5 cách làm co, teo rụng búi trĩ tại nhà đơn giản
Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh khó nói, không chỉ gây không ít đau đớn mà còn làm ảnh hưởng cả chất lượng đời sống, công việc của người bệnh. Mặt khác, kích thước búi trĩ ngày càng lớn là vấn đề mà nhiều người bệnh mắc phải đang lo lắng và tìm cách để cải thiện tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho người bệnh 5 cách làm co teo búi trĩ tại nhà thay vì sử dụng các thủ thuật xâm lấn.
Chia sẻ 5 cách làm co, teo rụng búi trĩ tại nhà đơn giản
Theo thống kê gần nhất của Bộ Y tế, hiện nay có hơn 50% người Việt Nam mắc phải bệnh trĩ, trong đó, tỷ lệ nam nữ gần bằng nhau. Điều này cho thấy bệnh trĩ trở nên khá phổ biến với số lượng người mắc phải khá lớn.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Giám đốc chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc cho biết, bệnh trĩ là tình trạng tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị sưng và phình to. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là bởi các tĩnh mạch ở hậu môn chịu sức ép quá lớn và không thể tuần hoàn máu trở lại tim. Và đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng chảy máu trực tràng.
Đối với các bệnh trĩ chưa tiến triển nặng, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng một số thủ thuật đơn giản để làm co, teo rụng búi trĩ ngay tại nhà thay vì sử dụng các phương pháp phẫu thuật. Dưới đây là 5 cách hỗ trợ làm co búi trĩ, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng để cải thiện bệnh tình:
1. Sử dụng thuốc Tây y trị bệnh trĩ theo chỉ định của bác sĩ
Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn bởi sự tiện lợi, dễ sử dụng, tác dụng nhanh chóng. Thông thường, các loại thuốc trị bệnh trĩ thường có ba loại chính là thuốc bôi ngoài, thuốc đặt hậu môn và thuốc uống có chứa các thành phần kháng khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa, giảm đau. Mục đích chính của việc điều trị bằng thuốc Tây y là hỗ trợ làm teo búi trĩ, khắc phục các triệu chứng lâm sàng và ngăn ngừa phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
Một số loại thuốc Tây y thường được các bác sĩ kê đơn là:
- Thuốc kháng sinh: Thường được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp viêm nhiễm hậu môn, đồng thời, giúp ngăn ngừa các biến chứng hoại tử có thể xảy ra;
- Thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm không steroid thường được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng để làm giảm viêm, đau nhức. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này cho các đối tượng bị viêm loét dạ dày tá tràng hoặc có tiền sử xuất huyết tiêu hóa;
- Thuốc giảm đau: Có tác dụng giảm nhẹ các cơn ngứa ngáy, đau rát hậu môn do bị lở loét, viêm nhiễm
- Thuốc bôi hậu môn: Có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa ngáy. Đồng thời, giúp làm co búi trĩ, cải thiện tình trạng đi đại tiện ra máu;
- Thuốc đặt hậu môn: Nhóm thuốc này thường chứa các thành phần hydrocortisone cùng với một số thành phần khác giúp giảm nhẹ tình trạng ngứa ngáy, đau rát và làm mềm phân khi đi đại tiện;
- Thuốc làm bền tĩnh mạch: Có tác dụng khắc phục tình trạng ứ máu, giúp làm bền tĩnh mạch hậu môn, giảm kích thước búi trĩ, đồng thời ngăn ngừa biến chứng vỡ búi trĩ gây chảy máu;
- Thuốc điều hòa nhu động ruột: Giúp cải thiện tình trạng táo bón – nguyên nhân gây nên bệnh trĩ, làm giảm áp lực đè lên vùng hậu môn.
Việc sử dụng thuốc Tây y làm co búi trĩ phải được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định và kê đơn. Người bệnh không được tự ý sử dụng khi chưa biết rõ thông tin của sản phẩm và mức độ bệnh lý đang mắc phải. Việc sử dụng thuốc không đúng cách hoặc dùng không đúng thuốc không những đẩy lùi bệnh trĩ mà còn khiến bệnh tình trở nặng hơn.
2. Cách làm co teo búi trĩ nhờ bài thuốc từ rau diếp cá
Nếu nhắc đến danh sách các loại thảo dược dân gian trị bệnh trĩ thì không thể không nhắc đến rau diếp cá. Đây là một loại rau quen thuốc được người đời ví như “thần dược trị bệnh trĩ”.
