Bệnh Tổ Đỉa Lây Không? Hình Ảnh, Cách Chữa Tại Nhà Bằng Dân Gian
Bệnh tổ đỉa là căn bệnh viêm da gây ra nhiều triệu chứng rất khó chịu, đặc trưng bởi tình trạng mụn nước nổi dày ở tay, chân khiến bệnh nhân ngứa ngáy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và làm mất tính thẩm mỹ. Bệnh nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn tới nhiều biến chứng khó lường. Để hiểu rõ hơn về bệnh tổ đỉa và cách điều trị hiệu quả nhất bằng thảo dược tự nhiên mời theo dõi bài viết dưới đây.
Bệnh tổ đỉa là gì? Có lây không?
Theo bác sĩ Vi Văn Thái (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y Dược Cổ truyền Quảng Ninh): Tổ đỉa là một dạng viêm nhiễm trên da khu trú ở bàn tay, bàn chân với các tổn thương dạng mụn nước nằm sâu dưới da. Những nốt mụn nước có kích thước từ 1 – 3 mm nằm rải rác hoặc thành đám cụm gây ngứa ngáy nghiêm trọng. Khi mụn nước vỡ sẽ giải phóng dịch nước màu vàng, khiến da khô, nứt nẻ, bong tróc. Bệnh thường phát triển mãn tính, kéo dài dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần.
Mặc dù gây ra những triệu chứng nghiêm trọng trên da, tuy nhiên tổ đỉa không phải là căn bệnh lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên bệnh có thể lan nhanh trên cơ thể người bệnh nếu không được điều trị sớm và kịp thời.
Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?
Tổ đỉa là tình trạng viêm nhiễm ngoài da không gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, căn bệnh này gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu, không chỉ khiến bệnh nhân ngứa ngáy nghiêm trọng mà các nốt mụn nước nổi dày ở bàn tay, bàn chân còn gây đau nhức, vướng víu khi cầm nắm hoặc bước chân. Chính vì thế người bệnh tổ đỉa thường gặp rất nhiều bất tiện, khó khăn trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, biểu hiện của bệnh tổ đỉa bên ngoài da rất mất thẩm mỹ, khiến người bệnh trở nên tự ti, ảnh hưởng đến tâm lý.
Tổ đỉa nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng khó lường như: nhiễm trùng da, bội nhiễm, để lại sẹo, vết thâm sâu… Do đó, ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tổ đỉa, bệnh nhân cần thăm khám sớm để được điều trị kịp thời và đúng cách.
Triệu chứng bệnh tổ đỉa và phân loại bệnh
Để nhận biết sớm căn bệnh tổ đỉa, người bệnh cần nắm rõ những triệu chứng của bệnh để tránh nhầm lẫn với các căn bệnh viêm da khác.
- Xuất hiện mụn nước màu trắng trong, kích thước nhỏ từ 1 – 3mm. Mụn nước thường ẩn sâu dưới da, ban đầu xuất hiện rải rác, sau đó gộp lại thành từng đốm mụn nước lớn, nổi hẳn lên trên mặt da.
- Bệnh thường xuất hiện thành từng đợt, gây cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng cả ngày lẫn đêm.
- Khi bệnh nhân gãi nhiều sẽ khiến mụn nước vỡ ra, giải phóng chất dịch màu vàng nhạt gây khô rát, bong tróc da.
- Nếu da bị nhiễm khuẩn các đốm mụn nước có có màu đục, xuất hiện tình trạng sưng đỏ, sưng hạch bạch huyết kèm theo sốt.
- Tổ đỉa xuất hiện chủ yếu tại các vị trí như lòng bàn tay, đầu ngón tay, lòng bàn chân, ngón chân.
Về phân loại bệnh, có nhiều cách phân chia khác nhau. Nếu căn cứ vào vị trí tổn thương có thể chia thành các dạng:
Nếu phân loại theo đối tượng mắc bệnh có thể chia thành:
- Bệnh tổ đỉa ở trẻ em: Thường nổi ở bàn tay, bàn chân, nách, bẹn… Bệnh khiến da ửng đỏ trên bề mặt, nổi nhiều mụn nước khiến trẻ quấy khóc, khó chịu.
- Bệnh tổ đỉa ở người lớn: Thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân đặc biệt là các đầu ngón tay gây ngứa ngáy, dễ bị nhiễm trùng, bội nhiễm.
