10 cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày hiệu quả – dễ kiếm
Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta rất nhiều cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày hiệu quả như chè dây, lá tía khôi, cây nghệ vàng, cỏ nhọ nồi… Chúng khá dễ kiếm, một số cây được tìm thấy ngay trong vườn nhà và đặc biệt rất an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là 10 cách chữa viêm loét dạ dày bằng thuốc nam người bệnh không nên bỏ qua.
10 cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
Viêm loét dạ dày là căn bệnh phổ biến ở đường tiêu hóa xảy ra khi có những tổn thương nghiêm trọng dưới dạng vết trợt loét ở niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn Hp có liên quan đến hầu hết các ca bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng nhiều bia rượu, hút thuốc lá, thói quen ăn uống vội vàng hoặc tự ý sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm bừa bãi cũng là những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày.
Niêm mạc dạ dày bị viêm loét tất yếu sẽ kèm theo nhiều triệu chứng như đau âm ỉ, bỏng rát ở thượng vị, ợ chua, buồn nôn, ăn uống kém tiêu hóa, chán ăn… Sử dụng các bài thuốc nam dưới đây có thể giúp giảm bớt các biểu hiện khó chịu người bệnh đang gặp phải.
1. Bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày từ nha đam
Nha đam hay còn gọi là lô hội, là cây thuốc nam được y học cổ truyền sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý ở đường tiêu hóa như táo bón, viêm đại tràng hay viêm loét dạ dày. Nghiên cứu cho thấy, trong cây có đến hơn 20 thành phần dưỡng chất khác nhau, bao gồm vitamin, acit hữu cơ cùng nhiều loại khoáng tố có lợi cho sức khỏe.
Trong đó, đặc biệt nhất phải kể đến các hợp chất như ester cinamic, axit aloetic, aloe amodine hay enzym oxydaza. Những chất này đã được khoa học chứng minh là có khả năng giảm đau, kháng viêm, cải thiện hệ miễn dịch, đẩy nhanh chu kì tái tạo của các tế bào mới làm nhanh lành vết loét trong dạ dày.
Đông y cũng cho rằng, nha đam có tính mát giúp giải nhiệt, trị nóng trong, bài trừ độc tố tích tụ trong đường ruột, kích thích tiêu hóa. Qua đó có thể giúp cải thiện các triệu chứng táo bón, đầy bụng, ăn không tiêu do ảnh hưởng của bệnh viêm loét dạ dày.
- Cách 1: Uống nước nha đam nguyên chất: Mỗi ngày, lấy 2 lá nha đam tươi gọt bỏ đi lớp vỏ xanh bên ngoài. Cắt nhỏ ruột nha đam rồi đem xay nhuyễn cùng với 500ml nước. Uống tươi hoặc đun sôi chia làm 2 – 3 lần dùng trong ngày sau khi ăn khoảng 30 phút.
- Cách 2: Kết hợp nha đam với rượu và mật ong: Mật ong và rượu đều là những nguyên liệu có đặc tính kháng viêm tự nhiên nên dùng kết hợp với nha đam sẽ làm tăng công hiệu trị bệnh. Trước tiên cần chuẩn bị các nguyên liệu trên với liều lượng như sau: Nha đam ( 5 nhánh), mật ong nguyên chất (1/2 lít), rượu trắng ( 1 chén ). Để chữa viêm loét dạ dày bằng bài thuốc nam này, hãy lấy ruột nha đam đem xay nhuyễn cùng với mật ong và rượu cho chúng hòa quyện với nhau. Bảo quản hỗn hợp trong hũ thủy tinh có nắp đậy kín và để vào ngăn mát tủ lạnh. Mỗi lần dùng 10ml x 2- 3 lần trong ngày. Pha với nước ấm để uống.
2. Thuốc nam chữa viêm loét dạ dày từ cây lá mơ lông
Theo y học cổ truyền, lá mơ lông có tác dụng tiêu thũng, giảm viêm, giải độc, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa. Còn theo nghiên cứu hiện đại, hoạt chất sulfur dimethyl disulphit được tìm thấy trong lá có tác dụng tương tự như kháng sinh. Nó giúp giảm viêm loét dạ dày bằng cách tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.
- Cách 1: Uống nước lá mơ: Lá mơ tươi sau khi rửa sạch với nước muối cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với 150ml nước đun sôi để nguội. Dùng rau lọc bỏ bã, nước uống hết 1 lần. Mỗi ngày xay uống 1 nắm.
