện tình trạng dày sừng như thuốc bôi có chứa salicylic acid (Diprosalic, Beprosalic) hoặc steroid (Fucicort Cream, Gentrizone,…). Những loại thuốc này giúp giảm dày sừng và khô cứng ở gót chân, đầu ngón tay. Tuy nhiên cần sử dụng theo liều lượng và tần suất được bác sĩ yêu cầu.
Dùng liều cao hoặc sử dụng trong thời gian dài có thể khiến da mỏng và nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc steroid dạng bôi trong điều trị kéo dài còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
Thuốc bôi chứa Calcipotriol
Trong trường hợp tình trạng da không đáp ứng với những loại thuốc trên, bác sĩ có thể chỉ định thuốc bôi chứa Calcipotriol. Loại thuốc này có khả năng cải thiện tình trạng dày sừng bằng cách biệt hóa và ức chế quá trình tăng sinh của tế bào.
Tuy nhiên thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như mệt mỏi, đau khớp, chán ăn,… Vì vậy chỉ sử dụng thuốc trong trường hợp có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngoại trừ kem dưỡng ẩm và làm mềm da, những loại thuốc điều trị bệnh chàm khô tróc vảy đều có nguy cơ gây ra tác dụng phụ khi sử dụng. Để giảm thiểu những tình huống rủi ro, bạn nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu phát hiện những thay đổi bất thường trên da, cần thông báo để bác sĩ có biện pháp xử lý kịp thời.
Chữa chàm khô tróc vảy bằng Đông y
Theo Y học cổ truyền, bệnh chàm khô còn được gọi là ngưu bì tiễn hoặc can tiễn. Bệnh gây ra do các yếu tố phong, thấp, nhiệt xâm nhập vào cơ thể, trong đó phổ biến nhất là nguyên nhân do phong. Khi phong tồn tại trong cơ thể lâu ngày sẽ gây ra huyết táo, khiến da không được dưỡng, trở nên mất nước, khô ráp và bong tróc, dẫn tới chàm khô tróc vảy.
Để điều trị căn bệnh này, Y học cổ truyền sử dụng các bài thuốc thảo dược có công dụng trừ phong thấp, thanh nhiệt, giải độc để loại bỏ căn nguyên gây bệnh, từ đó đẩy lùi hiệu quả các triệu chứng chàm khô tróc vảy từ gốc.
Một trong những bài thuốc Đông y nổi danh bậc nhất trong điều trị căn bệnh chàm khô tróc vảy là bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được nghiên cứu và bào chế bởi Trung tâm Thuốc dân tộc. Đây cũng chính là bài thuốc uy tín đã được VTV2 giới thiệu tới hàng triệu khán giả xem truyền hình qua chương trình Sống khỏe mỗi ngày.
>> Xem chi tiết: VTV2 giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang chữa viêm da cơ địa (chàm – eczema)
Thanh bì Dưỡng can thang là thành quả nghiên cứu chuyên sâu của đội ngũ chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc chắt lọc tinh hoa Y học cổ truyền từ hàng chục bài thuốc cổ đang được lưu giữ trong kho tàng tư liệu quý của Trung tâm Thuốc dân tộc. Trong đó đặc biệt chú trọng học hỏi bài thuốc Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông.
Thanh bì Dưỡng can thang được đặc chế thành 3 chế phẩm, tạo nên phác đồ điều trị chàm khô tróc vảy toàn diện và hiệu quả, bao gồm:
🍀 Thuốc ngâm rửa: Thành phần gồm các dược liệu như Ô liên rô, Mò trắng, Trầu không, Khổ sâm, Đơn đỏ, Hoàng Liên… có tác dụng làm sạch và sát khuẩn vùng da bị bệnh, ngăn các tổn thương trên da không bị nhiễm trùng.
🍀 Thuốc bôi: Thành phần gồm có Hồng hoa, Sa đằng tử, Kim ngân hoa, Mật ong, Bí đao, Tang bạch bì, Đương quy… giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, giảm tình trạng khô và bong tróc, giảm ngứa, giảm đau rát, giúp phục hồi các tổn thương trên da.
🍀 Bài thuốc uống: Được bào chế từ các thảo dược quý như Hổ phục linh, Đan sâm, Kim ngân hoa, Tang bạch bì, Bồ công anh, Ké đầu ngựa, Dạ dao đằng, Sa sâm… có công dụng sát khuẩn, tiêu viêm, loại bỏ các yếu tố căn nguyên gây bệnh như phong, thấp, nhiệt. Bài thuốc còn tập trung điều dưỡng cơ thể, hỗ trợ chức năng tạng gan, thận để nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể.
