Dấu hiệu bị dị ứng tôm và cách khắc phục đơn giản
Triệu chứng cho biết bạn đang bị dị ứng tôm là: da xuất hiện mề đay, mẩn ngứa, môi sưng phù,… Bài viết này gợi ý một số cách khắc phục dị ứng tôm đơn giản, có thể thực hiện tại nhà.
Dấu hiệu cho biết đang bị dị ứng tôm
Tôm là một loại thực phẩm cung cấp nhiều dinh dưỡng cho người dùng. Trên thực tế, có nhiều loại tôm khác nhau như: tôm tép, tôm càng xanh, tôm sú, tôm càng,… Mỗi loại tôm sẽ có những thành phần dinh dưỡng khác nhau nhất định. Tuy nhiên, chúng thường cung cấp cho người dùng chất đạm, các loại khoáng chất như sắt, kẽm, canxi,…
Tuy nhiên, tôm lại là một trong những loại thực phẩm dễ gây ra dị ứng ở một số người dùng, nhất là loại tôm biển (thuộc nhóm hải sản). Nguyên nhân gây ra dị ứng tôm là do cơ địa của người dùng không tương thích với protein trong thịt tôm. Do đó, khi tiêu thụ, cơ thể đã xem lượng protein đó như là một loại protein gây hại cho cơ thể. Từ đó, cơ thể sản sinh ra các kháng thể để chống lại các protein này. Trong quá trình hệ miễn dịch kháng lại các protein trong thịt tôm, cơ thể cũng sản xuất ra một lượng histamin. Chúng gây ra những triệu chứng khó chịu ở da, ống tiêu hóa,… Người ta gọi những triệu chứng trên da, trong ống tiêu hóa này là “dị ứng” với tôm.
Dị ứng là sự phản ứng của cơ thể trước các tác nhân không phù hợp với cơ địa, mà cụ thể là protein có trong thịt tôm.
Những triệu chứng cho biết bạn đang bị dị ứng với tôm là:
- Nổi mẩn ngứa trên da;
- Nổi mề đay;
- Môi sưng phù;
- Đau rát lưỡi, ngứa lưỡi;
- Mệt mỏi;
- Đau bụng, khó chịu.
Nếu bạn có những dấu hiệu kể trên sau khi tiêu thụ một lượng tôm, bạn có thể đã bị dị ứng với thịt tôm. Trường hợp dị ứng của bạn có thể là do cơ thể bẩm sinh không tương thích với protein trong thịt tôm hoặc có thể chỉ là dị ứng tạm thời.
Thời gian diễn ra dị ứng còn tùy thuộc vào mỗi người. Thông thường, dị ứng với tôm, hải sản thường chỉ diễn ra trong vài ngày. Sau đó, khi cơ thể đào thải các protein lạ, bệnh nhân sẽ hồi phục. Trong trường hợp dị ứng kéo dài hơn một tuần hoặc tình trạng dị ứng diễn ra nghiêm trọng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để khám và điều trị.
Một vài cách khắc phục khi bị dị ứng tôm
Để khắc phục dị ứng tôm, bạn có thể thực hiện 1 số cách sau:
1. Uống thuốc Tây
Khi bị nổi mề đay, nổi mẩn ngứa rát ở da do dị ứng tôm, người bệnh có thể xử lý bằng cách uống thuốc Tây. Hiện nay, trong điều trị dị ứng, bác sĩ thường cho người bệnh dùng thuốc kháng histamin để ức chế các thụ thể này hoạt động.
Các loại thuốc kháng histamin hay còn được gọi là thuốc chống dị ứng này có tác dụng làm giảm mẩn ngứa, mề đay, giảm các triệu chứng dị ứng nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc chống dị ứng chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng trong tạm thời.
Khi bị dị ứng tôm, bệnh nhân có thể uống một số loại thuốc kháng histamin sau: Thuốc Loratadine, thuốc Fexofenadine, thuốc Diphenhydramine, thuốc Chlorpheniramine, thuốc Cetirizine,…
Trước khi có ý định dùng các loại thuốc kể trên, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa và không nên dùng quá liều lượng chỉ định. Người lớn cũng cần thận trọng khi cho trẻ nhỏ dùng thuốc Tây kháng dị ứng.
2. Bôi thuốc giảm triệu chứng ngoài da
Bôi thuốc chống dị ứng là cách giúp làm giảm tình trạng dị ứng trên da nhanh nhất. Điều trị tại chỗ giúp các dược chất trong kem thuốc thấm nhanh chóng vào da, ức chế các thụ thể histamin đang hoạt động trong các mao mạch.