- Cách 2: Dùng trứng rán lá mơ: Chuẩn bị 1 nắm lá mơ và 2 quả trứng gà ta. Rửa sạch lá, xắt nhuyễn, giã nát rồi trộn chung với trứng và một ít muối, hạt nêm. Lót một miếng lá chuối dưới đáy chảo rồi cho hỗn hợp vào rán chín đều 2 mặt. Dọn ra ăn 1- 2 lần cho hết, không để qua đêm.
3. Chữa viêm loét dạ dày bằng cây dạ cẩm
Cây dạ cẩm còn được người dân ở các vùng miền gọi với nhiều cái tên khác như cây loét mồm hay cây đứt lướt. Đông y xem đây là một cây thuốc nam quý với vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có công dụng giải nhiệt, giảm đau thượng vị, chống viêm và cải thiện tình trạng nóng rát trong dạ dày.
Một cuộc nghiên cứu lâm sàng được thực hiện tại bệnh viện Lạng Sơn vào năm 1962 cũng cho thấy, chiết xuất từ dạ cẩm thể hiện rõ đặc tính làm se lành vết loét, đồng thời giảm nồng độ axit trong dạ dày, cải thiện triệu chứng ợ chua, ợ nóng, đầy bụng thường gặp ở những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày.
Thực hiện bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày từ cây dạ cẩm như sau:
- Lá dạ cẩm tươi hái với số lượng lớn đem về phơi khô, đóng gói vào bịch ni lông dùng dần
- Mỗi ngày lấy 40g dược liệu đem sắc kỹ với 500ml nước
- Gạn lấy nước thuốc chia làm 3 phần uống
- Nên dùng trước các bữa ăn chính 30 phút và kiên trì uống đều đặn ít nhất 10 ngày để bệnh tình có sự tiến triển rõ ràng.
4. Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc nam từ cây lược vàng
Lược vàng là cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày được dân gian tin dùng. Theo giải thích của một số người, sở dĩ lược vàng có khả năng này là nhờ chứa các chất có dược tính như steroid, flavonoid… Những chất này hoạt động bằng cách kháng viêm, chống oxy hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày trước tác hại của gốc tự do và vi khuẩn gây bệnh. Từ đó giúp kiểm soát không cho các vết loét tiếp tục ăn sâu và lan rộng vào trong thành dạ dày.
- Cách 1: Uống trà lá lược vàng: Hái 10 lá lược vàng tươi loại già đem rửa sạch và ngâm 15 phút trong nước muối, thái nhỏ ra. Bỏ hết lá vào trong một cái hũ sạch hoặc bình thủy rồi chế ngập nước sôi vào, đậy nắp lại ủ trong 12 giờ. Gạn ra để nguội uống nhiều lần trong ngày.
- Cách 2: Dùng lược vàng ngâm rượu: Với bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày này, người bệnh hãy lấy khoảng 200g lá lược vàng tươi cắt nhỏ, phơi héo. Sai đó cho vào bình thủy tinh ngâm với 1 lít rượu trắng. Để sau ít nhất 10 ngày dùng mới có tác dụng. Mỗi ngày 2 lần lấy 10ml uống trước khi ăn.
5. Đơn tướng quân – Cây thuốc nam chữa bệnh viêm loét dạ dày dễ kiếm
Đơn tướng quân hay cây lá khôi có tên khoa học là Ardisia silvestris. Cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An. Trong y học cổ truyền, loại cây này được sử dụng làm thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nhờ tác dụng làm giảm sản xuất dịch vị, trung hòa axit dạ dày, tạo điều kiện cho vết loét nhanh se lành.
Một số nghiên cứu từ y học hiện đại cũng đã chỉ ra, các hoạt chất tanin và glucosid được tìm thấy trong lá tía khôi có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp, giảm đau, điều tiết dịch vị, làm giảm các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, giúp người bệnh ăn uống ngon miệng và ngủ tốt hơn
- Cách 1: Uống nước sắc lá tía khôi: Mỗi ngày hái một nắm lá tía khôi sắc kỹ lấy nước đặc uống thay trà hàng ngày
- Cách 2: Kết hợp lá tía khôi với các thảo dược khác: Chuẩn bị thang thuốc gồm lá tía khôi ( 80g), rau diếp hoang ( 40g ), khổ sâm (12g). Cho tất cả vào ấm nấu với 2 lít nước, đun sôi khoảng 10 phút là được. Mỗi ngày dùng 1 thang, gạn uống nhiều lần cho hết.
Chấm dứt bệnh dạ dày với bài thuốc tốt nhất được khuyên dùng
6. Thuốc nam trị viêm loét dạ dày từ nghệ vàng
Nghệ vàng có nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày như làm gia vị, chăm sóc da, trị vết bỏng, chữa mụn trứng cá, viêm da, đau đại tràng và cả bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Tất cả những tác dụng trên có được là nhờ hàm lượng curcumin phong phú có trong củ nghệ.
