11 điều rất nhiều người hiểu lầm về ung thư phụ khoa – "kẻ giết người" thầm lặng đe dọa tính mạng chị em
Tracie Miles, chuyên gia về ung thư phụ khoa, sẽ giúp bạn giải mã những lầm tưởng thường gặp về nhóm ung thư ít được chú ý này đồng thời đưa ra những cảnh báo về sức khoẻ.
Lầm tưởng 1: Chỉ có 2 loại ung thư là ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng
Sự thật: Ung thư phụ khoa khởi phát trong hệ sinh sản của nữ giới, với 5 loại phổ biến là: ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng và ít biết đến hơn là ung thư tử cung, ung thư âm hộ và ung thư âm đạo.
Lầm tưởng 2: Ung thư phụ khoa chỉ ảnh hưởng tới phụ nữ lớn tuổi
Sự thật: Mọi loại ung thư, bao gồm cả phụ khoa, ảnh hưởng chủ yếu tới nhóm đối tượng là người cao tuổi bởi vì đây là lúc cơ thể chúng ta trở nên rệu rã và yếu đuối hơn. Tuy nhiên, ung thư phụ khoa có thể tấn công cả những phụ nữ trẻ.
Điều đáng nói là đang có xu hướng gia tăng số ca mắc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ trẻ, đa phần ở nhóm dưới 35 tuổi – tăng tới 20% so với năm 2008.
Lầm tưởng 3: Ung thư phụ khoa là “kẻ giết người thầm lặng” và không có bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào
Sự thật: Nhiều phụ nữ đã trải qua các dấu hiệu cảnh báo sớm về căn bệnh phụ khoa mình mắc nhưng lại xem thường hoặc phớt lờ chúng. Những triệu chứng phổ biến gồm:
– Chảy máu không đều (giữa các chu kỳ kinh nguyệt, sau giai đoạn mãn kinh hay sau khi quan hệ tình dục) hoặc chảy máu bất thường (ví dụ, ra máu với lượng nhiều hơn hẳn so với bình thường).
– Áp lực dai dẳng ở bụng và/hoặc tình trạng đầy hơi (các triệu chứng này kéo dài liên tục chứ không theo kiểu “đến rồi đi”).
– Dịch nhầy âm đạo có thể dính máu hoặc khác thường về hình dạng.
– Thay đổi trong ruột hoặc các thói quen tiểu tiện kéo dài hơn 1 tháng, ví dụ, nhu cầu tiểu tiện thường xuyên hơn so với bình thường.
– Thay đổi về hình dáng của lớp da âm hộ.
Một số tiệu chứng có thể bị nhầm lẫn với các chứng bệnh khác, ví dụ, đầy hơi có thể liên quan tới hội chứng kích thích ruột. Đó là lý do tại sao phụ nữ rất cần hiểu rõ về cơ thể mình, bao gồm cả việc biết điều gì là bình thường và điều gì là bất thường xảy ra. Khi đó, cần nhanh chóng tìm kiếm trợ giúp y tế khi phát hiện bất cứ điều gì bất thường trên cơ thể.
Lầm tưởng 4: Ung thư tử cung chỉ ảnh hưởng tới phụ nữ ở giai đoạn sau mãn kinh
Sự thật: Gần 3/4 ca ung thư tử cung rơi vào nhóm phụ nữ độ tuổi 40-70 và phần lớn những bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư tử cung đều trải qua thời kỳ mãn kinh.
Tuy nhiên, có những trường hợp phụ nữ mắc ung thư tử cung trước khi mãn kinh. Đây là những trường hợp bị ung thư do gen có từ lúc sinh ra, mặc dù hiếm gặp. Nó được gọi bằng tên y học là Hội chứng Lynch hay HNPCC.
Lầm tưởng 5: Những người bị ung thư phụ khoa đều có đời sống tình dục bừa bãi, không lành mạnh
Có sự kết hợp giữa các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ mắc ung thư phụ khoa như tuổi tác, thói quen hút thuốc, cân nặng và di truyền.
Sự thật: Xét nghiệm tế bào cổ tử cung không phải loại xét nghiệm dành cho tất cả các bệnh ung thư phụ khoa. Hơn nữa, điều quan trọng cần ghi nhớ, đây là xét nghiệm nhằm mục đích kiểm tra sức khoẻ của các tế bào cổ tử cung và phát hiện những bất thường, mà nếu giữ lại, có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung.
Lầm tưởng 7: Tôi không cần làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung nếu tôi còn trinh
Sự thật: Phần lớn trường hợp ung thư tử cung do virus HPV gây ra. Như đã nhấn mạnh ở trên, không cần phải có quan hệ tình dục trực tiếp mới bị lây nhiễm virus này. Nó có thể được truyền qua tiếp xúc da với da. Do đó, mọi phụ nữ đều nên thực hiện xét nghiệm tế bào cổ tử cung theo tư vấn của bác sĩ. Một lưu ý sống còn là HPV không phải nguyên nhân duy nhất gây ung thư cổ tử cung. Còn có những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ khác như thói quen hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn và hệ miễn dịch yếu.
