Cách trị đi cầu ra máu tại nhà hiệu quả theo dân gian
Cách trị đi cầu ra máu tại nhà chủ yếu là thay đổi lối sống và chế độ ăn uống hàng ngày. Trong trường hợp chảy máu nhiều, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của chuyên viên chăm sóc sức khỏe.
Đi cầu ra máu là gì?
Đi cầu ra máu là hiện tượng chảy máu trong đường ruột hoặc ở hậu môn ngay hoặc sau khi đại tiện. Tùy thuộc vào vị trí chảy máu mà màu sắc của máu trong phân thường không giống nhau. Cụ thể, nếu chảy máu ở đại tràng (ruột già) hoặc trực tràng, màu sẽ có màu đỏ tươi. Bên cạnh đó, nếu chảy máu ở dạ dày hoặc ruột non, máu sẽ có màu xanh lá cây hoặc đen. tuy nhiên, ở một số trường hợp bổ sung chất sắt hoặc dùng nhiều việt quất, máu trong phân cũng có màu đen hoặc xanh lá cây.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây đi cầu ra máu có thể là do các vấn đề bệnh lý sau đây:
- Nứt hoặc rách hậu môn
- Bệnh trĩ, bao gồm trĩ nội và trĩ ngoại
- Táo bón, kiết lỵ
- Xuất huyết dạ dày
- Nhồi máu ruột non
- Viêm đại tràng, polyp đại tràng hoặc ung thư đại tràng
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đi cầu ra máu mà triệu chứng bệnh ở mỗi đối tượng bệnh có thể khác nhau. Nhưng, dù bệnh có kèm theo triệu chứng đau hay không, bệnh nhân cũng cần thăm khám và điều trị sớm. Bởi đi cầu ra máu nếu không khắc phục kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm.
4 Cách trị đi cầu ra máu tại nhà hiệu quả
Bên cạnh tìm kiếm sự chăm sóc từ y tế, bệnh nhân có thể áp dụng các cách trị đi cầu ra máu tại nhà sau đây để kiểm soát triệu chứng bệnh.
1. Uống nhiều nước
Chảy máu ở đường ruột có thể gây mất nước và chất điện giải. Vì vậy, để kiểm soát triệu chứng này, người bệnh nên uống đủ nước trong thời gian này. Trong trường hợp đi cầu ra máu ở mức độ trung bình đến nặng, bệnh nhân cần uống nước liên tục cho đến khi vấn đề này khỏi hẳn nhằm tránh mất nước và mất cân bằng điện giải.
Ngoài ra, uống nhiều nước cũng là cách giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Từ đó giúp thúc đẩy phân ra ngoài dễ dàng, cải thiện tình trạng táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ gây chảy máu khi đại tiện.
Thông thường, để kiểm soát hiện tượng đi cầu ra máu, bệnh nhân nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Lượng nước uống mỗi ngày có thể dao động tùy thuộc vào thể trọng và chiều cao của mỗi người.
Bên cạnh uống nước, bệnh nhân có thể thay thế bằng các loại thức uống sau đây:
- Nước ép táo: Thành phần chính của nước ép táo là chất xơ hòa tan và không hòa tan, có tác dụng như chất nhuận tràng. Vì vậy, chúng có tác dụng làm mềm phân và thúc đẩy nhu động ruột hoạt động tốt. Do đó, sử dụng nước ép táo đúng cách không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa mà còn giúp hỗ trợ điều trị chứng đi cầu ra máu do táo bón và bệnh trĩ gây nên. Đặc biệt, thức uống này còn giúp tăng cường vi sinh vật có lợi trong đường ruột, dự phòng bệnh các bệnh lý liên quan đến đại tràng.
- Nước ép lê: Được xem là một trong những lựa chọn tuyệt vời trong việc cải thiện tình trạng táo bón ở mức độ nhẹ đến trung bình. Không chỉ giàu chất xơ, nước ép lê còn chứa hàm lượng vitamin dồi dào mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Vì vậy, thường xuyên sử dụng thức uống này giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện vấn đề táo bón và tình trạng đi cầu ra máu.
- Nước ép cà rốt: Nhờ chứa lượng lớn zeaxanthin, beta-carotene và lutein, chất xơ và vitamin,… nước ép táo có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Không những thế chúng còn giúp làm lành tổn thương ở đường ruột, ngăn ngừa chảy máu. Chưa kể đến, các thành phần dưỡng chất chứa trong nước ép cà rốt còn có tác dụng sản sinh máu, giúp phòng ngừa thiếu máu ở một số bệnh như xuất huyết dạ dày hoặc chảy máu do trĩ.
- Nước ép lô hội: Các hoạt chất có trong lô hội có tác dụng tăng tốc độ chữa lành chảy máu ở đường ruột. Bên cạnh đó, chúng còn giúp chữa lành tổn thương ở niêm mạc ruột, giúp làm dịu viêm ruột và thúc đẩy đặc tính chống vi rút. Thêm vào đó, nước ép lô hội có chứa thành phần nhuận tràng, giúp làm mềm phân và ngăn ngừa chảy máu khi đại tiện do táo bón hoặc trĩ gây nên. Bệnh nhân nên uống 1/4 cốc nước ép lô hội khi bụng đói. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần. Không nên sử dụng trong thời gian dài tránh tác dụng phụ gây tiêu chảy.
2. Thay đổi chế độ ăn uống
Một trong những cách trị đi cầu ra máu tại nhà được bác sĩ khuyến khích đó là bệnh nhân nên thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày. Một số loại thực phẩm chống viêm có tác dụng hiệu quả như thuốc steroid có thể giúp giảm viêm và cải thiện tình trạng chảy máu.
