7 bài thuốc dân gian trị mất ngủ cực hiệu nghiệm
Sử dụng các bài thuốc dân gian trị mất ngủ trở thành xu hướng và được khá nhiều người bệnh đặc biệt quan tâm. Bản chất lành tính, an toàn, nguyên liệu dễ tìm kiếm và không để lại tác dụng phụ nghiêm trọng là những ưu điểm vượt trội của phương pháp này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 7 bài thuốc dân gian trị chứng mất ngủ từ cây cỏ thuốc Nam. Đặc biệt là bài thuốc Nam đặc trị mất ngủ kết hợp hành chục vị thuốc quý cuối cùng.
Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp nhiều ở người cao tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này cũng dễ dàng bị bắt gặp ở người trẻ tuổi bởi chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học hoặc cơ thể đang mắc phải bệnh lý nào đó. Và đây cũng chính là vấn đề đáng lo ngại nếu tình trạng mất ngủ bị kéo giãn trong nhiều ngày liền và có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Khi bị mất ngủ, cơ thể thường rơi vào trạng thái âu lo, mệt mỏi, cơ thể suy nhược. Điều này làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến công việc, sức khỏe và cả chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, để có được những giấc ngủ sâu giấc, người bệnh cần có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này, đồng thời, phòng ngừa một số hệ lụy về sau.
Tổng hợp 7 bài thuốc dân gian trị mất ngủ vừa an toàn và hiệu nghiệm
Thay vì sử dụng một số loại thuốc ngủ hay thuốc Tây y, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian để trị bệnh mất ngủ. Phương pháp này được đánh giá là lành tính, an toàn, ít gây ra tác dụng phụ và thích hợp sử dụng cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là người lớn tuổi, người lao động nặng nhọc. Dưới đây là 7 bài thuốc dân gian trị mất ngủ điển hình, người bệnh có thể tham khảo và tìm ra bài thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
1. Bài thuốc chữa mất ngủ từ cây lạc tiên
Cây lạc tiên còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như dây nhãn lồng, chùm bao. Đây là một trong những vị thuốc Nam được khá nhiều người biết đến với công dụng chữa bệnh mất ngủ.
Trong Đông y, cây lạc tiên có vị đắng, ngọt, tính mát, có tác dụng an thần, bổ dưỡng, dưỡng tâm. Trong khi đó, một số tài liệu nghiên cứu khoa học đã ghi nhận, trong cây lạc tiên có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng an thần nhẹ như: tetraphylline A, B, passiflorin, cyanohydrin glycoside, sulphate ester,…
Để trị bệnh mất ngủ từ cây lạc tiên, bạn có thể thực hiện theo các cách sau:
- Cách 1: Mang 15gr cây lạc tiên phơi khô đem hãm như nước trà để uống.
- Cách 2: Sử dụng ngọn non và lá của cây lạc tiên. Đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó đem luộc hoặc nấu canh như các loại rau thông thường khác.
- Cách 3: Kết hợp 15gr cây lạc tiên cùng với 30gr lá vông, 10gr cây dâu tằm, 2gr tim sen và 90gr đường phèn. Đem toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị sắc để lấy nước dùng. Dùng nước sắc để thay cho nước trà hằng ngày.
2. Chữa bệnh mất ngủ bằng tâm sen
Nếu nhắc đến các vị thuốc Nam trị bệnh mất ngủ thì không thể không nhắc đến bài thuốc từ tâm sen. Đây là loại dược liệu có vị đắng, tính hàn và được quy vào kinh tâm. Trong Đông y, tâm sen còn được gọi là tim sen hay liên tâm. Loại dược liệu này có tác dụng giải nhiệt, thanh tâm và trấn an thần.
Ở một số công trình báo cáo nghiên cứu khoa học còn chỉ ra, trong tâm sen có chứa thành phần hoạt chất nuciferin và nelumbin – đây là thành phần có tác dụng an thần tốt. Bên cạnh đó, tâm sen còn có tác dụng cải thiện chứng thiếu máu, bổ tim, ổn định thần kinh, hạ huyết áp và chống rối loạn nhịp tim.
Để cải thiện giấc ngủ bằng tâm sen, người bệnh có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau:
- Cách 1: Đem một lượng tâm sen vừa đủ sao khô để loại bỏ độc tố. Sau đó, rửa sạch tâm sen đã được sao khô rồi đem hãm như nước trà. Gạn lấy phần nước để uống thay cho nước trà hằng ngày.