Rau diếp cá còn được gọi với nhiều tên khác như: giấp cá, rau dấp, ngư tinh thảo,… Theo Y học cổ truyền, loại rau này có vị cay, mùi nồng, tính hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi liệu, sát trùng, tiêu viêm. Trong khi đó, ở một số bài nghiên cứu khoa học gần đây cho biết, trong diếp cá có chứa nhiều thành phần có tác dụng củng cố mao mạch, thành tĩnh mạch, làm giảm sự sưng phòng của búi trĩ như: Quercetin, Isoquercetin,…
Với những đặc tính trên, các đối tượng mắc bệnh trĩ hoàn toàn có thể sử dụng loại lá cây này để hỗ trợ làm co búi trĩ mà không quá lo lắng đến những tác dụng phụ có thể xảy ra.
Cách thực hiện:
- Đem 100 gram rau diếp cá tươi nhặt bỏ cành, lá úng, lá già rồi đem rửa qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn. Tốt hơn nếu rửa cùng với nước muối pha loãng;
- Vớt rau diếp cá để ráo nước;
- Cho toàn bộ rau diếp cá đã được làm sạch vào trong máy xay sinh tố để xay nhuyễn hoặc dùng cối giã nhỏ;
- Người bệnh vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước muối sinh lý và dùng khăn bông để lau khô nước;
- Cho một lượng rau diếp cá giã nát lên búi trĩ và dùng khăn sạch băng kín hậu môn;
- Giữ yên trong khoảng 30 – 40 phút rồi gỡ bỏ;
- Áp dụng mỗi ngày một lần và thời gian tốt nhất để thực hiện là sau khi đi đại tiện (buổi tối).
Ngoài việc đắp rau diếp cá trị bệnh trĩ, người bệnh cũng có thể sử dụng loại rau này để ăn sống, dùng nước ép, sắc lấy nước uống hoặc xông hơi đều được. Lưu ý, bạn nên sử dụng rau diếp cá đảm bảo chất lượng, xanh tươi, không chứa thuốc trừ sâu.
Loại bỏ hoàn toàn búi trĩ bằng bài thuốc được đánh giá cao nhất hiện nay
3. Dùng lá vông trị bệnh trĩ hiệu quả
Theo sự ghi nhận của Đông y cổ truyền, lá vông còn được gọi là hải đồng bì, có vị hơi chát, tính bình. Loại thảo dược này được sử dụng để an thần và ức chế các hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, lá vông còn được dân gian sử dụng khá nhiều trong một số bài thuốc với công dụng sát trùng, khử khuẩn, trừ phong thấp, tiêu ích.
Trong Y học hiện đại, thành phần hoạt chất Saponin có trong lá vông chiếm tương đối lớn. Đây là hoạt chất có tác dụng an thần, chữa mất ngủ, ức chế hệ thần kinh nhưng không làm ảnh hưởng đến sự vận động của các cơ.
Nhờ có các thành phần và đặc tính trên, ngày nay, việc sử dụng lá vông trị bệnh trĩ dần trở nên phổ biến, hỗ trợ làm co búi trĩ, giảm đau rát hậu môn.
Cách thực hiện:
- Đem 1 – 2 lá vông tươi, lá to rửa sạch qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn;
- Đem lá vông đã được làm sạch hơ trên ngọn lửa cho nóng;
- Vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước mát rồi dùng khăn bông khô lau ráo nước;
- Đắp lá vông nóng trực tiếp lên vùng hậu môn. Để yên cho đến khi lá vông nguội dần rồi tiếp tục hơ nóng và đắp thêm 1 – 2 lần;
- Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần và liên tục trong 2 – 3 ngày.
Những tinh chất có trong lá vông kết hợp với nhiệt độ khi được làm nóng sẽ tác động trực tiếp lên các búi trĩ. Từ đó, giúp làm co, teo rụng búi trĩ và ngăn ngừa các trường hợp rủi ro xảy ra.
4. Hướng dẫn cách dùng nha đam làm teo búi trĩ
Nha đam không chỉ được biết đến là nguyên liệu làm đẹp, sáng màu da mà còn được dân gian sử dụng để hỗ trợ làm co búi trĩ vùng hậu môn. Bởi trong loại dược liệu này có chứa thành phần hợp chất enzym bradykinase có tác dụng chống viêm, giảm đau và phục hồi các tế bào bị tổn thương.
Ngoài ra, với làm lượng nước và chất khoáng dồi dào có trong nha đam còn giúp người bệnh dễ dàng loại bỏ phân khi đại tiện.
