Hãy coi chừng nếu thấy chân tay của bạn bỗng dưng bị sưng lên
Nước là thành phần không thể thiếu trong cuộc sống, thậm chí 70% cấu thành trong cơ thể chúng ta cũng là nước. Nó có trong tất cả các tế bào, cả mô và thậm chí máu trong cơ thể cũng được tạo thành chủ yếu từ nước.
Đó là lý do vì sao chúng ta luôn cần bổ sung đủ nước cho cơ thể. Thiếu nước có thể dẫn đến rất nhiều hậu quả, bao gồm khô miệng, co rút cơ bắp, nứt môi, mệt mỏi… Thế nhưng, cơ thể chứa quá nhiều nước cũng không phải là điều có lợi. Nó có thể khiến cho các mạch máu không thể đưa nước vào các mô một cách tốt nhất, từ đó gây nên tình trạng ứ nước (giữ nước), phù nề và khó chịu.
Chế độ ăn uống và lối sống là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.
Giữ nước trong cơ thể là gì?
Giữ nước trong cơ thể hay còn gọi là phù nề là một sự tích tụ nước trong khoang hệ thống tuần hoàn, mô, hoặc cơ của cơ thể. Dư thừa nước kéo dài và thường xuyên sẽ làm cho chân, tay bạn bị phù lên. Thậm chí còn dẫn đến phù xung quanh não (phù não) và xung quanh mắt (mắt phù nề).
Nguyên nhân gây ra giữ nước trong cơ thể
Khi mạch máu trong khắp cơ thể gọi là mao mạch bị hư hại, chúng có thể bị rò rỉ chất lỏng vào các mô của bạn, làm cho các mô bị sưng lên và thận cũng phải làm việc căng thẳng hơn, thậm chí suy giảm chức năng.
Phù nề cơ thể cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác, bao gồm: lưu thông kém, thiếu dinh dưỡng và tiêu thụ quá nhiều muối trong chế độ ăn uống…
Cơ thể bị ứ nước khác với bụng đầy hơi như thế nào?
Tình trạng giữ nước trong cơ thể gây ra bởi một sự tích tụ của chất lỏng ở các cơ, trong khi đầy hơi ở bụng là do tích tụ khí trong dạ dày và ruột. Hai tình trạng này đều chủ yếu do thói quen sinh hoạt hàng ngày gây ra và dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, cả 2 cũng đều có thể giảm thiểu nếu bạn có lối sống lành mạnh.
Dưới đây là danh sách các triệu chứng phổ biến của tình trạng giữ nước trong cơ thể:
1. Căng da
Đây là một dấu hiệu cho thấy sự tích tụ nước đã đạt đến mức có thể sờ thấy trong cơ thể của bạn. Biểu hiện này có thể xảy ra ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, như chân, tay, và mặt.
Đây là một dấu hiệu cho thấy sự tích tụ nước đã đạt đến một điểm sờ thấy trong cơ thể của bạn.
2. Ấn vào da thấy lõm
Nếu bạn bấm vào làn da của bạn và nhận thấy lõm sâu vào trong thì có nghĩa là chất lỏng đang được đẩy tới các mô khác. Điều này chỉ ra rằng cơ thể không chứa nước đủ cho chất lỏng chuyển động trơn tru trên khắp cơ thể.
3. Đau nhức hoặc cứng khớp
Sự thay đổi đột ngột về trọng lượng ở bộ phận nào đó trên cơ thể có thể khiến cho các khớp bị cứng và giảm chức năng, đau nhức. Tuy nhiên, cứng khớp cũng là triệu chứng của nhiều bệnh khác, vì vậy bạn nên đi khám để biết chính xác đó có phải là do tình trạng thừa nước gây ra không.
4. Tăng cân
Tăng cân không rõ nguyên nhân thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng tích tụ quá nhiều chất lỏng trong cơ thể. Nếu bạn vẫn giữ chế độ ăn uống hoặc thói quen tập thể dục như trước mà đã thấy có sự tăng cân đột ngột như vậy thì sự tích tụ nước có thể là thủ phạm cần được lưu ý.
5. Xuất hiện mạch máu lộ rõ
Giữ nước trong cơ thể là do sự biến động của chức năng trong các mạch máu của bạn, vậy nên có thể gây ra những bất thường trong tĩnh mạch của bạn.
Nếu bạn nhận thấy các mạch máu ở cổ có vẻ phình lớn hơn thì rất có thể nguyên nhân là do thừa nước.
6. Tăng huyết áp
Đây là một triệu chứng có thể phát sinh do sự thay đổi thành phần chất lỏng của máu. Khi cơ thể bị ứ nước, tim phải làm việc tăng cường để bơm máu đúng xung quanh cơ thể.
Có rất nhiều cách để giảm tình trạng này, ví dụ như thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục. Bạn hãy tham khảo và áp dụng những cách cực kì đơn giản dưới đây:
1. Cắt giảm lượng muối tiêu thụ
Tiêu thụ quá nhiều muối cũng là nguyên nhân khiến lượng nước trong cơ thể tăng lên. Vì vậy, cắt giảm lượng muối tiêu thụ cũng góp phần giúp bạn cân đối được lượng nước vào cơ thể mình.
2. Nâng cao chân
Thông thường, khi tích tụ trong cơ thể, chất lỏng thường đọng lại ở chân, khiến cho máu không lưu thông tới tay hay các bộ phận khác được đẩy đủ. Bạn có thể nâng chân cao lên một chút khi nằm để giúp máu chảy ngược xuống (hoặc lên) tới các vùng khác trong cơ thể.
3. Tích cực vận động
Bạn có thể vận động hàng ngày bằng cách chạy bộ, ngồi xổm, diễu hành, đi bộ… để tăng lưu thông. Điều này cũng sẽ có giúp tim bơm máu nhanh hơn, thúc đẩy máu và các chất lỏng khắp cơ thể tốt hơn.
4. Bổ sung thêm kali
Các loại thực phẩm giàu kali giúp giúp chống lại nồng độ natri trong cơ thể, giảm thiểu các hiệu ứng khử nước. Các loại thực phẩm giàu kali gồm khoai lang, đậu lima, chuối, nấm, rau bina, khoai tây, rau xanh, cà chua, mơ, mận, bưởi…
5. Ghi lại nhật kí ăn uống
Ghi lại thói quen ăn uống của mình sẽ giúp bạn theo dõi chính xác những gì bạn ăn và ảnh hưởng của chúng đến cơ thể. Ngoài tác dụng giảm tình trạng giữ nước, phương pháp này có thể giúp bạn có nhiều thay đổi tích cực với cơ thể, ví dụ như giảm cân.
6. Tham khảo ý kiến bác sĩ
Khi muốn thay đổi lối sống để mang lại lợi ích cho bản thân, tốt nhất bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để có cơ sở khoa học và phù hợp với mình.
(Nguồn: Littlethings)
Ngứa bao quy đầu
Địa chỉ phá thai an toàn tại tphcm