Khi vào trong dạ dày, curcumin thể hiện đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm mạnh mẽ. Nó giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, kích thích tái tạo lớp màng nhầy che phủ bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm nhanh lành vết loét, đồng thời ngăn ngừa ung thư ở những người bị viêm loét dạ dày mãn tính.
Cách đơn giản nhất để sử dụng cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày này đó chính là sử dụng củ trong các món ăn như một loại gia vị. Ngoài ra, có thể dùng nghệ vàng chữa bệnh theo những cách sau:
- Cách 1: Uống tinh bột nghệ: Mỗi ngày 2 lần, lấy 2 thìa tinh bột nghệ pha chung với 150ml nước ấm. Uống trước các bữa ăn sáng và tối 30 phút.
- Cách 2: Dùng bột nghệ vàng + mật ong: Dùng 2 thìa bột nghệ trộn chung với 1 thìa mật ong nguyên chất. Nuốt trực tiếp hoặc pha với nước ấm uống. Áp dụng bài thuốc nam này đều đặn 2 lần mỗi ngày để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.
7. Cây cỏ nhọ nồi chữa viêm loét dạ dày
Nhắc đến các cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày dễ kiếm thì không nên bỏ qua loại cây này. Phân tích thành phần của lá cỏ nhọ nồi, các nhà nghiên cứu phát hiện nhiều hợp chất có lợi như:
- Tanin: Chất này khi vào trong dạ dày sẽ kết tủa tạo thành một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi vi khuẩn, giúp vết loét nhanh kéo da non.
- Vitamin K: Ngoài tác dụng làm nhanh lành tổn thương trong bao tử, vitamin K còn giúp ngăn ngừa chảy máu ở vết loét.
- Flavonozit, carotene: Các chất này được biết đến với khả năng trung hòa axit trong dạ dày, làm giảm các triệu chứng buồn nôn, ợ chua, ợ nóng có liên quan đến hiện tượng tăng tiết axit dạ dày.
Cách sử dụng bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày từ cây cỏ nhọ nồi rất đơn giản:
- Đầu tiên, người bệnh cần chuẩn bị lá nhọ nồi và liên cập thảo (mỗi thứ 20g), lộ thảo (15g), táo ( 4 quả )
- Đem cả bốn nguyên liệu trên sắc cùng 1 lít nước trên lửa nhỏ. Canh cho đến khi nước sắc cạn còn 300ml là được
- Chia thuốc uống làm 2 lần sau khi ăn
8. Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc nam từ lá trầu không
Lá trầu không là vị thuốc nam có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày của y học cổ truyền nhờ vào đặc tính sát trùng, kháng khuẩn, giảm đau tự nhiên. Đặc biệt, hoạt chất tanin được tìm thấy trong lá cũng hỗ trợ tích cực trong việc làm lành vết loét bằng cách làm se khô bề mặt tổn thương.
Cách sử dụng:
- Hái 1 nắm lá trầu không đem về rửa sạch, vò nhẹ cho hơi nát để tinh dầu trong lá dễ dàng được giải phóng ra ngoài.
- Tiếp theo, nấu sôi 1 lít nước rồi thả lá trầu vào nấu cùng. Đun sôi thêm khoảng 5 phút nữa
- Gạn nước uống vài lần mỗi ngày trong vòng 1 tháng liên tục
Vì Sức Khỏe Người Việt VTV2 – Hướng dẫn chữa bệnh DẠ DÀY hiệu quả bằng ĐÔNG Y
9. Bài thuốc nam chữa bệnh viêm loét dạ dày từ cây chè dây
Chè dây được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc và được người dân ở những nơi này thu hái về phơi khô làm trà uống hàng ngày. Cây thuốc nam này có vị đắng, hơi chát là hương vị đặc trưng được tạo nên từ thành phần tanin – một chất có tác dụng làm se lành vết loét trong dạ dày.
Trong một đề tài nghiên cứu cấp nhà nước do Gs.Ts Phạm Thanh Kỳ cùng các cộng sự tiến hành vào năm 1990 cho thấy, thành phần flavonoid trong chè dây hoạt động như một loại thuốc giảm đau, kháng viêm. Đặc biệt hơn, chất này còn có khả năng ức chế hoạt động của xoắn khuẩn Hp – thủ phạm gây ra hầu hết các ca bệnh viêm loét dạ dày. Nghiên cứu này cũng khẳng định, cây chè dây không chứa độc và rất lành tính, có độ an toàn cao khi sử dụng lâu dài.
Cách sử dụng:
- Dùng 10 – 15g cây chè dây khô cho vào ấm. Chế nước sôi vào tướt bỏ nước đầu đi để loại bỏ hết bụi bẩn dính trong dược liệu.
