Em bé 10 tháng tuổi 2 lần phải trải qua phẫu thuật… cắt 15cm lưỡi vì căn bệnh đặc biệt
Paisley Morrison-Johnson tưởng rằng là một em bé không may mắn khi chẳng may rơi vào 1/14.000 ca sinh trên toàn thế giới bị hội chứng Beckwith Wiedemann (BWS) – một rối loạn hiếm gặp khiến lưỡi của bé phát triển gấp đôi kích thước của miệng, điều này không chỉ khiến bé phải được trợ thở trong tuần đầu tiên để không bị ngạt đến chết bởi chính lưỡi của mình mà còn phải được nuôi ăn qua ống thông vào dạ dày cho đến tận khi bé 6 tháng tuổi.
Chiếc lưỡi “chiếm đầy khoang miệng, rất dày và đưa cả ra phía ngoài… như thể lưỡi của một người trưởng thành trong miệng của một đứa trẻ sơ sinh” thật sự đã gây ra rất nhiều khó khăn. Tuy rằng sau 1 tuần đầu tiên phải dùng đến các biện pháp hỗ trợ, Pasiley đã có thể tự khắc phục và tự thở được, nhưng các nỗ lực cho bú bình lại vẫn đều không thành công, buộc phải tạo một ống để sữa được đưa thẳng vào dạ dày của bé.
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
Bố mẹ của bé đồng ý thực hiện phẫu thuật cắt bớt nửa lưỡi của con mình, khi bé được 6 tháng tuổi, nhưng chiếc lưỡi của bé tiếp tục phát triển và lại đưa ra khỏi miệng, và bé phải thực hiện cuộc phẫu thuật cắt bớt lần hai sau đó 4 tháng, loại bỏ tổng cộng đến hơn 15cm cơ lưỡi trước khi có thể cười được lần đầu tiên trong cuộc đời mình.
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
Trước khi những cuộc phẫu thuật cắt bớt được thực hiện, “Bởi lưỡi con bé cứ đưa ra ngoài nên luôn trông như thể đang làm mặt xấu. Những người lạ thường vì thế mà nhìn con bé chằm chằm và nhận xét, họ luôn hỏi tôi tại sao trông con bé lại khác biệt như vậy, vì sao lưỡi lại to như vậy.”
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
Lưỡi to quá khổ là một trong những dấu hiệu chính của hội chứng BWS, xảy ra với khoảng 90% trường hợp, và được gọi bằng từ chuyên môn y khoa là tật lưỡi to (macroglossia). Những dấu hiệu khác của hội chứng này bao gồm nếp gấp sau tai, một bên cơ thể phát triển lớn hẳn hơn so với bên còn lại, và có cân nặng khi sinh ra cao hơn trung bình…
Các bác sỹ đều hy vọng Paisley từ nay không cần thực hiện thêm ca phẫu thuật nào nữa, ngoài việc tiếp tục theo dõi các nguy cơ khác có thể đi cùng với hội chứng Beckwith Wiedemann, chẳng hạn nguy cơ phát triển các khối u ung thư – cao đến 7-25%, buộc Paisley cần siêu âm và thử máu sau mỗi 3 tháng cho đến khi được 8 tuổi – là thời điểm nguy cơ này giảm hẳn xuống. “Từ sau ca phẫu thuật lần thứ 2, lưỡi của Paisley không tiếp tục mọc ra nhiều nữa, không ảnh hưởng đến việc ăn và bú sữa, và đó là điều rất tuyệt vời. Bé có vẻ là một đứa trẻ rất vui vẻ, được chăm sóc tốt nên chúng tôi thật sự tự tin vào tương lai của bé.”
Nay Pasley 16 tháng tuổi đã có thể phát ra những âm thanh để từ đó bập bẹ được những từ đầu tiên của mình!
Theo dailymail
Ngứa bao quy đầu
Địa chỉ phá thai an toàn tại tphcm