Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện đầu ngành về Y học cổ truyền trong cả nước, trực thuộc Sở Y tế. Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, bệnh viện đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thăm khám và chữa bệnh.
Giới thiệu về bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Là bệnh viện thuộc sự quản lý của Sở y tế, bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh được xem là bệnh viện đầu ngành về Y học cổ truyền ở khu vực miền Nam và là tuyến cuối về Y học cổ truyền của các tỉnh phía Nam.
Trước năm 1975, bệnh viện là một nhà bảo sanh của Bộ trưởng Bộ Y tế của chế độ cũ với 30 giường bệnh. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhà bảo sanh này được Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiếp quản và được đổi tên thành “Bệnh viện Đông Y miền Nam”, hoạt động dưới sự quản lý của Bộ Y tế.
Đến năm 1979, Bộ Y tế chuyển giao bệnh viện lại cho Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh quản lý và được đổi tên thành “Bệnh viện Y học dân tộc”. Từ đây, nó được xây dựng và phát triển để biến nó thành một bệnh viện chuyên khoa hạng II đi đầu trong lĩnh vực Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại vào thăm khám và chữa bệnh.
Ngày 14/ 7/ 1999, theo Quyết định số 4019/QĐ-UB-VX Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho phép đổi tên Bệnh viện Y học dân tộc thành Bệnh viện Y học cổ truyền và hoạt động dưới sự quản lý của Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh.
2. Các chuyên khoa
Bệnh viện Y học cổ truyền gồm có 8 khoa lâm sàng và 4 khoa cận lâm sàng, được quy định cụ thể như sau:
♦ Khoa lâm sàng:
- Khoa nội tổng hợp.
- Khoa ngoại vụ.
- Khoa nội thần kinh.
- Khoa cơ xương khớp.
- Khoa khám bệnh.
- Khoa vật lý trị liệu.
- Khoa tim mạch cấp cứu.
- Khoa nội 3.
♦ Khoa cận lâm sàng:
- Khoa xét nghiệm – chẩn đoán hình ảnh.
- Khoa dược.
- Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Khoa dinh dưỡng.
3. Ban giám đốc
- Giám đốc: Bác sĩ. CKII. Đỗ Tân Khoa.
- Chủ tịch công đoàn: Bác sĩ. CKII. Nguyễn Thanh Tuyên.
- Phó giám đốc: Th.S Đỗ Văn Bằng.
- Bí thư đoàn thanh niên: Bác sĩ. CKI. Trịnh Đức Vinh.
4. Đội ngũ bác sĩ/ nhân viên
Bệnh viện có 239 viên chức và nhân viên. Bao gồm:
- 50 bác sĩ.
- 100 điều dưỡng/ y sĩ/ kỹ thuật/ viên y.
- 36 viên chức ngành dược.
- 53 viên chức thuộc các chuyên môn khác.
5. Chức năng/ nhiệm vụ
Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh đảm nhiệm các chức năng và nhiệm vụ như sau:
♦ Chức năng:
Kế thừa, phát huy nền y học cổ truyền của dân tộc. Đồng thời kết hợp với các phương pháp điều trị hiện đại trong điều trị và phòng ngừa bệnh.
♦ Nhiệm vụ:
- Tiếp nhận, thăm khám và chữa trị cho các bệnh nhân ở trong và cả ngoài thành phố.
- Đào tạo nhân lực, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho các y – bác sĩ của bệnh viện.
- Nghiên cứu khoa học về Y học cổ truyền.
- Kết hợp ứng dụng các phương pháp mới vào việc thăm khám và chữa bệnh.
- Chỉ đạo tuyến.
- Cập nhật các phác đồ điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác.
- Tiến hành hợp tác với các trung tâm, các bệnh viện trong nước và quốc tế trong việc nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp chữa trị mới.
- Quản lý y tế.
6. Thành tựu
Trải qua 40 năm hình thành và phát triển, bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc khám chữa bệnh cũng như trong nghiên cứu khoa học. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu y đức và tâm huyết với nghề, cộng thêm trang thiết bị y học hiện đại, bệnh viện đã và đang dành được niềm tin của nhiều người dân không chỉ ở trong mà cả những vùng ngoại thành.
Chi phí khám bệnh
- Khám bệnh thông thường: 20.000 vnđ/ lần.
