7 thuốc đau dạ dày dạng sữa (gói) tác dụng nhanh

Thuốc dau dạ dày dạng sữa (gói) thường mang tác dụng nhanh trong việc cải thiện triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, đau thượng vị, ợ chua, ợ nóng… do các vấn đề, bệnh lý ở cơ quan tiêu hóa gây ra. Thuốc thường được sử dụng ngay khi cơn đau dạ dày phát sinh hoặc dùng trước / sau khi ăn.

7 thuốc đau dạ dày dạng sữa (gói) tác dụng nhanh
Tìm hiểu thông tin về 7 loại thuốc đau dạ dày dạng sữa (gói) có tác dụng nhanh

Thuốc đau dạ dày dạng sữa là thuốc gì?

Thuốc đau dạ dày dạng sữa là các loại thuốc có tác dụng bảo vệ các vết loét, ổ viêm và kháng acid dạ dày. Thuốc được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống.

Thuốc đau dạ dày dạng gói được sử dụng để cải thiện nhanh cơn đau dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng dạ dày kích thích, trào ngược dạ dày thực quản…

Ngoài ra việc sử dụng nhóm thuốc này còn giúp người bệnh dự phòng xuất huyết dạ dày và bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa. Thuốc thường được sử dụng ngay khi cơn đau dạ dày phát sinh hoặc dùng trước / sau khi ăn.

Danh sách 7 thuốc đau dạ dày dạng sữa (gói) tác dụng nhanh

Dưới đây là danh sách 7 thuốc đau dạ dày dạng sữa (gói) được sử dụng phổ biến và có tác dụng nhanh:

1. Thuốc chữ P – Phosphalugel

Thuốc chữ P – Phosphalugel là một trong những loại thuốc đau dạ dày dạng sữa được sử dụng phổ biến và có tác dụng nhanh. Thành phần của thuốc có chứa Aluminum phosphate dạng keo.

Aluminum phosphate khi được đưa vào dạ dày sẽ tạo ra lớp màng giúp bảo vệ và chữa lành những vết loét, tổn thương trong cơ quan tiêu hóa. Từ đó giúp người bệnh khác phục cơn đau một cách nhanh chóng.

Thuốc chữ P - Phosphalugel
Thuốc chữ P – Phosphalugel là thuốc đau dạ dày dạng sữa được sử dụng phổ biến và có tác dụng nhanh

Liều dùng thuốc chữ P – Phosphalugel

  • Đối với trẻ em dưới 6 tháng: ¼ gói x 6 lần/ ngày.
  • Đối với trẻ em trên 6 tháng: ½ gói x 4 lần/ ngày.
  • Liều dùng đối với người lớn: 1 – 2 gói x 2 – 3 lần/ngày.

Có thể pha thuốc cùng với một ít nước trước khi uống để làm giảm cảm giác khó chịu.

Tác dụng phụ thường gặp: Táo bón.

Để giảm nguy cơ mắc chứng táo bón trong thời gian sử dụng thuốc đau dạ dày chữ P, người bệnh nên uống nhiều nước. Ngoài ra, người bệnh cần tránh dùng đồng thời thuốc kháng Histamine H2 và thuốc kháng khuẩn khi sử dụng loại thuốc này.

2. Thuốc chữ Y – Yumangel

Thuốc chữ Y – Yumangel là thuốc đau dạ dày dạng sữa có chứa nhũ dịch Simethicone. Loại thuốc này có tác dụng trung hòa nồng độ acid trong dạ dày và bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa.

Thuốc đau dạ dày chữ Y thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp tăng tiết dịch vị dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra thuốc còn được sử dụng phổ biến trong việc phòng ngừa viêm loét dạ dày ở các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Cụ thể như bệnh nhân sử dụng thuốc corticoid, NSAID, người thường xuyên lo âu, căng thẳng kéo dài…

Liều dùng thuốc đau dạ dày chữ Y – Yumangel

  • Đối với trẻ từ 6 – 12 tuổi: Uống ½ gói x 2 – 4 lần/ngày.
  • Đối với trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Uống 1 gói x 2 – 4 lần/ngày.
Thuốc chữ Y - Yumangel
Thuốc chữ Y – Yumangel là thuốc đau dạ dày dạng sữa có chứa nhũ dịch Simethicone

Tác dụng phụ thường gặp: Táo bón, Tiêu chảy.

Thuốc đau dạ dày chữ Y – Yumangel được dùng liên tục trong khoảng 2 tuần. Trong trường hợp các triệu chứng không có dấu hiệu cải thiện, người bệnh nên khám lại cùng với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định một loại thuốc phù hợp hơn.

Ngoài ra người bệnh cần lưu ý không sử dụng đồng thời thuốc Tetracycline cùng với thuốc chữ Y. Bởi các hoạt chất trong thuốc chữa Y có thể tác động và làm giảm mức độ hấp thu của Tetracycline. Từ đó làm giảm tác dụng điều trị bệnh.

