Lời cuối về máy ozone: Không xử lý được cái gì cả!
Để kết lại loạt bài về sự thật máy ozone, chúng tôi xin đăng tải bài viết ghi lại nhận định của PGS.TS Trần Hồng Côn – ông cũng là một trong những chuyên gia đã góp phần mạnh mẽ trong việc “giải oan cho nước mắm” thời gian qua.
Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Trần Hồng Côn – Khoa hóa Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) cho biết: Người ta pha thuốc trừ sâu vào trong nước cất và sục khí ozone vào thì thấy thuốc trừ sâu bị phân huỷ thật, phân huỷ đến 99%, rất tốt. Điều này cũng không quá khó hiểu khi ozone là chất có khả năng oxy hóa rất mạnh.
Tuy nhiên, nếu ozone được sục vào chậu nước thả rau hoặc thả thịt vào thì nó lại không xử lý được cái gì cả. Bởi vì nồng độ chất hữu cơ trong rau, trong thịt thôi ra gấp hàng ngàn, thậm chí hàng triệu lần so với dư lượng thuốc trừ sâu, cho nên ozone vào chưa đủ để phân huỷ chất hữu cơ dễ phân huỷ đã bị thôi ra từ thực phẩm.
Ngoài ra, nếu nồng độ ozone rất lớn, so về độ bền, thuốc trừ sâu có độ bền cao hơn rất nhiều so với các chất hữu cơ cho nên trong trường hợp này, ozone sẽ phân huỷ các chất hữu cơ từ rau, quả là chủ yếu. Xác suất để ozone có thể phân huỷ thuốc trừ sâu rất thấp, hầu như không có giá trị.
Vì thế, thí nghiệm sục ozone đối với thuốc trừ sâu trong nước cất thì được nhưng đến khi ứng dụng thuốc trừ sâu trong rau quả, dư lượng chất kháng sinh trong thịt, cá thì lại vô nghĩa.
Ngoài ra, PGS Côn giải thích thêm: Cơ chế tác động của các loại thuốc trừ sâu lên sâu hại ở Việt Nam hiện nay chủ yếu theo hai loại: tác động nội hấp và tác động vị động.
(Theo cơ chế tác động vị độc, thuốc sâu được phun, rải trên lá, thân cây,… khi sâu ăn thuốc cùng thức ăn (lá cây, vỏ thân cây,…) xâm nhập vào bộ máy tiêu hoá của sâu rồi gây độc cho sâu hại.
Còn theo cơ chế nội hấp, thuốc bảo vệ thực vật được phun lên cây hoặc tưới, bón vào gốc; thuốc có khả năng hấp thụ vào bên trong, dịch chuyển đến các bộ phận khác của cây, gây độc cho những loại sâu chích hút nhựa cây).
Đối với những loại thuốc được hấp thụ vào bên trong cây rồi chuyển đến các bộ phận khác của cây, nếu còn dư lượng trên rau quả, khi ngâm rau quả vào trong nước thì một phần thuốc trừ sâu này cùng với nhựa trong rau, quả máy thôi ra.
Tuy nhiên máy ozone trong trường hợp này cũng không thể phát huy tác dụng khử được thuốc bảo vệ thực vật vì một phần lớn dư lượng thuốc trừ sâu ở bên trong rau quả.
Còn phần được thôi ra nước cũng giống như lượng thuốc trừ sâu bám trên bề mặt rau quả cũng sẽ không bị phân huỷ do hàm lượng chất hữu cơ khác từ rau quả quá lớn như đã đề cập.
“Làm về hoá môi trường, chúng tôi chỉ quan tâm đến việc những chất độc như thuốc trừ sâu và dư lượng kháng sinh trong thịt có bị phân huỷ hay không. Khi chúng tôi thử nghiệm bằng cách sục ozone vào nước để mớ rau hay miếng thịt thì thấy chả có ý nghĩa gì cả”!
5 giáo sư không dám khẳng định máy ozone khử 99% thuốc trừ sâu Tại buổi toạ đàm do một công ty sản xuất, phân phối máy ozone tổ chức, trước sự có mặt của gần 10 nhà khoa học, trong đó có 5 giáo sư, GS.TSKH Trần Vĩnh Diệu – NGND, Phó chủ tịch hội đồng khoa học TP. Hà Nội, chủ trì tọa đàm, cũng phải thừa nhận: “Không thể dùng ozone để phân huỷ hết các hoá chất”. Các chuyên gia đều khuyên người tiêu dùng trước tiên phải mua thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, an toàn, thay vì phó mặc số phận cho chiếc máy ozone được quảng cáo với những chức năng “thần thánh”. |
Ngứa bao quy đầu
Địa chỉ phá thai an toàn tại tphcm