BẠCH HOA XÀ

Bạch hoa xà còn được gọi là cây chiến, bạch tuyết hoa, cây đuôi công,… Đây là một loại dược liệu có tác dụng điều trị viêm loét, ghẻ lở ngoài da. Bên cạnh đó, bạch hoa xà còn được dân gian chế biến thành một số bài thuốc điều trị đau nhức, bệnh dạ dày, táo bón, cao huyết áp,…

Bạch hoa xà hay còn gọi là đuôi công, bạch tuyết hoa,... là một dược liệu để bào chế thuốc trong Đông y.
Bạch hoa xà hay còn gọi là đuôi công, bạch tuyết hoa,… là một dược liệu để bào chế thuốc trong Đông y.

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Bạch tuyết hoa, cây hoa chiến (cây chiến), xitraca (Ấn Độ), pít phì khao (Lào), cây đuôi công.

Tên khoa học: Plumbago zeylanica L. (Thela alba Lour).

Họ: Thuộc họ Đuôi công (Plumbaginaceae).

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Cây bạch hoa xà là một loài cỏ có sức sống bền và dai. Chúng thường chỉ cao từ 0,3 đến 0,6m. Thân cây nhẵn và có các đốt. Lá bạch hoa xà mọc so le nhau. Mỗi lá có hình bầu dục, đầu nhọn, có gân. Lá cây màu xanh lục, không có lông và mặt dưới của lá trắng nhạt.

Bạch hoa xà cho hoa màu trắng, mọc ở đầu cành, kẽ lá. Đài hoa có lông dài. Hoa nở quanh năm nhưng thường nở rộ vào độ tháng 5, tháng 6.

Phân bố:

Bạch hoa xà được xác định là có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á. Chúng phân bố ở khắp các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt.

Bạch hoa xà được tìm thấy và được trồng ở một số nước như Nhật Bản, miền Nam Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, những nước Châu phi,…

Tại Việt Nam, bạch hoa xà mọc hoang ở khắp nơi và thường được trồng để làm cảnh, làm thuốc.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

+ Bộ phận dùng: Rễ, lá.

+ Thu hái:

  • Hái lá quanh năm, chọn lá xanh tươi để hái;
  • Chọn đào rễ cây bạch hoa xà đã trưởng thành. Rễ thường có đường kính từ 2 – 5cm. Khi khô có màu đỏ nhạt.

+ Chế biến:

  • Làm thuốc: Rễ cây có thể dùng tươi, hoặc phơi khô, nghiền bột;
  • Nấu canh: Lá cây bạch hoa trà có thể nấu canh, có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe.

+ Bảo quản: Sau khi thu hái, sơ chế, nên bảo quản rễ cây, lá cây ở nơi khô thoáng, tránh nơi ẩm thấp, tránh nhiệt độ quá cao. Rễ cây không nên để lâu, sẽ bị giảm tác dụng.

Có thể dùng rễ cây và lá cây bạch hoa xà để làm thuốc chữa bệnh.
Có thể dùng rễ cây và lá cây bạch hoa xà để làm thuốc chữa bệnh.

4. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học trong rễ và lá của bạch hoa xà là:

  • Plumbagin naphthoquinone;
  • Etanolic;
  • Biplumbagin;
  • Coumarin;
  • Ethanol.

5. Tác dụng dược lý

Theo Đông y, bạch hoa xà có các tác dụng sau: Trị lành vết thương, vết lở loét.

Theo y học hiện đại, bạch hoa xà có tác dụng:

  • Chữa bệnh viêm loét ngoài da;
  • Điều trị nhiễm giun đường ruột;
  • Điều trị viêm da, mụn trứng cá;
  • Điều trị bệnh trĩ;
  • Chống ung thư;
  • Chống Đông máu;
  • Gây tê liệt;
  • Kháng khuẩn: vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm;
  • Kháng viêm;
  • Chống oxy hóa.

6. Tính vị

Rễ cây bạch hoa xà có vị đắng.

7. Liều dùng, cách dùng

Bạch hoa xà có thể gây tử vong, xảy thai nếu dùng ở liều lượng lớn. Nên sử dụng dược liệu ở mức độ bác sĩ, lương y chỉ định. Có thể dùng dược liệu ở dạng tươi hoặc phơi khô, nghiền thành bột. Tuy nhiên, rễ và lá cây dùng tươi vẫn là tốt nhất.

Rễ bạch hoa xà có rất nhiều công dụng trong điều trị bệnh.
Rễ bạch hoa xà có rất nhiều công dụng trong điều trị bệnh.

8. Bài thuốc

Một số ứng dụng của dược liệu bạch hoa xà thường là:

  • Bài thuốc điều trị lở loét, vết thương: giã nhỏ rễ cây hoặc lá cây với cơm trắng thành bột nhão. Đắp bột nhão lên vết thương.
  • Bài thuốc trị lở loét 2: Rửa sạch lá, sau đó giã nát lá bạch hoa xà, đắp lên chỗ lở loét. Nếu thấy nóng ran thì bỏ ra.
  • Bài thuốc trị ghẻ: Sắc rễ cây, lấy nước cô đặc bôi ghẻ.
  • Bài thuốc điều hòa cao huyết áp: sắc rễ bạch hoa xà, hoa đại, cỏ xước, lá dâu, ích mẫu và quyết minh tử. Uống 1 tháng thuốc mỗi ngày.
  • Bài thuốc trị táo bón: Sử dụng lá bạch hoa xà non tươi, nấu nước để uống, ăn phần xác.
  • Bài thuốc trị đau dạ dày và thanh nhiệt, mát gan: Đun nước rễ bạch hoa xà với cam thảo đất, nhân trần. Uống nước khi ấm nóng để trị bệnh.
  • Bài thuốc điều trị bệnh đau nhức xương khớp: Sắc rễ bạch hoa xà với cam đất để uống. Bạn cũng có thể ngâm rượu rễ bạch hoa xà để xoa bóp, giảm đau nhức.

9. Lưu ý khi dùng

Khi dùng cây bạch hoa xà để trị bệnh hoặc áp dụng các bài thuốc làm từ bạch hoa xà, bạn nên chú ý một số điều sau:

  • Rửa sạch lá và rễ cây trước khi dùng;
  • Sử dụng với liều lượng vừa phải, vì dùng bạch hoa xà với liều lượng cao sẽ gây nguy hại cho sức khỏe, thậm chí tính mạng;
  • Phụ nữ có thai không dùng bạch hoa xà vì dược liệu gây xảy thai, được dùng làm thuốc phá thai;
  • Khi có ý định áp dụng các bài thuốc có thành phần là bạch hoa xà, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc từ bạch hoa xà.
Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc từ bạch hoa xà.

Tóm lại, bạch hoa xà là một loài cỏ có sức sống bền và dai, phân bố ở khu vực nhiệt đới là chủ yếu. Bạch hoa xà có nhiều tác dụng đối với sức khỏe nên đã trở thành một dược liệu để làm thuốc Đông y. Tuy nhiên, hiệu quả của các bài thuốc từ bạch hoa xà có sự khác nhau ở mỗi người vì còn tùy vào cơ địa, thể trạng. Bạn không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ y học cổ truyền hoặc lương y uy tín.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, phương pháp điều trị, chẩn đoán,… thay cho bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.