- Cách 2: Chuẩn bị 5gr tâm sen, 20gr lá vông, táo nhân và hoa nhài tươi mỗi vị 10gr. Đem táo nhân sao đen rồi đập dập; lá vông sấy khô rồi tán thành bột mịn. Sau đó cho tâm sen, táo nhân và lá vông vào trong nồi cùng với 1 lít nước sôi. Tiến hành hãm như nước trà rồi gạn lấy phần nước. Tiếp đến cho vào nhài vào và có thể thưởng thức thay cho nước trà.
3. Dùng cây trinh nữ trị chứng mất ngủ
Cây trinh nữ là một loại cây mọc hoang ở ven đường, bãi cỏ hoặc các vùng đất khô cằn. Trong Y học cổ truyền, cây trinh nữ còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây mắc cỡ, cây xấu hổ. Loại dược liệu này có vị ngọt, tính hơi hàn, se và được quy vào kinh Phế. Trong dân gian, ông bà ta sử dụng loại cây này khá nhiều trong một số bài thuốc chữa bệnh trong đó có bệnh mất ngủ. Bên cạnh đó, cây trinh nữ còn có tác dụng chống suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt và đau đầu.
Dưới đây là hai cách trị bệnh mất ngủ bằng cây trinh nữ:
- Cách 1: Lấy 20gr cây trinh nữ khô đem rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sau đó, cho vào nồi cùng với 200ml nước. Bắc lên bếp và tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô cạn lại còn khoảng 100ml. Gạn lấy phần nước để uống hết trong một lần.
- Cách 2: Để gia tăng công dụng, người bệnh có thể kết hợp cây trinh nữ cùng với hoa cúc và tâm sen. Cách thực hiện cũng tương tự như trên.
4. Giấc ngủ được cải thiện nhờ trà hoa cúc Chamomile
Nếu bạn muốn cải thiện giấc ngủ thì không thể bỏ qua việc “thưởng thức” ly trà hoa cúc Chamomile. Đây là một trong những loại trà được các chuyên gia khuyên dùng để trị chứng mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Đặc biệt, trà hoa cúc còn có tác dụng cả những trường hợp bị mất ngủ kinh niên.
Tuy nhiên, bạn nên dùng trà hoa cúc Chamomile sau bữa ăn trưa. Tránh dùng trà vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, bởi việc sử dụng trà vào thời điểm này có thể tác động tiêu cực đến hệ thần kinh và hệ tiêu hóa.
Để có được một ly trà hoa cúc Chamomile cải thiện giấc ngủ, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Đem chừng 15 – 20gr hoa cúc Chamomile khô hãm cùng với 100ml nước sôi;
- Chờ khoảng 10 phút để các tinh chất có trong dược liệu hòa tan hết trong nước rồi gạn lấy phần nước;
- Dùng nước thay cho nước trà và nên dùng khi còn ấm.
5. Cây đinh lăng – Vị thuốc giúp ngủ ngon
Giới Y học hiện đại đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phần dịch chiết của cây đinh lăng có khả năng ức chế men Monoamine oxidase (MAO), từ đó giúp tăng cường dẫn truyền xung động thần kinh, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Đặc biệt, cây đinh lăng còn có tác dụng an thần, ổn định thần kinh và hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ.
Bên cạnh đó, giới y học cổ truyền còn cho biết, cây đinh lăng có vị đắng, tính mát, có tác dụng giải độc cơ thể, lợi niệu, giảm đau, thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, giảm sự mệt mỏi, giúp ngủ yên giấc và ăn ngon miệng.
Để khắc phục tình trạng mất ngủ, người bệnh có thể tham khảo 2 cách sau:
- Cách 1: Đem một lượng lá đinh lăng vừa đủ sắc lấy nước dùng. Có thể chia nhỏ thành 2 phần để uống vào buổi sáng và tối. Người bệnh nên uống liên tục trong 7 – 10 ngày;
- Cách 2: Kết hợp cây đinh lăng, lá vông, tam diệp và rau má mỗi vị 20gr; hoàng liên, hoàng bá và cây bạch kinh mỗi vị 10gr cùng với 16gr cây xấu hổ. Đem toàn bộ các nguyên liệu đã được chuẩn bị rửa sạch bằng nước. Sau đó cho tất cả vào nồi cùng với 700ml. Bắc lên bếp và tiến hành đun sôi cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 300ml. Gạn lấy phần nước để uống và nên dùng khi còn ấm.
