Nếu không cẩn thận bạn sẽ biến trà thành thuốc độc với những cách thưởng trà thế này

1. Trà kết hợp rượu

Ket hop tra 1

(Ảnh: Internet)

Rất nhiều người sau khi uống rượu thường uống trà để giải rượu và dễ tiêu. Tuy nhiên việc này lại không hề tốt cho thận vì trà có tác dụng lợi tiểu. Khi chất độc acetaldehyde do rượu chuyển hóa vẫn chưa được phân giải hoàn toàn. Vì sự tác động của trà mà  acetaldehyde tiến vào thận. Acetaldehyde sẽ kích thích thận và gây tổn hại đến công năng của thận và làm thận bị tổn thương. 

2. Trà và trứng gà

Trong trà có chứa nhiều tannic axit còn trứng gà lại giàu protein. Protein trong trứng gà và axit tannic trong lá trà khi kết hợp với nhau sẽ gây khó tiêu do nhu động ruột giảm. Vì vậy sau khi ăn trứng tuyệt đối không được uống trà.

3. Trà và thuốc

Trong trà có chất tanin, khiến nhiều loại thuốc mất tác dụng. Những thuốc trong thành phần có chứa sắt khi uống chung với nước trà không phát huy được tác dụng.

4. Trà và thịt chó

Dù nhiều người coi ăn thịt chó là hành động vô nhân đạo nhưng vẫn có nhiều người thích ăn thịt chó và có thói quen ăn xong sẽ uống nước trà. Thịt chó giàu protein còn trà lại có nhiều axit tannic. Khi 2 chất này kết hợp với nhau sẽ làm dạ dày hoạt động kém gây ra bệnh táo bón và sinh ra các chất độc gây ung thư.

5. Trà và thịt dê

Tương tự như thịt chó, thịt dê cũng rất giàu protein. Chất axit tannic có trong nước trà sẽ kết hợp thành protein trong thịt dê tạo thành chất tannalbin làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dễ dẫn đến táo bón, nguy cơ gây ra ung thư.

6. Trà và đường trắng

Ket hop tra 2

(Ảnh: Internet)

Trà có vị đắng tính hàn, đa phần mọi người đều dùng trà để hỗ trợ tiêu hóa thúc đẩy dạ dày và ruột hoạt động tốt hơn và dùng trà để giải nhiệt. Nếu kết hợp với đường sẽ làm giảm công dụng của trà.

Ngoài ra cũng cần lưu ý không phải ai cũng dùng được nước trà. Những người sau đây cần lưu ý khi dùng trà:

1. Phụ nữ mang thai không nên uống trà đặc hay cà phê vì sẽ ảnh hưởng đến trí lực của thai nhi.

2. Khi bị ốm, cơ thể nóng rần không nên dùng trà để hạ nhiệt sẽ có thể sẽ làm cơ thể nóng hơn và làm giảm hiệu quả của thuốc.

3. Những người mắc bệnh gan không nên uống trà.

4. Những người thần kinh suy nhược cũng nên tránh sử dụng trà, đặc biệt là thời điểm chiều tối hay tối. Chất caffeine trong lá trà gây hưng phấn thần kinh trung ương. Người suy nhược thần kinh và mất ngủ mà uống trà vào buổi chiều hoặc tối sẽ mất ngủ nặng hơn.

5. Người thiếu máu cũng cần tránh sử dụng trà. Chất tanin trong lá trà sẽ kết hợp với chất sắt trong thực phẩm tạo thành chất lắng cặn không thể hấp thu được.

6. Trà chứa nhiều axit oxalic, axit này kết hợp với canxi trong nước tiểu tạo nên sỏi trong đường tiết niệu vì vậy người mắc bệnh sỏi đường tiết niệu không nên dùng nước trà.

(Nguồn: letu)

Ngứa bao quy đầu

Địa chỉ phá thai an toàn tại tphcm