Đối với những đối tượng bệnh đi cầu ra máu do viêm loét đại tràng hoặc do táo bón, bệnh trĩ, bệnh nhân nên lựa chọn chế độ ăn nhiều rau xanh và ít chất béo. Đồng thời nên bổ sung nhiều trái cây có lượng chất xơ cao vào khẩu phần ăn hàng ngày nhằm giúp làm mềm phân và kích thích nhu động ruột hoạt động tốt. Từ đó giúp ngăn ngừa bệnh trĩ và táo bón phát triển gây chảy máu khi đại tiện.
Một số loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân mắc bệnh đại tiện ra máu như:
- Khoai lang: Thực phẩm chứa nhiều chất xơ, có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột hoạt động, rất có lợi cho bệnh nhân mắc chứng đại tiện ra máu. Bệnh nhân nên dùng khoai lang dưới dạng hấp hoặc luộc. Ở người bệnh có triệu chứng đầy hoặc sình bụng không nên ăn nhiều.
- Chuối: Trong chuối chứa lượng lớn vitamin, chất xơ và kali,… có tác dụng làm lành tổn thương ở niêm mạc đường ruột. Vì vậy, sử dụng đều đặn giúp giảm chảy máu khi đại tiện.
- Rau xanh: Trong trường hợp đại tiện ra máu, bệnh nhận có thể sử dụng các loại rau như mồng tơi, rau đắng, rau dền hoặc rau diếp cá,… nhằm giúp cải thiện triệu chứng bệnh.
- Thực phẩm chứa acid omega – 3: Bao gồm, cá hồi, dầu ô liu hoặc dầu hạt lạnh,…. Những loại thực phẩm này chứa lượng lớn acid béo omega – 3, có tác dụng chống viêm, giúp hỗ trợ điều trị đại tiện ra máu ở bệnh nhân bị viêm ruột hoặc xuất huyết dạ dày.
Ngoài những thực phẩm cần ăn, bệnh nhân cần tránh những loại thức ăn, đồ uống sau:
- Thức ăn khô
- Thức ăn tinh chế
- Thức ăn nhanh
- Đồ ăn mặn, cay nóng như tỏi, tiêu ớt hoặc cà ri
- Thức ăn nhiều dầu mỡ
- Đồ ăn kho mặn để lâu
- Thức ăn chiên rán
3. Bổ sung men vi sinh (Probiotic)
Trong trường hợp đi cầu ra máu do xuất huyết tiêu hóa nhẹ, bệnh nhân cần bổ sung men vi sinh liều cao để cải thiện bệnh. Theo các chuyên gia, Probiotic có tác dụng khôi phục và cân bằng hệ vi sinh vật có lợi ở đường ruột. Vì vậy, chúng giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe ở người sử dụng. Chưa kể đến, probiotic còn có công dụng làm lành và làm giảm triệu chứng táo bón hoặc trào ngược dạ dày. Do đó, chúng giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng đại tiện ra máu.
Probiotic được sản xuất dưới dạng khác nhau như viên nén, viên nang, dạng lỏng hoặc bột. Trong trường hợp đi cầu ra máu, bệnh nhân cần uống men vi sinh dạng bột. Bởi chúng giúp hòa tan và vận chuyển nhanh trong đường ruột khi bị chảy máu, giúp loại bỏ hệ vi sinh vật gây hại, ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột. Một số loại Probiotic được bác sĩ chỉ định dùng như Megadophilus, Digesta-Lac và Bifido Factor,…
Bên cạnh uống bổ sung men vi sinh, bệnh nhân cũng có thể lựa chọn thực phẩm chứa Probiotic sử dụng hàng ngày. Trong đó, sữa chua là một trong những nguồn chứa men vi sinh cao, rất có lợi cho sức khỏe hệ đường ruột. Đồng thời, người bệnh cũng có thể dùng các thực phẩm khác như yaourt, phô mai mềm,…
4. Mẹo chữa đi cầu ra máu bằng dân gian
Trong trường hợp đi cầu ra máu do bệnh kiết lỵ hoặc trĩ gây ra ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng các mẹo dưới đây để kiểm soát triệu chứng bệnh:
- Uống trà dâm bụt: Sử dụng hoa dâm bụt phơi khô đem tán thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 12 – 16 gram hòa tan với nước ấm và uống trước khi ăn. Ngày uống 2 lần, uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
- Bài thuốc sắc: Dùng 20 gram rau đay, 100 gram rau dền và 100 gram sam đem rửa sạch và sắc chung với 500 ml nước. Sau khi nước cạn còn 300 ml, chắt lấy nước, chia ra uống 2 lần trong ngày. Sử dụng đều đặn trong vòng 5 – 7 ngày.
- Dùng diếp cá: Hái một 100 gram diếp cá đem rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng 7 phút. Sau đó, xay nhuyễn với 1 cốc nước ấm. Lọc lấy nước và uống. Ngày uống 2 lần giúp cải thiện tình trạng chảy máu khi đi cầu.
Với các cách trị đi cầu ra máu tại nhà nêu trên, bệnh nhân có thể áp dụng. Tuy nhiên, để chữa bệnh nhanh nhất, bệnh nhân cần thăm khám và chữa trị theo chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý chẩn đoán và mua thuốc sử dụng khi chưa nhận được sự đồng ý từ chuyên gia, tránh bệnh chuyển nặng làm mất máu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.