6. Bài thuốc chữa mất ngủ từ cây xạ đen
Trong một số tài liệu Y học cổ truyền cho biết, cây xạ đen có tác dụng giải nhiệt, giải độc, giảm đau và tăng cường sức đề kháng cơ thể. Bên cạnh đó, loại dược liệu này còn có tác dụng thông huyết mạch, ổn định đường huyết áp, an thần và hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, đồng thời, giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cây xạ đen trị bệnh mất ngủ, người bệnh không nên sử dụng chất kích thích. Bởi việc sử dụng đồng thời có thể gây ra một số tác dụng phụ gây bất lợi cho sức khỏe.
Nếu mong muốn cải thiện giấc ngủ và có một giấc ngủ sâu, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc từ cây xạ đen được chia sẻ dưới đây:
- Làm sạch 100gr thân và lá của cây xạ đen;
- Sau đó, cho toàn bộ dược liệu vào trong nồi cùng với 200 – 250 ml nước;
- Bắc nồi nước lên bếp và tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc còn lại phân nửa;
- Lọc lấy phần nước và bỏ phần bã;
- Dùng nước cây xạ đen mỗi ngày để cải thiện chứng mất ngủ.
7. Bài thuốc từ cây lá vông giúp cải thiện giấc ngủ
Lá vông hay vông nem là một vị thuốc Nam quý với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Trong Đông y, lá vông có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình, có tác dụng an thần, ổn định hệ thần kinh, giảm căng thẳng và giúp ngủ ngon. Bên cạnh đó, giới nghiên cứu còn cho biết, loại dược liệu này còn có tác dụng hạ huyết áp, sát trùng, hạ nhiệt và trừ phong thấp.
Song song, các nhà nghiên cứu khoa học còn chỉ ra, chiết xuất của lá vông cho thấy thành phần hoạt chất erythrin có tác dụng làm giảm cảm giác lo âu, đôi khi làm mất hẳn chức năng hoạt động của thần kinh trung ương, từ đó giúp mang lại giấc ngủ sâu.
Nhờ có những đặc tính trên, dân gian đã sử dụng loại lá này để trị bệnh mất ngủ, nhằm mục đích cải thiện giấc ngủ, giúp an thần và giảm sự mệt nhọc do suy nghĩ nhiều.
Dùng cây lá vông trị mất ngủ được thực hiện theo các bước sau:
- Chuẩn bị 30gr lá vông, 50gr cây lạc tiên và 10gr lá dâu tằm;
- Đem toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám quanh dược liệu;
- Sau đó, cho tất cả dược liệu được làm sạch vào trong nồi cùng với 1 lít nước;
- Bắc lên bếp và tiến hành đun cho đến khi nước cô đặc còn khoảng 200ml thì tắt bếp;
- Gạn lấy phần nước và dùng hết trong ngày, nên dùng thuốc trước khi đi ngủ.
8. Bài thuốc Nam kết hợp gần 30 thảo dược ngủ ngon được nghiên cứu bài bản
Hiểu được giá trị to lớn của các bài thuốc dân gian, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã dành nhiều năm tâm sức sưu tầm, nghiên cứu hàng trăm bài thuốc bí truyền. Kết quả của công trình nghiên cứu “ứng dụng thảo dược vào trị liệu và chăm sóc giấc ngủ” là bài thuốc đặc trị mất ngủ Định tâm An thần thang.
Bài thuốc chữa mất ngủ của Trung tâm Thuốc dân tộc kế thừa hàng chục bài thuốc dân gian, công thức thuốc ngủ ngon bí truyền từ các bậc danh y vang tiếng. Trong đó, có giá trị nhất là bài thuốc cổ Quy tỳ thang của Hải Thượng Lãn Ông. Định tâm An thần thang kết hợp gần 30 thảo dược ngủ ngon quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian trị mất ngủ. Trong đó, các vị thuốc chính quen thuộc có tác dụng dưỡng tâm, an thần, gây ngủ và bồi bổ sức khỏe bao gồm: Phục thần, lạc tiên, liên nhục (hạt sen), viễn chí, dạ giao đằng, đại táo, toan táo nhân…
Các vị thuốc được phối chế theo công thức đặc biệt và duy nhất. Trong đó, các phép trị mất ngủ cơ bản trong Đông y là trừ tà và phục chính được kết hợp nhuần nhuyễn. Trong đó:
- Nhóm trừ tà: Tác dụng loại bỏ căn nguyên và các yếu tố nhiễu loạn thần trí gây mất ngủ. Bài thuốc có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bảo hộ thần kinh và tim mạch, xoa dịu các tổn thương và kích thích thần kinh giúp người bệnh dễ ngủ, ngủ ngon theo cơ chế tự nhiên.
