7 cách chữa viêm bàng quang tại nhà ít người biết

Viêm bàng quang là loại nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến nhất. Bệnh hình thành khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và di chuyển xuống bàng quang. Để làm giảm các triệu chứng của bệnh, bạn có thể thực hiện những biện pháp chăm sóc ngay tại nhà.

chữa viêm bàng quang tại nhà
7 cách chữa viêm bàng quang tại nhà ít người biết

Tìm hiểu 7 biện pháp chữa viêm bàng quang tại nhà

Viêm bàng quang gây ra các triệu chứng khó chịu như đau khi tiểu tiện, đau quặn bụng và khó khăn khi bài tiết nước tiểu. Để cải thiện các triệu chứng này, bạn có thể áp dụng 7 biện pháp chữa viêm bàng quang ngay tại nhà sau đây.

1. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước sẽ thúc đẩy quá trình bài tiết nước tiểu. Khi nước tiểu được thải trừ, một số vi khuẩn sẽ đi ra theo đường tiểu.

Ngoài ra uống nhiều nước sẽ làm loãng nước tiểu, cân bằng muối và các khoáng chất ứ đọng bên trong bàng quang. Điều này sẽ giúp làm giảm triệu chứng nóng rát và đau đớn khi đi tiểu.

trị viêm bàng quang tại nhà
Uống nhiều nước sẽ giúp giảm triệu chứng đau đớn và nóng rát khi đi tiểu

Nước tiểu chứa các chất thải của cơ thể. Vì vậy, bạn có thể quan sát màu sắc của nước tiểu để nhận biết các vấn đề sức khỏe.

Trong trường hợp bị viêm bàng quang, nước tiểu thường có màu sẫm và đục do vi khuẩn và khoáng chất dư thừa tồn đọng. Uống nhiều nước có thể hỗ trợ quá trình thải trừ vi khuẩn và các thành phần độc hại.

Sau khoảng vài ngày uống đủ nước, bạn sẽ nhận thấy nước tiểu có màu nhạt, trong và ít gây đau rát khi tiểu tiện.

2. Đi tiểu thường xuyên

Vi khuẩn sinh sống ở thành bàng quang và trong nước tiểu. Nếu bạn nhịn đi tiểu, số lượng vi khuẩn sẽ có xu hướng phát triển và tăng lên nhiều lần.

Việc đi tiểu thường xuyên sẽ giúp bạn thải trừ một số lượng vi khuẩn ra bên ngoài. Từ đó làm giảm các triệu chứng do viêm bàng quang gây ra.

Bạn cũng nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục. Hoạt động tình dục có thể đẩy vi khuẩn vào sâu trong niệu đạo và gây ra các vấn đề tiêu cực.

3. Kháng sinh

Kháng sinh được sử dụng nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh viêm bàng quang. Đây là phương pháp phổ biến nhất trong điều trị các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Thuốc kháng sinh thường được chỉ định khi triệu chứng của viêm bàng quang kéo dài hơn 2 ngày và có xu hướng trở nên trầm trọng hơn.

Loại thuốc, liều lượng và tần suất sử dụng được căn cứ vào mức độ triệu chứng, tình trạng sức khỏe và độ tuổi của từng trường hợp. Do đó bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được cung cấp thông tin về liều dùng cụ thể.

trị viêm bàng quang tại nhà
Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm bàng quang theo chỉ dẫn của bác sĩ

Sử dụng kháng sinh chỉ đạt được kết quả tốt nếu bạn dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Uống thuốc thiếu hoặc quá liều có thể gây ra những tình huống rủi ro.

Khi triệu chứng thuyên giảm, bạn vẫn nên tiếp tục dùng thuốc. Ngưng thuốc có thể khiến vi khuẩn tái phát và gây bệnh trở lại. Do đó, chỉ ngưng dùng thuốc khi có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa.

4. Thuốc giảm đau

Viêm bàng quang có thể gây đau đớn khi đi tiểu. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh nặng nề, bạn có thể cảm thấy đau ở cơ quan sinh dục và vùng xương chậu – ngay cả khi không tiểu tiện. Để cải thiện các cơn đau, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê toa.