Nếu dựa vào đặc điểm bệnh học, có thể chia thành các thể:
- Thể giản đơn: Xuất hiện các mụn nước màu trong, nằm sâu trong da, không gây ngứa nghiêm trọng.
- Thể bọng nước: Là sự phát triển nặng hơn của thể giản đơn. Các mụn nước li ti gộp lại thành bọng nước lớn, gây ngứa nghiêm trọng.
- Thể nhiễm khuẩn: Là tình trạng tổn thương do tổ đỉa bị nhiễm khuẩn, bội nhiễm khiến các nốt mụn nước chứa mủ trở nên đục, dễ vỡ và ngứa nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây phức tạp, chưa thể xác định rõ
Hiện nay chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra căn bệnh này Tuy nhiên theo nhiều nhà khoa học, căn bệnh này có thể liên quan nhiều đến tính di truyền, cơ địa, hệ miễn dịch yếu kém. Ngoài ra, nhiều yếu tố khách quan khác cũng có thể là nguyên nhân khiến căn bệnh tổ đỉa bùng phát như:
- Hóa chất: Những người thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh tổ đỉa.
- Nhiễm khuẩn nấm: Một số trường hợp bệnh nhân tổ đỉa được phát hiện bị nhiễm một số loại vi khuẩn hoặc nấm gây ra tình trạng viêm nhiễm, dẫn tới bệnh.
- Tuyến mồ hôi hoạt động quá mức: Ở nhiều bệnh nhân do tuyến mồ hôi hoạt động quá mạnh mẽ, khiến bàn tay và bàn chân luôn trong trạng thái ẩm ướt, nóng bức là điều kiện thuận lợi làm bùng phát căn bệnh tổ đỉa.
- Cơ địa dị ứng: Những người có cơ địa nhạy cảm dễ bị kích ứng bởi các yếu tố từ môi trường bên ngoài, dẫn tới viêm nhiễm da và làm khởi phát căn bệnh tổ đỉa.
- Môi trường sống ô nhiễm: Những người thường xuyên sống trong môi trường ô nhiễm, quá nhiều kim loại, coban hoặc niken cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa.
Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không? Cách chữa bệnh tổ đỉa tại nhà bằng dân gian
Theo bác sĩ Vi Văn Thái, tổ đỉa là căn bệnh viêm da tương đối phức tạp với nhiều triệu chứng bệnh khó chịu. Thông thường căn bệnh này không thể tự khỏi được nếu không có biện pháp điều trị. Không những vậy nếu để bệnh kéo dài lâu dễ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn, bội nhiễm và gây ra những biến chứng khó lường. Mặt khác nếu bệnh nhân không điều trị tích cực sẽ khiến bệnh kéo dài, phát triển thành mãn tính và tái đi tái lại nhiều lần. Chính vì thế việc điều trị sớm và đúng cách có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy lùi hiệu quả căn bệnh tổ đỉa.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa phổ biến nhất.
Cách chữa bệnh tại nhà theo dân gian
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc Tây y, khá nhiều người lựa chọn chữa tổ đỉa tại nhà bằng các mẹo dân gian. Ưu điểm của những phương pháp dân gian này là ít tốn kém chi phí, cách làm đơn giản và khá lành tính nhờ sử dụng hoàn toàn những nguyên liệu tự nhiên. Một số cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian phổ biến như:
- Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt: Chọn lấy một nắm lá lốt tươi, rửa sạch rồi đun lấy nước để ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa. Dùng thêm một phần lá khác, vò nát rồi chà xát lên da.
- Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không: Đem rửa sạch lá trầu không, vò qua rồi đun sôi với nước kèm theo một chút muối biển. Dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa mỗi ngày 2 lần.
- Chữa tổ đỉa bằng rau răm: Rau răm rửa sạch, để ráo nước rồi giã nhuyễn. Đắp lá rau răm lên vùng da bị tổ đỉa, dùng khăn băng gạc quấn lại để giữ cố định trong 30 phút và rửa lại với nước sạch.
- Chữa tổ đỉa bằng tỏi: Tỏi đem bóc vỏ, giã nát rồi chắt lấy nước cốt. Dùng bông gòn thấm nước tỏi chấm lên các nốt mụn nước.
Theo bác sĩ Vi Văn Thái, các mẹo dân gian này sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên khá lành tính, có tác dụng làm giảm bớt phần nào triệu chứng bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, các phương pháp này không có hiệu quả điều trị cao. Mặt khác nếu khâu sơ chế nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Do đó, bệnh nhân vẫn nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa và điều trị bằng những phương pháp chính thống.
Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng Tây y
Phương pháp Tây y hiện nay chưa có thuốc đặc trị tổ đỉa. Việc điều trị chủ yếu tập trung vào giải quyết triệu chứng bệnh và chữa lành tổn thương. Phác đồ điều trị bao gồm thuốc bôi theo từng giai đoạn của bệnh, kết hợp thuốc kháng Histamin để giảm ngứa và kháng sinh trong trường hợp có nhiễm trùng.
Điều trị tổ đỉa trong giai đoạn cấp
- Sử dụng dung dịch Jarish bôi lên vùng tổn thương giúp mụn nước se lại.
- Dung dịch xanh metylen bôi lên tổn thương để chống bội nhiễm.
- Thuống kháng Histamin như citirizin, loratadin, telfast…
- Kháng sinh nếu xuất hiện nhiễm trùng.
Điều trị tổ đỉa trong giai đoạn bán cấp
- Hồ nước bôi lên vùng tổn thương để giảm sưng, giảm phù nề.
- Kem bôi chống viêm chứa corticoid.
- Thuốc kháng Histamin giảm ngứa.
- Kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị tổ đỉa trong giai đoạn chàm mạn
- Thuốc mỡ bôi chứa corticoid
- Thuốc ức chế miễn dịch tacrolimus
- Một số loại thuốc bôi làm ẩm da như cetaphyl, physiogel cleanser…
Khi sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị bệnh tổ đỉa bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định. Không tự ý mua và sử dụng bất cứ loại thuốc nào bởi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tác dụng phụ, đặc biệt là các loại thuốc chứa corticoid. Một số tác dụng không mong muốn mà bệnh nhân có thể gặp phải như: da bị bào mòn, kích ứng dạ dày, viêm tuyến thượng thận…
Chữa tổ đỉa bằng Đông y
Theo Y học cổ truyền, bệnh tổ đỉa còn được gọi là Thấp cước khí (bệnh tổ đỉa ở chân) hay Nga trưởng phong (bệnh tổ đỉa ở tay). Nguyên nhân gây bệnh là do các yếu tố như nhiệt tà, độc tà, phong hàn, thấp nhiệt xâm nhập vào cơ thể khi sức đề kháng yếu, dẫn tới khí huyết rối loạn, da không được dưỡng mà hình thành tổn thương. Thấp nhiệt kết hợp với phong hàn sẽ sinh ra tình trạng mụn nước. Độc tà tích tụ lại thêm phong khiến cho bệnh nhân ngứa ngáy liên tục. Thấp nhiệt lâu ngày kết hợp độc tà dẫn đến lở loét, mưng mủ.
Đông y chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc Nam với nguyên lý điều trị từ gốc, tập trung giải quyết căn nguyên gây bệnh, loại bỏ các yếu tố ngoại tà xâm nhập cơ thể. Từ đó khắc phục triệu chứng bệnh, làm lành các tổn thương. Mặt khác, Đông y chú trọng điều dưỡng cơ thể, cải thiện hoạt động của các tạng phủ, đặc biệt là gan, thận để nâng cao sức đề kháng và thể trạng, nhằm phòng ngừa tái phát bệnh.
Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc chữa tổ đỉa một đi không trở lại
Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc độc quyền của Trung tâm Thuốc dân tộc. Đây là bài thuốc được nghiên cứu chuyên sâu và thử nghiệm lâm sàng trong nhiều năm bởi đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Y học cổ truyền. Bài thuốc kế thừa tinh hoa từ 20 bài thuốc cổ phương, nổi bật là bài Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông tạo nên giải pháp điều trị bệnh tổ đỉa hiệu quả và an toàn.
Thanh bì Dưỡng can thang đã được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 giới thiệu là bài thuốc Nam duy nhất hiện nay kết hợp thành công 3 dạng bào chế gồm UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA mang đến phác đồ điều trị toàn diện các căn bệnh viêm da tự miễn, trong đó có bệnh tổ đỉa.
>> Xem chi tiết: Phần giới thiệu bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang trên VTV2
Bài thuốc được bào chế từ thành phần chính là thảo dược “Thanh bì” có công dụng kháng Histamin, sát khuẩn, chống viêm và phục hồi da rất hiệu quả. Đây là vị thuốc quý đã được nhiều danh y thời xưa sử dụng thành công trong các bài thuốc chữa bệnh về da từ nhiều thế kỷ trước. Cùng với vị thuốc chủ Thanh bì, bài thuốc còn được bổ sung thêm 30 vị thuốc quý khác như Tang bạch bì, Kim ngân hoa, Bạch linh, Hồng hoa, Thổ phục linh, Đơn đỏ, Bồ công anh, Sa sâm, Huyết đằng, Dạ dao đằng… để tạo nên bộ 3 chế phẩm gồm:
🍀Thuốc ngâm rửa: Giúp làm sạch và sát khuẩn vùng da bị tổ đỉa, khoanh vùng tổ đỉa, ngăn không cho tổn thương lan rộng.
