Đây mới là những giải pháp hàng đầu phòng chống ung thư miệng tốt nhất cho chị em
Ung thư miệng tấn công hàng ngàn người mỗi năm trên thế
giới và đang có xu hướng gia tăng mạnh trong vài năm trở lại đây. Đây là 1 trong 10 bệnh ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam. Mỗi năm, nước ta có khoảng 20.000 người mới mắc bệnh này, chiếm khoảng 6 – 15% trên tổng số các ca bệnh về ung thư. Đây là căn bệnh gọi chung cho những bệnh về các cơ quan trong khoang miệng như ung thư lưỡi, ung thư môi và ung thư niêm mạc má.
Tổ chức Ung thư Mỹ cho hay, chỉ riêng trong năm
nay, tính đến thời điểm này tại Mỹ đã có hơn 48.000 người bị chẩn đoán mắc bệnh
ung thư miệng. Trong đó, 9575 người được khẳng định sẽ không thể tiếp tục sống
vào năm tới. Đây chính là những con số đáng sợ về ung thư vòm họng riêng tại Mỹ
không thể phớt lờ, bỏ qua.
Mặc dù ung thư nói chung và ung thư miệng nói riêng rất
nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bằng những cách vô cùng đơn giản.
Dưới đây là những giải pháp hàng đầu ngăn chặn ung thư vòm họng cũng như làm giảm
nguy cơ phát triển căn bệnh này:
1. Bỏ thuốc lá
Hút thuốc và sử dụng thuốc lá nói chung từ lâu đã được liệt
kê là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư miệng. Một nghiên cứu từ Tây
Ban Nha khẳng định những nghiên cứu gây nên ung thư miệng trên toàn thế giới
chủ yếu do sử dụng thuốc lá là đúng sự thật. Theo nghiên cứu, hút thuốc lá là yếu
tố quan trọng nhất gây nên căn bệnh hiểm nghèo này.
Hút thuốc và sử dụng thuốc lá nói chung từ lâu đã được liệt kê là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư miệng.
2. Từ bỏ thói quen uống rượu mạnh
Uống rượu mạnh thường xuyên sẽ khiến con đường dẫn đến bệnh
ung thư miệng bị rút ngắn lại. Thông qua trang NHS (Anh), đàn ông nên tránh
uống quá 210ml và phụ nữ không nên uống quá 140ml rượu mạnh vào mỗi tuần. Rượu
có thể gây kích thích các mô trong miệng và cổ họng bạn. Và đặc biệt khi bạn kết
hợp sử dụng với thuốc lá thì điều ấy còn trở nên tồi tệ hơn. Nguyên nhân là rượu
tạo điều kiện cho việc hấp thu các hóa chất gây ung thư có trong thuốc lá đi
vào miệng và cổ họng của bạn.
3. Ngăn chặn HPV
U nhú ở người (HPV)
có thể dẫn đến căn bệnh ung thư cổ tử cung nhưng nó cũng chính là “thủ phạm” dẫn
đến ung thư khoang miệng và vòm họng. Do đó, virus HPV có khả năng gây nên nhiều
bệnh ung thư khác nhau, ngăn chặn HPV chính là điều đầu tiên chị em cần làm,
không chỉ là chuyện phòng tránh ung thư cổ tử cung mà còn là ngăn chặn ung thư miệng. Bạn có thể bảo vệ mình bằng cách tiêm phòng HPV đúng độ tuổi, khi
chưa có quan hệ tình dục.
4. Tránh phơi nắng quá nhiều
Hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt vì đây là một trong những nguy cơ dẫn đến ung thư miệng nhanh hơn. Khoảng thời gian ánh nắng dữ dội nhất, có thể gây căn bệnh tử thần này chính là vào lúc giữa trưa, khi các bức xạ tia cực tím đang ở mức cao nhất. Do đó, khoảng thời gian này tốt nhất là bạn nên ngồi trong phòng. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài, hãy đảm bảo cơ thể được che chắn cẩn thận bởi quần áo và bôi kem chống nắng đầy đủ.
Hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt vì đây là một trong những nguy cơ dẫn đến ung thư miệng nhanh hơn.
5. Sử dụng son môi có chỉ số chống nắng cao
Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài mỗi ngày do tính chất công việc, điều kiện sống, do địa hình khu vực bạn sinh sống… thì đừng quên trang bị thêm bên mình một cây son môi có chỉ số chống nắng. Điều này sẽ giúp bạn chống lại các tia UVA và UVB có hại. Luôn sử dụng kem chống nắng có chỉ số ít nhất là SPF 30 trên khuôn mặt và cơ thể nhưng bạn cũng đừng quên đầu tư một cây son dưỡng để bảo vệ môi, miệng.
6. Ăn rau quả tươi
Luôn tích trữ trái cây tươi và rau quả giàu chất chống oxy hóa trong tủ lạnh của bạn vì với bất kỳ loại bệnh ung thư nào, các nhà nghiên cứu nghiên cứu và thấy rằng chất chống oxy hóa có thể giúp chống lại các tác động của stress oxy hóa – nguyên nhân gây nên bệnh ung thư. Ngoài các vitamin và chất chống oxy hóa có tính chất ngăn ngừa ung thư, rau củ quả tươi cũng có chất phytochemical như beta-carotene, có thể kích thích các phân tử tăng cường hệ miễn dịch và tiêu diệt các tế bào ung thư.
7. Khám sàng lọc ung thư thường xuyên
Ung thư miệng thường gặp hơn ở những người uống rượu và hút thuốc nhiều. Nhưng hiện nay, căn bệnh này cũng xuất hiện nhiều ở phái nữ do thói quen không sử dụng son dưỡng môi chống nắng hoặc chủ quan khi đi ngoài nắng… Do đó, dù cho bạn là nam hay nữ thì cũng nên đi sàng lọc ung thư miệng thường xuyên, theo định kỳ trong những đợt chăm sóc sức khỏe tổng thể của mình. Nếu bạn có những đặc điểm sau đây thì càng nên đi khám sớm:
– Trên 55 tuổi.
– Đang sống cùng virus HPV, mắc bệnh Liken phẳng (bệnh mảnh ghép chống lại vật chủ. Đây là bệnh ngoài da không phổ biến với các biểu hiện tổn thương điển hình là các nốt sẩn hình đa giác, bề mặt bóng có màu tím hoa cà thường ở vùng gấp của tay, chân, niêm mạc miệng và sinh dục).
– Hút hoặc hít khói thuốc lá thường xuyên.
– Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian dài.
– Khả năng miễn dịch yếu (mắc một số bệnh và thường xuyên sử dụng thuốc).
Ung thư miệng thường gặp hơn ở những người uống rượu và hút thuốc nhiều.
Tự khám bệnh cho mình
Ngoài sự giúp đỡ của y bác sĩ cũng như hệ thống sàng lọc ung thư bằng máy móc hiện đại, bạn hoàn toàn có thể tự khám bệnh cho mình tại nhà với một chiếc gương soi. Hãy quan sát và xem xét trong miệng, lưỡi, nướu xem có xuất hiện những mảng màu đỏ, màu trắng lẫn lộn nhau hay không, hoặc xuất hiện u ở cổ, ở miệng, lở loét, chảy máu trong miệng mãi không lành hay không. Ngoài ra, hãy cảnh giác khi giọng nói đột nhiên bị khàn, khó nuốt, sưng lợi, rụng răng, đau tai không rõ nguyên nhân.
Đừng coi nhẹ việc thường xuyên tự khám sức khỏe cho mình! Các nhà nghiên cứu đánh giá tác động của sàng lọc về tỷ lệ tử vong do ung thư miệng thấy rằng, sự can thiệp kịp thời có thể giúp giảm nguy cơ tử vong ở những người có nguy cơ cao. Ít nhất 37.000 bệnh nhân ung thư miệng đã được kéo dài sự sống trên toàn thế giới nhờ khám sàng lọc mỗi năm. Điều này là một trong những cách tốt nhất để giúp bạn ngăn chặn kịp thời bệnh ung thư miệng.
(Nguồn: Tổng hợp)
Ngứa bao quy đầu
Địa chỉ phá thai an toàn tại tphcm