Các loại thuốc giảm đau được dùng để làm giảm cơn đau do viêm bàng quang, bao gồm:

  • Acetaminophen: Loại thuốc này thích hợp với cơn đau nhẹ và vừa. Acetaminophen ít gây ra tác dụng phụ nên thường được khuyến khích sử dụng trước khi dùng những loại thuốc khác.
  • Ibuprofen: Nếu cơn đau không đáp ứng với Acetaminophen, bạn có thể sử dụng Ibuprofen để cải thiện tình hình. Loại thuốc này có khả năng chống viêm và giảm đau khá nhanh chóng. Tuy nhiên sử dụng thuốc liều cao hoặc dùng trong thời gian dài có thể gây xói mòn niêm mạc và gây loét đường tiêu hóa.

Mặc dù những loại thuốc giảm đau đều không cần kê toa, tuy nhiên bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc để giảm thiểu các rủi ro khi điều trị. Nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường xuất hiện, cần chủ động ngưng thuốc và liên hệ với bác sĩ để nhận được chuyên môn.

5. Chườm ấm

Chườm ấm là cách làm giảm cơn đau tự nhiên. Đặt túi chườm lên vùng bụng dưới có thể cải thiện cơn đau và các triệu chứng do viêm bàng quang gây ra.

trị viêm bàng quang tại nhà
Chườm ấm là cách giảm đau tự nhiên có thể thực hiện ngay tại nhà

Sử dụng thuốc thường xuyên có thể phát sinh tình trạng lạm dụng. Do đó, bạn có thể thực hiện biện pháp này trong trường hợp cơn đau không quá nặng nề. Nên chườm ấm 2 lần/ ngày hoặc thực hiện khi cơn đau xuất hiện.

6. Mặc trang phục rộng rãi

Vi khuẩn có xu hướng phát triển mạnh trong môi trường nóng và ẩm ướt. Do đó nếu bạn mặc quần áo bó sát, mồ hôi có thể tiết ra và tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.

Vào thời điểm nắng nóng, bạn nên mặc trang phục rộng rãi và có chất liệu thoáng mát để làm giảm sự phát triển của vi khuẩn.

Đối với phụ nữ, bạn có thể sử dụng băng vệ sinh hằng ngày để thấm hút ẩm ở khu vực nhạy cảm. Tuy nhiên để đảm bảo vệ sinh, cần thay băng vệ sinh thường xuyên (2 – 3 lần/ ngày).

7. Sử dụng nước ép nam việt quất

Nam việt quất được sử dụng như một phương pháp tự nhiên giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nghiên cứu Nam việt quất giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu cho thấy loại quả này có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong quàng quang và niệu quản.

trị viêm bàng quang tại nhà
Sử dụng nước ép nam việt quất có thể cải thiện các triệu chứng do viêm bàng quang gây ra

Tuy nhiên bạn cần trao đổi với bác sĩ nếu có ý định sử dụng loại nước ép này để hỗ trợ điều trị viêm bàng quang.

Ngăn ngừa viêm bàng quang tái phát

Viêm bàng quang có thể tái phát trở lại nếu bạn tiếp tục duy trì những thói quen thiếu khoa học. Do đó, bạn cần thay đổi lối sống để ngăn ngừa tình trạng này quay trở lại.

Các biện pháp phòng ngừa viêm bàng quang tái phát:

  • Uống đủ nước (2 – 2.5 lít/ ngày)
  • Đi tiểu ngay khi cơ thể có nhu cầu
  • Tắm vòi sen thay vì tắm bồn (Tắm bồn khiến vi khuẩn sinh sôi và đi sâu vào cơ quan sinh dục, đường tiết niệu).
  • Mặc đồ lót đúng kích cỡ và có chất liệu thoáng mát
  • Thay đồ lót hàng ngày
  • Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ

Nếu nhận thấy bạn có nguy cơ tái phát viêm bàng quang, bác sĩ có thể đề nghị điều trị dự phòng bằng cách sử dụng kháng sinh liều thấp.

Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến nồng độ axit trong nước tiểu. Do đó bạn cần thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học để hạn chế tối đa tình trạng viêm bàng quang tái phát.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!