CÂY TẾ TÂN
Cây Tế tân là một loại dược liệu quý có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người ta thường dùng loại dược liệu này để điều trị các bệnh lý thường gặp như: Cảm phong hàn, ngạt mũi, chảy nước mũi, đàm ẩm, ho suyễn, đau đầu, đau răng và một số bệnh lý có triệu chứng đau nhức khác.
Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Hoa tế tân, Tế thảo, Tiểu tân, Kim bồn thảo, Độc diệp thảo…
Tên khoa học: Asarum sieboldii
Thuộc họ: Mộc hương Aristolochiaceae
Chủng loại: Bắc Tế tân (Asarum heterotropoides Fr.var mandshuricum (Maxim.) Kitag.), cây Hán thành tế tân (Asarum sieboldii Miq.var. seoulense Nakai), Hoa Tế tân (Asarum sieboldii Miq.).
Đặc điểm sinh thái
Mô tả
Cây Tế tân là một loại cỏ nhỏ, rễ mảnh dẻ và thường xuất hiện gần ở mấu. Cây Tế tân có chiều cao khoảng 12 – 24cm. Thân rễ dưới đất bò ngang, rễ nhiều, trên đầu thân rễ có phân nhánh. Rễ rất nhỏ và dài, khi dùng tay vò phát ra mùi thơm nhẹ. Lá cây Tế tân mọc từ rễ, gồm 2 – 3 lá, chúng có mặt trên màu lục nhạt. Cuống lá có chiều dài từ 5 – 18cm, hơi có lông hoặc nhẵn. Trên lá có rãnh chạy dọc, phiến lá có hình tim hoặc hình thận, đầu nhọn có chiều dài từ 4 – 9cm, rộng 6 – 12cm. Phía đáy lá có hình tim, mép nguyên, mặt dưới lá có nhiều lông dài và mịn.
Hoa Tế tân thường mọc đơn độc từ rễ lên, cuống hoa dài từ 3 – 5cm. Bao hoa chỉ có một vòng màu nâu hoặc màu đỏ nhạt, đầu nhọn, phía trên của hoa được chia thành 3 cánh hình trứng, có chiều rộng và dài khoảng 10 mm. Quả Tế tân có hình cầu.
Phân bố
Cây Tế tân thường phân bố chủ yếu ở các tỉnh thành của Trung Quốc như: Cát Lâm, Hắc Long Giang, Triết Giang, An Huy, Liêu Ninh, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Giang Tây, Cam Túc, Thiểm Tây…
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
Bộ phận dùng
Toàn bộ phần thân, rễ, lá và hoa đã phơi khô của cây Bắc Tế tân (Asarum heterotropoides Fr.var mandshuricum (Maxim.) Kitag.), Hoa Tế tân (Asarum sieboldii Miq. còn có tên là Liêu Tế tân) hoặc cây Hán thành tế tân (Asarum sieboldii Miq.var. seoulense Nakai còn có tên là Liêu Tế tân) cùng họ Mộc hương (Aristolochiaceae).
Thu hái
Cây Tế tân được thu hái vào đầu mùa hạ và đầu mùa thu. Khi quả chín, đào lấy toàn bộ thân, lá và rễ cây Tế tân rửa sạch sau đó phơi âm can.
Chế biến
Rửa sạch đất và loại bỏ những tạp chất trên cây Tế tân. Cắt thành từng đoạn và thực hiện phơi âm can. Người dùng không nên phơi khô dược liệu và không dùng nước rửa, nếu không khí thơm từ cây Tế tân sẽ giáng thấp, lá úa chuyển sang màu vàng, rễ biến thành đen và giảm hiệu quả chữa bệnh.
Bảo quản
Cây Tế tân nên được bảo quản tại những nơi khô ráo, thoáng mát, phòng ngừa mốc rửa.
Thành phần hóa học
Trong cây Tế tân chứa khoảng 2,750% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của loại dược liệu này bao gồm: Metyl – eugenola, Pinen, hợp chất Xeton, hợp chất Phenola, một lượng nhỏ nhựa và acid hữu cơ.
Tính vị
Cây Tế tân mang trong mình tính ấm, có vị cay.
Qui kinh
Cây Tế tân qui vào các kinh Tâm, Phế, Thận.
Tác dụng dược lý
Theo Y học Cổ truyền
Cây tế tân có tác dụng tán hàn, khu phong, giảm đau, thông khiếu, hóa đàm tán, ôn phế.
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
Cây Tế tân có tác dụng điều trị cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, chảy nước mũi, đàm ẩm, ho suyễn, đau đầu, phong thấp đau tê.