Với công thức thành phần ưu việt, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang mang đến hiệu quả cao trong điều trị căn bệnh chàm khô tróc vảy. Thống kê từ Trung tâm Thuốc dân tộc cho thấy, trên 90% bệnh nhân sử dụng bài thuốc cho hiệu quả mong muốn, tình trạng chàm khô ổn định và được kiểm soát hoàn toàn. Đặc biệt, phần lớn bệnh nhân không gặp phải tình trạng tái phát bệnh trong thời gian dài.
Thanh bì Dưỡng can thang được bào chế từ 100% thảo dược sạch tự nhiên, đạt tiêu chuẩn quốc tế GACP-WHO an toàn tuyệt đối cho sức khỏe. Đến nay chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào gặp tác dụng phụ khi sử dụng bài thuốc này.
Bài thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng ngứa ngáy, khô rát, nứt nẻ, bong tróc da. Chú trọng giải độc, chống viêm, điều trị bệnh tận gốc, mang lại hiệu quả lâu dài và giúp phòng ngừa tái phát bệnh chàm.
Thanh bì Dương can thang nổi bật với những ưu điểm vượt trội như:
✔️ Công thức thành phần ưu việt với 3 chế phẩm trong 1 bài thuốc giúp điều trị trong ngoài kết hợp, mang lại hiệu quả toàn diện.
✔️ Sở hữu bảng thành phần thượng hạng với những thảo dược quý hiếm, chất lượng cao. 100% thảo dược đạt chuẩn GACP-WHO.
✔️ Bài thuốc an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, chưa từng ghi nhận tác dụng phụ nguy hiểm.
✔️ Có thể linh hoạt gia giảm thành phần để phù hợp với những đối tượng bệnh nhân khác nhau. Nhờ đó trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú cũng có thể sử dụng được.
✔️ Dạng bào chế tiện dùng, giúp bệnh nhân sử dụng dễ dàng mà không cần đun sắc.
Trong những năm qua, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã giúp cho 4018 bệnh nhân điều trị thành công, thoát khỏi những triệu chứng ám ảnh của bệnh (Số liệu thống kê tính đến tháng 1/2020).
- Chị Nguyễn Thị Thỏa (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Trước đây tôi bị chàm da nặng, người ta còn gọi là viêm da cơ địa. Sau khi sinh bệnh càng nghiêm trọng hơn, da khô, nứt nẻ, thậm chí chảy máu rất đau. Nhờ bạn bè giới thiệu tôi đã đi thăm khám tại Trung tâm Thuốc dân tộc bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Sau 3 tháng thì bệnh của tôi đã được kiểm soát hoàn toàn. Rất lâu rồi tôi không còn thấy các triệu chứng chàm da nữa.” Xem thêm TẠI ĐÂY.
- Ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) cho biết: “Tôi từng bị bệnh chàm da nhiều năm, nhiều người gọi là á sừng. Ban đầu tôi chữa bằng thuốc Tây nhưng vẫn tái phát liên tục. Sau đó tôi chuyển hướng sang Đông y và sử dụng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Rất may sau 3 tháng kiên trì bệnh của tôi đã hết hẳn, nhiều năm nay không tái phát.” Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Bệnh chàm khô tróc vảy kiêng gì?
Để hỗ trợ điều trị hiệu quả căn bệnh chàm khô tróc vảy, người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, hạn chế các thói quen xấu gây tổn thương cho da như:
- Không nên gãi, chà xát mạnh lên vùng da tổn thương. Áp lực từ ngón tay khiến vùng da bong tróc mạnh và có thể chảy máu.
- Hạn chế tiếp xúc với những hóa chất gây khô da như xà phòng, bột giặt, nước rửa chén,… Khi tiếp xúc với những hóa chất này, bạn nên dùng găng tay cao su để bảo vệ da.
- Tránh những thực phẩm gây dị ứng và khiến da bị ngứa như tôm, cua, thịt gà,…
- Đeo găng tay và vớ khi thời tiết khô hanh nhằm hạn chế tình trạng thoát hơi nước gây khô da.
- Dưỡng ẩm cho da thường xuyên (2 lần/ ngày). Đồng thời nên bổ sung đủ nước và những thực phẩm có khả năng dưỡng ẩm cao như cá hồi, bơ, dầu ô liu, mật ong,…
- Ngâm chân, tay vào nước ấm với một ít bột yến mạch để giảm ngứa và làm mềm da.
- Giữ không gian nhà và nơi làm việc sạch sẽ, thoáng mát. Có thể dùng máy tạo độ ẩm nếu không khí quá khô hanh.
Nếu không điều trị đúng cách, tình trạng nhiễm trùng da có thể phát sinh ở bệnh nhân chàm khô tróc vảy. Để được tư vấn cụ thể về hướng điều trị và chăm sóc, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên (Trưởng khoa Da liễu, Trung tâm Thuốc dân tộc).