3. Thuốc đau dạ dày Pepsane

Thuốc đau dạ dày Pepsane được bào chế dưới dạng gel sữa. Cả hai thành phần Dimethicone và Guaiazulene đều có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đồng thời chống đau thượng vị, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua và buồn nôn.

Thuốc đau dạ dày Pepsane
Thuốc đau dạ dày Pepsane có thành phần chính là Dimethicone và Guaiazulene

Liều dùng thuốc đau dạ dày Pepsane: Đối với người lớn: Uống 1 – 2 gói x 2 – 3 lần/ngày.

Tác dụng phụ thường gặp: Phản ứng dị ứng (phù mạch, phát ban, ngứa ngáy…)

Thuốc đau dạ dày Pepsane không được khuyến cáo sử dụng cho người bị tiểu đường, béo phì, cao huyết áp và những người có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

4. Thuốc đau dạ dày Gaviscon

Thuốc đau dạ dày Gaviscon có thành phần chính là Natri bicarbonate và Calci carbonate. Khi vào dạ dày, thành phần Natri bicarbonate và Calci carbonate sẽ phản ứng với acid dịch vị. Điều này làm tăng nồng độ pH, giảm đau và phòng ngừa tốt tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Liều dùng thuốc đau dạ dày Gaviscon

  • Đối với trẻ từ 6 – 12 tuổi: Dùng ½ – 1 gói x 4 lần/ ngày.
  • Đối với trẻ trên 12 tuổi và người lớn: Uống 1 – 2 gói x 4 lần/ngày.

Lưu ý lắc kỹ hỗn dịch trước khi sử dụng.

Thuốc đau dạ dày Gaviscon
Thuốc đau dạ dày Gaviscon có tác dụng giảm đau và phòng ngừa tình trạng trào ngược dạ dày thực quản

Tác dụng phụ thường gặp: Phản ứng dị ứng (co thắt phế quản, ngứa ngáy, nổi mề đay…)

Khi sử dụng thuốc đau dạ dày Gaviscon để phòng ngừa hoặc cải thiện những cơn đau, người bệnh nên sử dụng Gaviscon cách các loại thuốc chữa bệnh khác khoảng 2 giờ đồng hồ. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế hiện tượng tương tác thuốc và phòng ngừa nguy hiểm.

5. Thuốc đau dạ dày Aluphagel

Thành phần chính của thuốc đau dạ dày Aluphagel là hoạt chất Aluminium phosphate 20%. Hoạt chất này khi được đưa vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và kháng dịch vị.

Thuốc đau dạ dày Aluphagel thường được chỉ định để cải thiện các triệu chứng do bệnh Crohn, viêm thực quản, rối loạn dạ dày do sử dụng thuốc, loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp tính và mãn tính…

Thuốc đau dạ dày Aluphagel
Thuốc đau dạ dày Aluphagel được chỉ định để cải thiện các triệu chứng do bệnh Crohn, loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày…

Liều dùng thuốc Aluphagel

  • Liều khuyến cáo cho người lớn: Dùng 1 – 2 gói x 2 – 3 lần/ngày.
  • Liều tối đa: 6 gói/ngày.

Tác dụng phụ thường gặp: Táo bón.

Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc đau dạ dày Aluphagel trong 7 ngày. Trong trường hợp chứng đau dạ dày không được cải thiện hoặc xuất hiện đồng thời với biểu hiện sốt và nôn ói, người bệnh cần ngưng ngay việc sử dụng loại thuốc này. Đồng thời đến bệnh viện để khám chữa bệnh trong thời gian sớm nhất.

6. Thuốc dạng sữa Grangel

Thuốc dạng sữa Grangel có thành phần chính là Simethicone và Magnesium. Trong đó hoạt chất Magnesium có tác dụng giảm táo bón, nhuận tràng, giảm đầy hơi, khó tiêu, tăng cường nhu động ruột…

Hoạt chất Simethicone có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt ở niêm mạc đường ruột và dạ dày. Từ đó giúp cải thiện tốt tình trạng đầy hơi, chướng bụng và đau thượng vị.

Liều dùng thuốc dạng sữa Grangel

  • Đối với trẻ em: Uống ½  – 1 gói x 2 – 4 lần/ngày.
  • Đối với người lớn: Uống 1 gói x 2 – 4 lần/ngày.

Tác dụng phụ thường gặp: Thuốc đau dạ dày Grangel ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên loại thuốc này cần được sử dụng thận trọng ở phụ nữ mang thai, người bị suy thận và  trẻ em dưới 1 tuổi.