Một số loại thuốc bôi ngoài da giúp làm giảm tình trạng dị ứng tôm hay hải sản là: Eumovate Cream, Phenergan,… Những loại kem này có tác dụng giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, mề đay do dị ứng và côn trùng. Tuy nhiên, trước khi bôi thuốc, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
3. Áp dụng các bài thuốc Đông y trị dị ứng tôm
Các bài thuốc Đông y giúp điều trị phong ngứa, dị ứng tôm từ bên trong. Những dược liệu có nguồn gốc từ tự nhiên giúp hoạt huyết, khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt và giải độc cơ thể.
Một số dược liệu thường được dùng để chế biến thuốc điều trị dị ứng tôm, dị ứng hải sản là: bản lam căn, kim ngân hoa, cúc hoa, đan bì, sinh địa, rau má, mã đề, thổ phục linh, kinh giới, bạch truật, xích thược,…
Tuy nhiên, nếu có nhu cầu điều trị dị ứng tôm bằng các bài thuốc Đông y, người bệnh cần đến gặp các bác sĩ y học cổ truyền để được chỉ dẫn công thức chế biến thuốc, không nên tự ý kết hợp các dược liệu.
Một số bài thuốc chữa dị ứng thường được áp dụng là:
Bài thuốc thứ nhất
- Chuẩn bị: 12g đan bì, 12g cát cánh, 16g kim ngân hoa, 20g cát căn, 16g đan sâm, 12g đương quy, 12g đan bì, 12g sinh địa, 12g mạch môn, 12g huyền sâm, 12g bản lam căn.
- Cách thực hiện: Người dùng sắc các dược liệu trên thành 1 thang thuốc. Mỗi ngày dùng 1 thang, không để thuốc qua đêm.
Bài thuốc thứ hai
- Chuẩn bị: 20g thảo quyết minh, 12g liên kiều, 12g kinh giới, 16g kim ngân hoa, 12g phòng phong.
- Cách thực hiện: Sắc thành 1 thang thuốc, uống trong ngày.
Trường hợp dị ứng tôm nghiêm trọng chuyển sang dị ứng, mề đay mãn tính, người bệnh cần đến bài thuốc Đông y kết hợp nhiều vị thuốc và được nghiên cứu cũng như thử nghiệm kỹ lưỡng. Nổi bật nhất là bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang – Liệu pháp thảo dược đặc trị mề đay đến từ Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đơn vị Y học cổ truyền hàng đầu hiện nay
5. Áp dụng các mẹo dân gian trị dị ứng
Khi bị mề đay, mẩn ngứa do dị ứng với tôm, bệnh nhân cũng có thể xử lý bằng một số mẹo sau:
- Chườm gạc lạnh, khăn lạnh lên vùng da mề đay;
- Bôi mủ lô hội lên vùng da bị mê đay dị ứng khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm;
- Xông hơi bằng nước gừng, sả;
- Ngâm rửa hoặc tắm với nước ấm pha bột yến mạch trong vòng 15 – 20 phút.
6. Chăm sóc đúng cách tại nhà
Trong trường hợp tình trạng dị ứng không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể xử lý bằng cách tự chăm sóc tại nhà. Lúc này, chăm sóc sức khỏe đúng cách là một phương pháp giúp dị ứng máu chóng thuyên giảm và cũng là một cách hỗ trợ điều trị dị ứng.
Một số điều người bị dị ứng với tôm nên làm là:
- Loại bỏ thịt tôm ra khỏi các bữa ăn hàng ngày. Người bệnh có thể chọn ăn một số loại hải sản khác, tuy nhiên cần phải thận trọng trước khi dùng;
- Uống nhiều nước để cơ thể đào thải các chất độc hại trong cơ thể;
- Ăn nhiều rau củ tươi, trái cây tươi để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng;
- Tắm gội hàng ngày để làm sạch da;
- Tắm bằng nước ấm. Tránh tắm bằng nước lạnh hoặc tắm quá lâu vì có thể kích thích mề đay, mẩn ngứa trên da nặng hơn;
- Hạn chế gãi ngứa vì có thể gây trầy xước da, viêm nhiễm, lở loét;
- Cần thận trọng khi dùng các mẹo chữa mề đay, dị ứng bằng các lá thuốc Nam như: tắm lá khế, tắm lá ổi,… Hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng các bài thuốc Nam để điều trị dị ứng tôm;
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya;
- Hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia… dễ khiến cho tình trạng dị ứng diễn ra nặng nề hơn.
Hãy liên hệ ngay với Trung tâm Thuốc dân tộc để được các bác sĩ hàng đầu của chúng tôi tư vấn chi tiết về tình trạng bệnh và phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Thông tin hữu ích:
- Bị dị ứng sưng phù mặt và cách chữa trị hiệu quả
- Người bệnh bị viêm da dị ứng ăn gì? kiêng gì? để nhanh hết ngứa?