67% mẫu nước mắm chứa quá nhiều thạch tín so với quy định của Bộ Y tế

67% mẫu nước mắm không đạt chỉ tiêu thạch tín theo quy định của Bộ Y tế

Trong các mẫu đã kiểm tra, 51% mẫu có kết quả chỉ tiêu Nitơ toàn phần nhỏ hơn những gì doanh nghiệp công bố trên nhãn hàng hóa; 20% mẫu không đạt chỉ tiêu Nitơ axit amin; 2% mẫu không đạt chỉ tiêu Nitơ ammoniac.

Đặc biệt, có khoảng 67% mẫu không đạt chỉ tiêu arsen tổng theo quy định của Bộ Y tế. Tuy nhiên, khi thử nghiệm 20 mẫu trong số các mẫu khảo sát có arsen tổng vượt ngưỡng quy định thì đều không phát hiện arsen vô cơ (với giới hạn phát hiện là 0,01mg/L).

Đó là kết quả Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN (Vinastas) thông báo sau khi tiến hành lấy mẫu khảo sát khảo sát nước mắm trên toàn quốc với nội dung ghi nhãn và các nhóm chỉ tiêu hóa học về thành phần cấu tạo, ATTP của nước mắm, gồm: Thành phần hóa học như Ni tơ toàn phần, ni tơ axit amin và nitơ amoniac; Hàm lượng kim loại nặng như arsen hay còn gọi là thạch tín và Hàm lượng muối.
Theo đó, tổng số mẫu khảo sát 150 mẫu nước mắm thành phẩm đóng chai có hàm lượng nitơ toàn phần ghi trên nhãn hiệu từ 10g/L đến 60g/L của 88 nhãn hiệu được mua trực tiếp tại đại lý phân phối, các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ bán lẻ, cửa hàng bán sản phẩm đặc sản. 
Theo nội dung ghi nhãn, các mẫu này được sản xuất từ các cơ sở có địa chỉ tại 19 tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng, Nghệ An, Kiên Giang, Bình Thuận, Vĩnh Long…

nước mắm
Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN (Vinastas) thông báo sau khi tiến hành lấy mẫu khảo sát khảo sát nước mắm trên toàn quốc. (Ảnh: Minh Ngọc)

Trong số 51% số mẫu có lượng Nitơ toàn phần thấp hơn con số nhà sản xuất công bố trên nhãn hàng hóa, có tới gần 15% số mẫu có độ chênh lệch so với nhãn mác trên 40%. 
Theo quy định QCVN 8-2:2011/BYT, hàm lượng Arsen (thạch tín) cho phép có trong sản phẩm nước chấm tối đa là 1,0mg/L. Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm Arsen tổng cho thấy có đến 101/150 mẫu khảo sát (chiếm 67,3%) không đạt quy định của QCVN này. Trong đó, hàm lượng Arsen tổng của mẫu không đạt dao động từ trên 1.0mg/L đến 5mg/L. 
Điều đáng chú ý là các mẫu nước mắm có độ đạm càng cao, tỉ lệ các mẫu có hàm lượng Arsen tổng vượt ngưỡng quy định càng tăng, cụ thể là 95,65% số mẫu khảo sát có độ đạm từ 40 trở lên được đánh giá có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định. 
Từ kết quả trên, Vinastas gửi kiến nghị đến cơ quan chính phủ và cơ quan quản lý các cấp nghiên cứu để sớm có quy định cụ thể về bản chất các loại nước mắm đang sản xuất và lưu thông trên thị trường trong nước, cần tăng cường kiểm tra về chất lượng, quy trình sản xuất, nội dung ghi nhãn nước mắm và công bố kết quả kiểm tra, xử lý nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất và góp phần bảo tồn đặc sản nước mắm của Việt Nam. Đồng thời, có biện pháp tăng cường quản lý việc công bố thông tin trên nhãn mác sản phẩm của doanh nghiệp.
Vinastas yêu cầu doanh nghiệp phải minh bạch thông tin cho người tiêu dùng về bản chất của sản phẩm nước mắm như: phương pháp chế biến, nguồn gốc, xuất xứ, thành phần, dung lượng và các thành phần khác theo quy định một cách chính xác và trung thực, đảm bảo vệ sinh an toàn cho sản phẩm nước mắm từ nguyên liệu cho đến sản phẩm cuối cùng.
Người tiêu dùng cần tự trang bị những kiến thức để lựa chọn các sản phẩm phải thỏa mãn hai tiêu chí: Hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao nhưng phải đảm bảo an toàn, vệ sinh.

Điều đó đồng nghĩa với việc nghĩa với việc ưu tiên lựa chọn những loại nước mắm danh tiếng, nhãn hàng uy tín, được nhà nước bảo hộ về thương hiệu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng có công nghệ sản xuất hiện đại, khép tin và có hệ thống quản lý chất lượng, an toàn, vệ sinh tiêu chuẩn quốc tê, quốc gia.

Tiêu thụ nước mắm công nghiệp về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh Viện công nghệ thực phẩm (ĐH Bách Khoa) cho biết nước mắm truyền thống được làm từ cá và muối nên đặc trưng có vị mặn và mùi rất nặng. Loại nước mắm này có độ đạm cao bởi trong quá trình thủy phân cá, chất protein được thủy phân tạo thành axit amin (độ đạm). Nếu độ đạm càng cao, chất lượng nước mắm càng ngon và tốt. Ngoài ra, nước mắm truyền thống không chất tạo màu, tạo hương.

Trong khi đó, nước mắm công nghiệp do chỉ sử dụng một phần nước mắm truyền thống rồi pha chế với các chất điều vị, chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản, chất tạo mùi… nên có màu sắc đẹp, vị không quá mặn, mùi không nặng và rửa xong sẽ mất mùi ngay.

Tuy nhiên để xác định được đâu là nước mắn công nghiệp, đâu nước mắm truyền thống được làm từ cá thì cần các cơ quan xét nghiệm cụ thể.

 

Bởi vì chạy theo lợi nên nhiều nhà sản xuất chỉ sử dụng lượng nước mắm truyền thống rất nhỏ sau đó pha chế với nước và muối. Chính việc pha chế này khiến màu sắc, mùi vị của nước mắn thay đổi buộc nhà sản xuất phải bổ sung các chất tạo màu, tạo mùi, đạm, chất điều vị (chất tạo ngọt, chất bảo quản), chất chống thối natripenzoat… vào sản phẩm. Ngoài nguồn đạm có thể có từ cá do thu mua từ các lò nước mắm, trong một chai nước mắm công nghiệp còn có đạm từ đậu nành hoặc nitơ tổng hợp. Đối với sử dụng đạm tổng hợp, tức là bổ sung nguồn nitơ từ urê, điều này sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.

Việc bổ sung axit amin bằng cách lên men đậu nành sống cũng chứa nguy hiểm, vì trong thành phần đậu nành sống có một số chất độc tố gây nguy hại cho sức khỏe như: gây bướu cổ, tổn thương gan, kìm hãm sự phát triển của cơ thể.

Ngoài ra, việc dùng, chất tạo màu dùng trong công nghiệp, về lâu dài ăn các loại nước mắn công nghệ sẽ tích tụ lại trong cơ thể rất sản sinh ra nhiều bệnh tật.

Ngứa bao quy đầu

Địa chỉ phá thai an toàn tại tphcm