- Khám dịch vụ và khám lâm sàng: 50.000 vnđ/ lần.
Đây chỉ là thông tin được đưa ra để các bạn tham khảo vì chi phí khám bệnh có thể thay đổi tùy vào từng thời điểm khác nhau.
Quy trình thăm khám
1. Khám bệnh không có thẻ BHYT:
- Bước 1: Đến khu vực khám bệnh lấy phiếu đăng ký, ghi đầy đủ thông tin vào phiếu rồi nộp cho nhân viên y tế. Sau đó lấy số thứ tự đóng phí.
- Bước 2: Chờ gọi đến số, đóng 20.000 vnđ cho quầy thu ngân để lấy biên lai và số thự khám.
- Bước 3: Tự di chuyển đến khu vực khám được chỉ định trong phiếu khám, chờ đến lượt.
- Bước 4: Sau khi khám, nếu các bác sĩ có chỉ định làm thêm các xét nghiệm thì quay lại quầy thu ngân để đóng tiền, sau đó đến khu vực lâm sàng để được thực hiện các xét nghiệm theo sự chỉ dẫn.
- Bước 5: Chờ lấy kết quả, mang quay trở lại phòng khám để được các bác sĩ đưa ra các chẩn đoán về bệnh và được hướng dẫn cách chữa trị, được kê toa thuốc.
- Bước 6: Đến quầy thuốc để mua thuốc theo đơn rồi trở về hoặc cần phải nhập viện để điều trị nếu có sự chỉ định.
2. Khám bệnh có thẻ BHYT:
- Bước 1: Đến khu vực khám lấy số thứ tự và sổ khám bệnh, ghi đầy đủ các thông tin của bản thân vào sổ. Cần phải chuẩn bị bản chính và bản photo thẻ bảo hiểm y tế, CMND, các đơn thuốc hoặc các giấy chuyển tuyến của bệnh viện (nếu có).
- Bước 2: Mang tất cả các giấy tờ cần thiết và sổ khám bệnh đến quầy thu ngân và chờ đến lượt nộp sổ, nộp tiền khám và nộp 50.000 sổ khám bệnh.
- Bước 3: Lấy biên lai và đến phòng khám, chờ gọi đến số thứ tự.
- Bước 4: Sau khi khám xong có thể đến quầy thuốc để mua thuốc theo sự chỉ dẫn hoặc cần phải nhập viện nếu có sự chỉ định.
Lịch làm việc
Bệnh viện Y học cổ truyền làm việc từ thứ 2 – thứ 7 với thời gian như sau:
- Buổi sáng: Từ 6h30 – 11h30.
- Buổi chiều: Làm việc từ 13h – 16h30.
- Thứ 7: Có khám ngoài giờ.
Để nắm rõ hơn các thông tin về lịch làm việc của bệnh viện, bạn có thể tham khảo tại đây.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: Số 179 – 187 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – phường 7- quận 3 – thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 028 39326579 hoặc 028 39326004.
- Fax: 08.39320482.
- Địa chỉ Email: bv.yhct@tphcm.gov.vn.
- Website: yhct.vn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần được giải đáp, bạn có thể trao đổi qua hộp thư chuyên giải đáp thắc mắc của bệnh nhân với địa chỉ Email: bvyhctq3@gmail.com
Các tuyến xe buýt đi bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh
- Tuyến số 10: Xuất phát từ Ngã tư Bình Thái.
- Tuyến 04 – 06: Xuất phát từ Tu viện Quảng Đức.
- Tuyến số 54: Xuất phát từ Bến xe Chợ Lớn.
- Tuyến 54 – 91: Xuất phát từ chợ đầu mối Thủ Đức.
- Tuyến 04 – 72: Di chuyển từ Hoàng Anh Gia Lai 3.
- Tuyến số 10: Xuất phát từ Ngã tư Bình Thái.
Trong đó, những tuyến xe buýt dừng gần Bệnh viện Y học cổ truyền nhất bao gồm 04, 10, 54.
Các thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quá trình phát triển cũng như tình hình hoạt động của bệnh viện. Đồng thời sẽ giúp các bạn chủ động hơn trong việc thăm khám và chữa trị tại đây.
>> Bấm xem sơ đồ đường đi tới bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh: