Những ai dễ bị cúm khi thời tiết thất thường nên chữa theo cách tự nhiên này để không lo tác dụng
Nếu cảm thấy ngứa sâu trong họng, lên cơn sốt, đau nhức cơ thể, luôn cảm thấy ớn lạnh, mệt mỏi thì chắc chắn bạn đã bị cảm cúm. Thông thường, để điều trị bệnh cúm, nhiều người sẽ ra ngoài cửa hàng và mua cho mình một vài liều Tamiflu để chống lại virus gây cảm cúm. Tuy nhiên, đây không hẳn là lựa chọn hoàn hảo nhất để chữa bệnh cảm cúm.
Giống như bất cứ loại thuốc theo toa nào, thuốc điều trị cảm cúm Tamiflu cũng có tác dụng phụ đi kèm. Trong đó, những tác dụng phụ thường thấy là buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, nhức đầu, ho và các triệu chứng hô hấp – tương tự như khi bạn đang bị cúm. Và cuối cùng, bạn chỉ còn cách nghỉ ngơi, thư giãn, ở trong nhà, uống đủ nước và sử dụng thực phẩm chức năng như một loại thuốc bổ để làm dịu các triệu chứng trên.
May mắn là bạn có thể sử dụng liệu pháp tự nhiên, an toàn mà hiệu quả, có thể tìm kiếm nguyên liệu ngay trong bếp để làm thuốc chữa cúm. Đừng vội vàng đi đến bệnh viện mà hãy thử một số cách chữa cúm đơn giản, tại nhà mà an toàn, hiệu quả dưới đây:
Dùng rau kinh giới
Từ thời xa xưa, các thầy lang đã biết sử dụng chiết xuất tinh dầu rau kinh giới để điều trị các vấn đề hô hấp như ho, cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản. Tinh dầu trong rau kinh giới dễ bay hơi và đi vào cơ thể có khả năng kháng virus, kháng khuẩn và chống viêm.
Ngoài ra, dầu kinh giới có thể đi xuống dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa bằng việc kích thích dòng chảy của mật. Do đó, các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy cũng có thể khắc phục được. Tinh dầu kinh giới cũng thúc đẩy mồ hôi toát ra, rất hữu ích để hạ sốt.
Đối với trẻ em từ 6 đến 10 tuổi nên sử dụng 1-3 giọt trộn với nước trái cây hoặc nước uống một lần mỗi ngày là đủ. Nếu trẻ hơn 10 tuổi, thì sử dụng 1-3 giọt chất lỏng mỗi lần, thực hiện 2 hoặc 3 lần mỗi ngày.
Dùng gừng
Gừng là một loại gia vị tự nhiên, có khả năng chống lại buồn nôn, ói mửa đồng thời là một loại thuốc chữa bệnh cảm cúm rất tốt. Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, gừng tươi có vị cay, tính ấm, thơm, gừng khô có vị cay, tính nóng, thơm hắc.
Gừng tươi có thể chữa cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, nhức đầu, đau đầu, nôn mửa, kích thích tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, giải độc từ cua cá, chim thú nếu có độc, các loại thịt (trừ thịt lợn vì gừng kỵ thịt lợn) khi ăn vào cơ thể. Gừng khô chữa đau bụng do lạnh, chướng bụng đầy hơi, thổ tả, chân tay lạnh, ho có đờm… Gừng đen (xao cháy gừng) chữa đau bụng lạnh, chân tay nhức mỏi, băng huyết. Tuy nhiên, phụ nữ có thai nên thận trọng khi sử dụng gừng.
Theo chuyên gia, gừng còn có hoạt tính kháng khuẩn giúp hạn chế sự lây lan của virus cúm và virus cảm lạnh. Bên cạnh đó, gingerol và shogaol còn giúp thông mũi, thông xoang, rất tốt cho hệ hô hấp, đẩy lùi các chứng cảm mạo và viêm họng. Do đó, khi bị cảm cúm, bạn hoàn toàn có thể sử dụng gừng như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên.
Đun sôi hai muỗng canh gừng tươi với hai cốc nước trong 15 phút, sau đó để nguội rồi uống. Hoặc bạn có thể dùng gừng để tắm, giúp kích thích bạch huyết và thoát mồ hôi. Đây đều là những cách giúp chữa cảm cúm hiệu quả.
Dùng chanh, mật ong
Khi thưởng thức trà nóng, đừng quên bổ sung một chút mật ong và một lát chanh tươi vào đồ uống của mình. Điều này không chỉ giúp tăng cường hương vị, thêm lượng vitamin mà còn làm dịu cổ họng của bạn. Hương chanh, khả năng kháng khuẩn của mật ong sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn với các triệu chứng của cảm cúm.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, trong Đông y, mật ong vị ngọt, tính bình, vào 5 kinh: tâm, tì, phế, vị, đại tràng. Nó có thể chữa được nhiều bệnh như viêm loét dạ dày, hành tá tràng, viêm gan, viêm túi mật, diệt vi trùng. Nhờ tính chất kháng khuẩn, mật ong sẽ giúp tăng cường miễn dịch, loại bỏ vi khuẩn gây cúm dễ dàng.
Trong khi đó, chanh là một loại trái cây giàu vitamin C, có mùi thơm dễ chịu, rất cần được bổ sung khi bạn bị cúm. Loại quả này cũng giúp tăng cường miễn dịch, tác dụng chữa cúm đặc biệt được phát huy khi kết hợp cùng mật ong, trà nóng, giúp diệt vi khuẩn hiệu quả hơn.
Dùng tỏi
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (chủ nhiệm khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết, tỏi có vị nóng, tính cay. Khi ăn vào cơ thể, tỏi phát huy các tác dụng phổ biến là sát khuẩn, thanh nhiệt giải độc cơ thể, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm, tiêu hạch cổ… Tỏi đem lại rất nhiều tác dụng như: Kích thích tiêu hóa, hạ huyết áp, hạ đường huyết, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể – kể cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, chống lão hóa, chống ung thư…
Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng phòng ngừa cảm cúm, ngăn ngừa lây nhiễm các bệnh đường ruột một cách hiệu quả. Nó vốn là một gia vị không thể thiếu trong mọi và đình với những lợi ích vượt trội không thể thay thế. Do đó, chúng ta nên sử dụng tỏi thường xuyên khi bị cảm cúm.
Bạn có thể ăn sống, dầm vào nước chấm hàng ngày… đều tốt. Ngoài việc dùng tỏi tươi, bạn có thể sử dụng tỏi đen, nên ăn khoảng 2 tép tỏi mỗi ngày. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân bị dạ dày muốn chữa cúm theo cách này hết sức thận trọng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Dùng vỏ, lá bưởi
Vỏ bưởi chứa tinh dầu, có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có khả năng giải cảm, trị ho cực tốt. Bạn có thể sử dụng vỏ, lá bưởi đun sôi, sau đó tiến hành xông giải cảm. Bạn cũng nên cho thêm lá chanh, sả, hương nhu… sẽ phát huy hiệu quả chữa bệnh tốt hơn.
Ngoài ra, để phòng và chữa bệnh cảm cúm mau khỏi, bạn cũng nên bổ sung thực phẩm giàu probiotics trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Sữa chua hay các loại thực phẩm lên men khác có những loại vi khuẩn giúp đường ruột khỏe mạnh và thúc đẩy hệ thống miễn dịch. Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu probiotics như ăn sữa chua trước khi bị cúm, đặc biệt là khi vừa tiếp xúc với người bị cúm xong.
Nếu đường tiêu hóa không được khỏe mạnh, khả năng bạn bị cúm là điều khó tránh khỏi. Thực phẩm giàu probiotics đặc biệt hữu ích cho hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, nhất là trong những ngày đông lạnh.
Ngứa bao quy đầu
Địa chỉ phá thai an toàn tại tphcm