- Tiếp tục đổ thêm vào ấm 150ml nước sôi. Đậy nắp lại, ủ khoảng 10 phút để chè ngấm và giải phóng các hoạt chất có lợi ra nước.
- Gạn uống dần. Có thể dùng khi trà còn ấm hoặc làm mát bằng cách cho vào tủ lạnh trước khi uống. Tuy nhiên tránh để trà lạnh xuống dưới 5 độ C sẽ gây kích thích và dẫn đến đau dạ dày.
10. Trị viêm loét dạ dày bằng búp ổi
Cây ổi không chỉ cho quả ăn mà lá và búp ổi còn được sử dụng làm thuốc chữa tiêu chảy, sâu răng, mụn nhọt, vết bầm tím xây xát ngoài da và cả bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Thử nghiệm dịch chiết từ búp ổi cho thấy, bộ phận này có tác dụng kháng khuẩn, cẩm tiêu chảy, làm se bề mặt tổn thương, giảm tiết dịch vị dạ dày, lạm chậm hoạt động của các cơ trơn trong ruột nhờ chứa nhiều tanin.
Theo đông y, búp ổi vị đắng, tính ấm có tác dụng sát trùng, giải độc, tiêu thũng, giảm đau, thu liễm, chủ trị tiêu lỏng, viêm loét dạ dày cấp tính và mãn tính.
Cách dùng thuốc:
- Hái 20g lá non và búp ổi đem sao vàng chung với 1 nắm gạo nứt
- Đem thuốc sắc với 500ml nước lấy 300ml
- Gạn nước sắc uống làm 2 lần khi đói bụng
Lưu ý khi chữa bệnh viêm loét dạ dày bằng thuốc nam
- Hiệu quả của các cây thuốc nam chữa bệnh viêm loét dạ dày ở trên sẽ khác nhau ở từng bệnh nhân do cơ địa và mức độ tổn thương của mỗi cá nhân không giống nhau.
- Thuốc nam không cho tác dụng nhanh bằng thuốc tây. Vì vậy phương pháp này không thích hợp sử dụng trong các giai đoạn tiến triển và giai đoạn nặng của bệnh viêm loét dạ dày. Những đối tượng này nếu áp dụng thì rất khó kiểm soát được bệnh. Các triệu chứng bệnh có thể tiến triển nặng hơn làm tăng nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày.
- Để đảm bảo tính phù hợp thì trước khi áp dụng, bệnh nhân nên đi khám và nhờ sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn được phương pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày tối ưu nhất.
- Thận trọng khi dùng cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày cùng lúc với thuốc Tây. Các thuốc này có thể xảy ra phản ứng tương tác làm giảm hiệu quả của nhau hoặc gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
- Không sử dụng thuốc giảm đau bừa bãi, đặc biệt là các thuốc chống viêm không steroid. Lạm dụng chúng quá mức chính là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.
- Duy trì thói quen ngủ sớm, đúng giờ và đủ giấc. Tránh để căng thẳng thần kinh làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, làm tăng nặng cơn đau dạ dày và ảnh hưởng không tốt đến tiến trình hồi phục của vết loét.
- Trong ăn uống hàng ngày: Chú ý ăn chậm, nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt để dạ dày không phải làm việc quá sức khi tiêu hóa thức ăn. Tuyệt đối tránh xa các thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, bia, rượu, thuốc lá. Thay vào đó, bệnh nhân nên tăng cường các thực phẩm đặc tính kháng viêm, kháng sinh tự nhiên vào trong thực đơn, chẳng hạn như gừng, tía tô, dầu dừa, dầu ô liu, cá béo, nghệ…
Điều trị ngay – Khỏi bệnh sớm – Tránh biến chứng về sau
Khi nào bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nên đến bệnh viện điều trị?
Người bệnh nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ nếu:
- Đã sử dụng các cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày mà các triệu chứng bệnh vẫn tiếp tục tăng nặng.
- Bệnh nhân xuất hiện các cơn đau quằn quại, liên tục. Đây có thể là biểu hiện cảnh báo người bệnh đang bị biến chứng thủng dạ dày.
- Nôn ói nhiều
- Ăn uống kém
- Mất ngủ
- Sút cân
- Sốt cao kéo dài hơn 2 ngày
- Có triệu chứng bị xuất huyết dạ dày như ói ra máu hoặc đi cầu ra máu
Đây đều là những biểu hiện nghiêm trọng đòi hỏi cần có sự cứu chữa kịp thời từ y khoa. Người bệnh không nên chần chừ gây đe dọa đến sức khỏe và tính mạng.