Liều dùng, cách dùng
Liều dùng
Liều thông thường: Sử dụng từ 4 – 8 gram/ngày.
Cách dùng
Người bệnh có thể dùng cây Tế tân bằng cách sắc thuốc, sử dụng bột, viên hoặc nhai trực tiếp. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng những loại chế phẩm có chứa dược liệu này hoặc sử dụng phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc
Bài thuốc từ cây Tế tân có tác dụng điều trị một số bệnh lý thường gặp và khắc phục nhanh những vấn đề về sức khỏe như:
- Bài thuốc từ cây Tế Tân điều trị chứng ngoại cảm phong hàn, đau đầu, nghẹt mũi: Dùng 4 gram Tế tân, 4 gram Ma hoàng, 8 gram Phụ tử cho hết vào ấm và sắc lấy nước uống. Uống 2 lần/ngày, mỗi lần uống từ 100 – 150ml. Sử dụng từ 2 – 4 tuần.
- Bài thuốc từ cây Tế Tân điều trị chứng đau răng: Dùng 4 gram Tế tân, 2 gram Xuyên ô, 4 gram Bạch chỉ, 4 gram Nhũ hương tán thành bột mịn. Sử dụng từ 1 – 2 gram/lần rắc vào chỗ đau răng từ 3 – 4 lần/ngày. Sử dụng liên tục trong 5 – 10 ngày.
- Bài thuốc từ cây Tế Tân điều trị đau răng kèm sưng đỏ: Dùng 4 gram Tế tân, 40 gram Thạch thảo sống cho hết vào ấm và sắc lấy nước uống. Uống 2 lần/ngày, mỗi lần uống từ 50 – 100ml. Sử dụng từ 1 – 2 tuần.
- Bài thuốc từ cây Tế Tân điều trị đau nhức các khớp do phong thấp: Dùng 4 gram Tế tân, 12 gram Xuyên khung, 4 gram Cam thảo,12 gram Tần giao cho hết vào ấm và sắc lấy nước uống. Uống 2 lần/ngày, mỗi lần uống từ 150 – 200ml. Sử dụng từ 3 – 5 tuần.
- Bài thuốc từ cây Tế Tân điều trị ho nhiều đờm loãng: Dùng 4 gram Tế tân, 4 gram Cam thảo, 12 gram Phục linh, 6 gram Can khương, 4 gram Ngũ vị tử cho hết vào nồi và sắc lấy nước uống. Uống 2 lần/ngày, mỗi lần uống từ 100 – 150ml. Sử dụng từ 2 – 4 tuần.
- Bài thuốc từ cây Tế Tân điều trị lỡ mồm miệng: Dùng Tế tân và Hoàng liên theo tỉ lệ 1:1 tán thành bột mịn. Sau đó bôi vào chỗ lỡ 2 – 3 lần/ngày. Hôi miệng có thể ngậm trực tiếp Tế tân 2 lần/ngày.
- Bài thuốc từ cây Tế Tân điều trị ho do hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản: Dùng 4 gram Tế tân, 4 gram Cam thảo, 12 gram Phục linh, 6 gram Can khương, 4 gram ngũ vị tử cho hết vào nồi và sắc lấy nước uống. Uống 2 lần/ngày, mỗi lần uống từ 100 – 150ml. Sử dụng từ 2 – 4 tuần.
Lưu ý
Lưu ý
Trong thời gian sử dụng cây Tế tân, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
- Những người âm hư hỏa vượng cần thận trọng khi sử dụng cây Tế tân. Tốt nhất bạn không nên sử dụng loại dược liệu này.
- Người bệnh nếu sử dụng cây Tế tân quá liều có thể gây nên tình trạng tức ngực, tê ở cổ họng và lưỡi.
Tương tác
Không sử dụng cây Tế tân cùng với Lê Lô.
Cây Tế tân là một loại dược liệu có khả năng điều trị tốt cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, chảy nước mũi, đàm ẩm, ho suyễn, đau đầu, phong thấp đau tê và một số bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp. Tuy nhiên loại dược liệu này không có tác dụng thay thế các loại thuốc chữa bệnh do các bác sĩ chuyên khoa kê đơn. Chính vì thế trước khi quyết định bổ sung cây Tế tân vào quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bên cạnh đó, thông tin về cây Tế tân trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Một số tác dụng cũng như một số bài thuốc liên quan đến loại dược liệu này vẫn chưa được chứng thực về mặt khoa học. Do đó để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả chữa bệnh, người bệnh cần xác thực công dụng điều trị bệnh của các bài thuốc trước khi sử dụng.