Ngoài ra, phần lớn mọi người bị nhiễm virus HPV tại một thời điểm nào đó trong đời và nó thường tự diệt, kiểu như một cơn cảm thông thường.
Lầm tưởng 8: Dùng thuốc tránh thai có thể tăng nguy cơ bị ung thư phụ khoa
Sự thật: Thực tế thì thuốc tránh thai đúng là có làm tăng nguy cơ một số bệnh ung thư, nhưng sự gia tăng này có thể trở về mức bình thường một khi bạn ngừng uống thuốc. Cần lưu ý rằng, dùng thuốc tránh thai cũng có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư khác, bao gồm ung thư tử cung và ung thư buồng trứng.
Sự thật: Phần lớn phụ nữ sẽ trải qua những thay đổi ở âm hộ (được tạo thành bởi môi âm hộ trong và môi âm hộ ngoài) ở một giai đoạn nào đó. Ví dụ, âm hộ có thể trở nên sẫm màu khi bạn nảy sinh khoái cảm tình dục và nó có thể mất đi một chút độ căng tròn khi tuổi tác ngày càng cao.
Tuy nhiên, nếu bạn để ý thấy bất cứ sự gia tăng nào về kích thước, cảm giác đau đớn hoặc dày lên, trương nở, những mảng màu đỏ, trắng hoặc thẫm trên da âm hộ, nên đi khám bác sĩ ngay bởi một số bệnh về da âm hộ có thể phát triển thành ung thư.
Lầm tưởng 10: Chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt là bình thường
Sự thật: Có rất nhiều lý giải khác nhau về hiện tượng này, ví dụ, việc thay đổi loại thuốc tránh thai, đặt vòng hay cấy que tránh thai hoặc nhưng thay đổi về hormone khác. Tuy nhiên, rất cần kiểm tra hiện tượng chảy máu bất thường – chảy máu không mong đợi ở âm đạo hay chảy máu với lượng nhiều hơn bình thường là triệu chứng có thể liên quan tới cả 5 bệnh ung thư phụ khoa.
Lầm tưởng 11: Tiêm vắc xin HPV cho trẻ em gái sẽ làm tăng tình trạng đời sống tình dục thiếu lành mạnh ở tuổi dậy thì
Sự thật: Không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa vắc xin HPV và hoạt động tình dục. Trước hết, đây là vắc xin phòng ngừa ung thư bởi vì virus HPV gây ra phần lớn các ca mắc ung thư cổ tử cung. Tất cả phụ nữ trẻ cần được tiêm vắc xin và lý tưởng nhất là cả nam giới trẻ tuổi cũng nên tiêm nếu chúng ta muốn tận dụng cơ hội tiêu diệt tận gốc virus HPV.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, vắc xin không giúp bảo vệ các cô gái khỏi những căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Caroline Mason, 37 tuổi, là một công chức ở Cannock, Staffs (Anh), được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung năm 29 tuổi. Chia sẻ với báo giới câu chuyện của mình, Mason cho biết: “Là một người chăm luyện tập thể thao, một võ sư sở hữu thân hình cân đối, tôi không thể ngờ mình lại có thể bị ung thư. Tôi luôn thực hiện mọi xét nghiệm tế bào cổ tử cung và kết quả lúc nào cũng âm tính. Vì vậy, khi tôi bắt đầu ra máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt, tôi đã đọc trên mạng và tự thuyết phục bản thân rằng chẳng có gì đáng phải lo lắng cả. Sau nhiều lần được mẹ thuyết phục, tôi cuối cùng cũng quyết định hẹn gặp bác sĩ phụ khoa. Sau khi xét nghiệm, bác sĩ chỉ định tôi đi soi cổ tử cung tại bệnh viện địa phương vào tháng 7/2007. Tôi được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung vào 18/3/2008. Nói rằng thế giới sụp đổ trước mắt tôi vẫn còn là nói giảm nói tránh so với thực tế tôi cảm nhận được khi hay tin dữ.
Caroline Mason, 37 tuổi, được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung năm 29 tuổi.
Sau đó là rất nhiều những lời khuyên chứa đựng sự quan tâm tuyệt vời từ nhóm chuyên gia y tế của tôi tại Bệnh viện New Cross ở Wolverhampton. 2 tháng sau, tôi trải qua phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung và một phần trên của âm đạo để cố gắng giữ lại khả năng sinh sản cho tôi.
Nhưng bệnh ung thư đã di căn vào hệ bạch huyết của tôi. Vì vậy, xạ-hoá trị là lựa chọn duy nhất. Ở tuổi 30, tôi trải qua giai đoạn mãn kinh – 2008 trở thành năm khó khăn nhất tôi từng phải đối mặt.
Tôi không bao giờ cường điệu tầm quan trọng của việc đi kiểm tra sức khoẻ thường xuyên. Nhất là khi có gì đó bất ổn xảy ra hoặc bạn cảm thấy có gì đó khác thường, chớ ngần ngại chọn phương án “không” cho câu hỏi “Có nên đi khám?””.
(Nguồn: Mirr)
Ngứa bao quy đầu
Địa chỉ phá thai an toàn tại tphcm