🍀Thuốc bôi: Có tác dụng giảm ngứa, làm se các nốt mụn nước, chữa lành tổn thương, sát khuẩn chống nhiễm trùng, tái tạo và phục hồi da từ lớp biểu bì sâu.
🍀Thuốc uống: Có công dụng điều trị từ bên trong, giải quyết các yếu tố căn nguyên gây bệnh, trừ phong, thanh nhiệt, hóa thấp, giải độc, chống viêm… từ kiểm soát các triệu chứng tổ đỉa. Đồng thời điều dưỡng cơ thể, tăng cường thể trạng và sức đề kháng cho bệnh nhân.
Thanh bì Dưỡng can thang được bào chế hoàn toàn từ 100% thảo dược sạch tự nhiên, thu hái trực tiếp tại các vườn chuyên canh dược liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO của Trung tâm Thuốc dân tộc. Nguồn nguyên liệu chất lượng cao là yếu tố đảm bảo tính an toàn tuyệt đối của bài thuốc. Từ khi được đưa vào sử dụng trong điều trị căn bệnh tổ đỉa đến nay, chưa từng ghi nhận trường hợp bệnh nào gặp tác dụng phụ.
Với công thức thành phần ưu việt, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã giúp cho 3597 bệnh nhân thoát bệnh.
Anh Nguyễn Duy Linh (TP.HCM) cho biết: “Cách đây 1 năm mình bị tổ đỉa rất nặng. Ban đầu bệnh chưa nghiêm trọng lắm, nhưng do mình chủ quan, tự ý mua thuốc Tây về uống và bôi, dẫn tới bị nhiễm corticoid khiến da gặp tác dụng phụ nặng nề, phát ban, trứng cá khắp người. May mắn biết đến Trung tâm Thuốc dân tộc, mình được điều trị bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Chỉ sau 2 tháng sử dụng bài thuốc mình đã thoát khỏi căn bệnh khó chịu này.”
Đặc biệt, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang có tính linh hoạt rất cao, tùy vào cơ địa và mức độ bệnh của từng người mà bác sĩ có thể gia giảm vị thuốc sao cho phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì? Nên ăn gì?
Theo bác sĩ Vi Văn Thái, chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến bệnh nhân tổ đỉa. Do đó, bên cạnh việc điều trị bằng các phương pháp phù hợp, bệnh nhân cần thiết lập chế độ ăn khoa học để giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Một số món ăn cần hạn chế như:
- Các loại hải sản dễ gây dị ứng với người có cơ địa nhạy cảm.
- Đồ ăn ngọt chứa nhiều đường, các loại nước ngọt, đồ uống có gas sẽ làm bệnh tổ đỉa trầm trọng hơn.
- Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ: Dễ gây kích ứng da khiến tình trạng nổi mụn nước càng nghiêm trọng.
- Thịt gà và tôm cua đồng: Chứa nhiều chất gây kích ứng, khiến bệnh nhân ngứa ngáy nhiều hơn.
- Rượu bia và chất kích thích: Làm suy giảm chức năng gan, ảnh hưởng tới hoạt động của hệ miễn dịch khiến độc tố tích tụ dưới da.
Bên cạnh những thực phẩm cần hạn chế, bệnh nhân nên tăng cường ăn một số món ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe như:
- Các thực phẩm giàu kẽm: ngũ cốc, yến mạch, đậu đen, đậu đỏ…
- Các loại rau xanh, trái cây giàu chất xơ và vitamin.
- Uống nhiều nước.
Trên đây là những thông tin hữu ích mà người bệnh cần nắm vững để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Để được tư vấn chính xác về tình trạng bệnh và phác đồ điều trị hiệu quả nhất, bệnh nhân nên tới thăm khám trực tiếp tại các cơ sở của Trung tâm Thuốc dân tộc trên toàn quốc. Hoặc chụp ảnh vùng da bị bệnh và gửi đến cho các bác sĩ của Trung tâm kèm theo mô tả chi tiết triệu chứng.