- Nhóm phục chính: Kết hợp song song đặc trị và phục hồi là ưu điểm giúp bài thuốc mang lại hiệu quả cao và bền vững. Nhóm phục chính bồi bổ cơ thể, nuôi dưỡng hệ thần kinh, bổ huyết và lưu thông khí huyết giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ, tinh thần và sức khỏe người bệnh.
Xem ngay:Định tâm An thần thang “thần dược” ngủ ngon của người Việt
Định tâm An thần thang được VTV2 giới thiệu trong chương trình vì sức khỏe người Việt và là liệu pháp giúp hàng triệu người ngủ ngon giấc với những ưu điểm sau:
- Hiệu quả ngay sau vài tuần đầu sử dụng thuốc, hết mất ngủ, ngủ ngon giấc sau 1-3 tháng.
- Điều trị mất ngủ theo nguyên tắc Đông y, gây ngủ theo cơ chế tự nhiên nên không gây nghiện, nhờn thuốc, không gây mệt mỏi sau khi tỉnh giấc.
- Sử dụng dược liệu sạch chuẩn GACP-WHO nên an toàn, không tác dụng phụ, phù hợp với mọi đối tượng mất ngủ ở người già, người trẻ, phụ nữ sau sinh.
- Định tâm An thần thang có phạm vi điều trị rộng do có thể gia giảm vị thuốc cho phù hợp. Người bị mất ngủ cấp tính, kinh niên, mãn tính, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình đều sử dụng được.
Ngoài ra, tại Trung tâm Thuốc dân tộc người bệnh sẽ được bác sĩ YHCT đầu ngành trực tiếp khám, điều trị, đồng hành cho đến khi khỏi bệnh. Hàng triệu người đã thoát khỏi mất ngủ nhờ bài thuốc ngủ ngon Định tâm An thần thang. Trong đó, Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung bị mất ngủ kinh niên suốt 7 năm đã tìm lại giấc ngủ ngon sau 1 tháng sử dụng bài thuốc.
Mời bạn đọc xem thêm video hành trình khỏi bệnh của NS Hương Dung
Một số lưu ý khi trị mất ngủ bằng bài thuốc dân gian
Đa phần, các bài thuốc dân gian trị bệnh mất ngủ chỉ là biện pháp hỗ trợ và không có tác dụng điều trị triệt để. Bên cạnh đó, phương pháp này chỉ phù hợp cho các trường hợp mất ngủ ngắn hạn, đối với chứng mất ngủ mãn tính thường không mang lại khả quan. Do đó, để gia tăng công dụng, ngoài việc áp dụng đúng cách, người bệnh cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho phù hợp. Cụ thể hơn:
- Ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ ngày và không nên quên việc vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, tránh ngủ ngày quá nhiều, bạn chỉ nên ngủ từ 20 – 30 phút;
- Tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Điều này giúp bạn tránh sự mệt mỏi sau mỗi lần thức dậy vào buổi sáng;
- Tuyệt đối không mang sự mệt mỏi, căng thẳng hay áp lực lên giường ngủ. Cách tốt nhất để loại bỏ chúng là bạn không nên nghĩ nhiều về nó;
- Tự tạo không gian thoải mái và điều chỉnh nhiệt độ phòng vừa đủ để giấc ngủ được tròn;
- Không nên ăn quá no và uống quá nhiều trước khi đi ngủ. Việc ăn uống quá nhiều có thể gây chướng bụng, khó chịu và không tập trung cho việc ngủ;
- Hạn chế việc sử dụng thiết bị thông minh trước khi đi ngủ ít nhất 30 – 60 phút. Bởi chúng có thể làm cản trở đến chu kỳ ngủ;
- Không được lạm dụng thuốc ngủ. Bởi việc dùng thuốc ngủ quá thường xuyên có thể khiến cơ thể bị phụ thuộc và khó ngủ nếu không sử dụng.
Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc 7 bài thuốc dân gian giúp trị bệnh mất ngủ cũng như một số lưu ý khi áp dụng. Hy vọng những thông tin sẽ giúp bạn trong việc điều trị và chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn nên chủ động thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có những phác đồ điều trị phù hợp.
Bài đọc thêm:
- Kinh nghiệm ngủ ngon sau 10 năm mất ngủ kinh niên
- 5 cây thuốc Nam chữa mất ngủ hiệu quả tức thì
- Cách dùng tim sen trị mất ngủ đơn giản tại nhà
Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.