7. Thuốc đau dạ dày chữ T – Trimafort

Thuốc đau dạ dày chữ T – Trimafort là loại thuốc được điều chế dưới dạng sữa. Thuốc có thành phần chính là Simethicone nhũ dịch, gel Nhôm hydroxyd và Magnesi hydroxyd. Nhờ đó thuốc có tác dụng điều trị viêm dạ dày cấp tính – mãn tính, viêm hang vị dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài ra thuốc Trimafort còn có tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh viêm loét tá tràng, làm giảm đau bụng, chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi…

Liều dùng thuốc đau dạ dày Trimafort: Dùng 1 gói x 3 lần/ngày. Uống thuốc trước khi đi ngủ hoặc trước mỗi bữa ăn.

Tác dụng phụ thường gặp: Táo bón, Tiêu chảy, Buồn nôn.

Thuốc đau dạ dày chữ T - Trimafort
Thuốc đau dạ dày chữ T – Trimafort được dùng để chữa viêm dạ dày, viêm hang vị dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản

Thuốc đau dạ dày Trimafort không được khuyến cáo dùng cho đối tượng bị dị ứng với thành phần của thuốc. Sử dụng thận trọng ở người bị rối loạn chức năng gan, thận, phụ nữ đang cho con bú hoặc mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi.

Người bệnh không sử dụng đồng thời thuốc Trimafort cùng với thuốc dạng viên bao tan trong ruột, thuốc kháng thụ thể H2, mecamylamin, methenamin, ketoconazol, norfloxacin, ciprofloxacin, tetracyclin, fluoroquinolon… vì sẽ gây tương tác thuốc.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc đau dạ dày dạng sữa

Thuốc đau dạ dày dạng sữa được bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong hầu hết các bệnh lý, vấn đề xảy ra ở cơ quan tiêu hóa. Tuy nhiên để thuốc phát huy tối đa hiệu quả chữa bệnh và làm giảm nguy cơ rủi ro khi sử dụng, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa yêu cầu.
  • Thuốc đau dạ dày dạng sữa cần được sử dụng đúng với thời gian và liều lượng được hướng dẫn. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý ngưng sử dụng thuốc sớm hơn dự định hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc. Đồng thời không tự ý tăng hoặc giảm liều dùng.
  • Trong trường hợp các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm sau 7 ngày điều trị, người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và có các phương pháp điều trị thích hợp hơn.
  • Đối với những người có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, người bệnh tuyệt đối không dùng lại các loại thuốc này. So với lần đầu tiên, dị ứng ở lần thứ hai có thể khiến bạn bị sốc phản vệ và tử vong khi không cấp cứu kịp thời.
  • Những người bị tiểu đường, phụ nữ đang mang thai, không dung nạp fructose, suy thận nặng cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng sức khỏe trước khi quyết định sử dụng thuốc đau dạ dày dạng sữa.
  • Người bệnh có thể uống trực tiếp thuốc dạng sữa hoặc hòa tan thuốc cùng với một ít nước để dễ uống và làm giảm cảm giác khó chịu.
  • Hầu hết các loại thuốc dạng sữa được dùng trong điều trị đau dạ dày đều có khả năng tác động và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ hấp thu của những thuốc đường uống. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này để làm hạn chế nguy cơ tương tác thuốc.
  • Trong thời gian chữa bệnh với thuốc đau dạ dày dạng sữa, người bệnh cần uống nhiều nước mỗi ngày để làm giảm nguy cơ táo bón.

Hầu hết thuốc đau dạ dày dạng sữa đều lành tính, có độ an toàn cao và hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Tuy nhiên nếu nhận thấy các dấu hiệu dị ứng (ngứa da, co thắt phế quản, nổi mề đay, phát ban…) phát sinh trong thời gian dùng thuốc, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được xử lý.

Đừng để bệnh dạ dày đeo bám bạn quá lâu – Liên hệ ngay để được hướng dẫn điều trị bằng phác đồ tốt nhất

Thuốc đau dạ dày dạng sữa được mua ở đâu?

Thuốc đau dạ dày dạng sữa là thuốc được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh lý, vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa. Chính vì thế bạn có thể dễ dàng tìm mua loại thuốc này tại nhà thuốc bệnh viện hoặc các quầy thuốc tư nhân. Khi lựa chọn và quyết định mua thuốc, bạn nên quan sát hạn sử dụng và biểu hiện bên ngoài để tránh tình trạng mua phải thuốc bị côn trùng cắn hoặc thuốc quá hạn.

Ngoài ra người bệnh có thể đặt mua thuốc đau dạ dày dạng gói thông qua các trang bán hàng trực tuyến. Cách này thường áp dụng cho những người không có nhiều thời gian. Tuy nhiên bạn cần mua thuốc ở những nơi uy tín để tránh trường hợp mua phải hàng giả, hàng nhái.

Trên đây là những gợi ý điều trị bằng thuốc đau dạ dày dạng sữa cũng như giải pháp Đông y thay thế cho bệnh nhân có thêm lựa chọn. Hi vọng sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn sớm tìm được liệu trình tốt nhất để nhanh khỏi bệnh.

Xem thêm: Hành trình NS Trần Nhượng ĐÁNH BẠI bệnh dày nhờ Đông y