Cách thực hiện:
- Vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước mát và dùng khăn bông khô để lau ráo nước hoặc để khô tự nhiên;
- Đem một khía nha đam làm sạch bằng nước để loại bỏ lớp đất cát. Sau đó, gọt bỏ lớp vỏ cứng lên ngoài và nạo lấy phần gel bên trong;
- Thoa một lượng gel vừa đủ lên búi trĩ và khắp vùng hậu môn;
- Giữ yên khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại với nước sạch;
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Lưu ý: Nha đam là nguyên liệu dễ gây kích ứng ở một số đối tượng có làn da nhạy cảm. Do đó, nếu bạn có tiền sử dị ứng với loại nguyên liệu này, cần thận trọng khi sử dụng để làm co búi trĩ.
Xem thêm: Phương pháp điều trị bệnh trĩ ngàn người tin dùng được giới thiệu trên đài truyền hình VTC2
5. Thoa dầu dừa mỗi ngày giúp làm co búi trĩ
Dầu dừa là nguyên liệu làm đẹp quen thuộc nhưng ít ai biết với công dụng làm co búi trĩ và cải thiện các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy do bệnh trĩ gây ra.
Trong dầu dừa có chứa khá nhiều hàm lượng vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt là hàm lượng vitamin E cùng với các chất chống oxy hóa như Phenol, Phytosterol,… có tác dụng làm mềm da và chữa lành các tổn thương ngoài da. Bên cạnh đó, trong nguyên liệu này còn chứa nhiều các acid béo có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, co búi trĩ và làm giảm sự đau rát, ngứa ngáy do bệnh trĩ gây ra như: acid lauric, acid caprylic, acid capric,…
Cách thực hiện:
- Người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trước khi tiến hành bôi dầu dừa. Sau đó dùng khăn bông để lau khô nhẹ nhàng;
- Đem một nhúm bông gòn để thấm lấy một ít dầu dừa và thoa đều lên búi trĩ và khắp vùng hậu môn;
- Để yên khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước mát;
- Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần và kiên trì áp dụng liên tục trong 2 tuần, búi trĩ dần được cải thiện kích thước và làm nhẹ các triệu chứng đau rát vùng hậu môn.
Lời khuyên của chuyên gia cho các đối tượng mắc bệnh trĩ
Búi trĩ ở vùng hậu môn dần được co và teo rụng nếu người bệnh tuân thủ các nguyên tắc điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây để rút ngắn thời gian cải thiện bệnh tình, như:
- Luôn giữ cho vùng hậu môn được sạch sẽ bằng cách vệ sinh bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý;
- Không nên rặn quá mạnh khi đi đại tiện, đồng thời, nên sử dụng khăn giấy vệ sinh loại mềm để hạn chế tình trạng cọ xát vào búi trĩ;
- Tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ và không được ngồi quá 5 phút cho mỗi lần đi vệ sinh;
- Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp khi mắc bệnh trĩ. Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi, sữa chua, sữa, các loại ngũ cốc,… đặc biệt là các thực phẩm giàu chất xơ;
- Hạn chế sử dụng các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các thức ăn chế biến sẵn,…;
- Từ bỏ việc sử dụng thuốc lá, cà phê, trà đặc hay các loại thức uống chứa cồn;
- Hạn chế việc ngồi một chỗ quá lâu, đặc biệt là dân văn phòng, thợ may. Thi thoảng nên dành vài phút để thư giãn cơ thể, giảm áp lực dây thần kinh hậu môn bằng cách ngồi dậy và đi lại 2 – 3 phút;
- Không được gãi hoặc tác động lực mạnh vào búi trĩ. Điều này có thể khiến các búi trĩ tổn thương và sưng to;
- Tăng cường vận động cơ thể bằng cách bài tập phù hợp với mức độ bệnh lý đang mắc phải. Việc tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp cải thiện bệnh tật, tăng sức đề kháng mà còn giúp phòng ngừa sự hình thành của các bệnh lý tiềm ẩn.
Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc 5 cách làm co teo búi trĩ đơn giản tại nhà và một số lời khuyên từ chuyên gia giúp đẩy lùi bệnh trĩ được nhanh chóng. Tuy nhiên, những liệu pháp được cập nhật chỉ phù hợp với các đối tượng mắc bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ. Đối với những trường hợp nặng, hầu như các liệu pháp trên chỉ là biện pháp hỗ trợ, thậm chí không mang lại kết quả điều trị như mong muốn. Do đó, để biết chính xác mức độ bệnh trĩ đang mắc phải, người bệnh nên tiến hành thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh trĩ uy tín hoặc tìm đến chuyên gia để được tư vấn cụ thể hơn.
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm phương pháp điều trị bệnh. Chúc bạn sớm có cách chữa hiệu quả để nhanh khỏi bệnh.