5 đột phá lớn về bệnh ung thư vú được các nhà khoa học phát hiện năm 2016

Vào tháng 10 năm nay, chúng ta đã dành nhiều thời gian hơn nữa để nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú. Trong khi hầu hết mọi người đều hướng tới xu hướng phòng chống và chữa trị được tận gốc căn bệnh đáng sợ này, năm 2016, các nhà khoa học lại hướng tới việc theo dõi bệnh một cách đầy lạc quan. Dưới đây là 5 bước đột phá lớn nhất về ung thư vú mà bạn cần nắm rõ:

5 đột phá lớn về bệnh ung thư được các nhà khoa học phát hiện năm 2016 - Ảnh 1.

1. Phát hiện loại thuốc đánh bay khối u ung thư vú sau 11 ngày

Vào tháng 3 vừa qua, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Ung thư Luân Đôn (Anh) đã phát hiện ra, sự kết hợp giữa hai loại thuốc điều trị ung thư có tên trastuzumab (Herceptin) và Lapatinib (Tyverb) có khả năng đánh bay khối u ung thư vú. BBC đưa tin, 11% bệnh nhân có khối u nghi ngờ là ung thư vú đã bị đánh bay chỉ sau 11 ngày dùng thuốc. 17% bệnh nhân ung thư vú sau khi sử dụng kết hợp hai loại thuốc này đã giúp co lại đáng kể kích cỡ khối u, giúp họ không cần đến hóa trị.

Các loại thuốc này hoạt động bằng cách HER2 – một loại protein được coi là nhiên liệu giúp khối u ung thư HER2 dương tính tăng trưởng mạnh – xảy ra ở 1 trong 10 trường hợp bệnh nhân mắc ung thư vú. Science Daily báo cáo, trong khi các nghiên cứu vẫn còn sơ bộ, kết quả ban đầu chính là bước đệm để điều trị ung thư phù hợp và là một cách để chống lại bệnh ung thư vú dương tính HER2 mà không cần hóa trị.

5 đột phá lớn về bệnh ung thư được các nhà khoa học phát hiện năm 2016 - Ảnh 2.

2. Xét nghiệm máu phát hiện ung thư vú

Phát hiện bệnh ung thư vú hiện nay thường là chụp X-quang tuyến vú, sau đó có thể tiến hành sinh thiết xâm lấn. Tuy nhiên, vào đầu năm 2016, sự hợp tác của các nhà khoa học từ Pháp và Úc đã trở nên gần gũi hơn, từ đó cho ra đời xét nghiệm máu chẩn đoán chính xác ung thư vú. Đây thực sự không phải là chuyện chỉ còn trong mơ mộng viển vông nữa!

Trong một nghiên cứu mới được công bố vào tháng trước, các nhà khoa học phát hiện thấy sự có mặt của các đồng vị cacbon-13 và nitơ-15 theo tỷ lệ nhất định trong một mẫu mô có thể nhận biết được các mô khỏe mạnh hoặc đã bị ung thư.

GS Guillaume Tcherkez, đại diện nhóm nghiên cứu, cho biết, điều này có nghĩa là trong một vài năm tới, các bác sĩ không chỉ phát hiện ung thư vú bằng xét nghiệm máu đơn giản mà còn dễ dàng kiểm soát được căn bệnh này.

5 đột phá lớn về bệnh ung thư được các nhà khoa học phát hiện năm 2016 - Ảnh 3.

3.Tìm ra cách HER2 xâm nhập như thế nào trong điều trị ung thư vú

Ung thư vú thụ thể HER2 đặc biệt khó khăn trong giải quyết vì phương pháp điều trị hiện nay chỉ có khả năng tắt các tế bào ung thư và có thể kích hoạt nó hoạt động bất cứ lúc nào. Trong một số hình thức xâm lấn của ung thư vú, việc dư thừa HER2 dẫn đến sự tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào, khiến điều trị bệnh ung thư vú trở nên khó khăn hơn.

Trong một nghiên cứu gần đây, nhóm nghiên cứu đã tìm ra chính xác điều làm cho phương pháp điều trị kháng thể hiện nay không hiệu quả tiêu diệt HER2, vì protein RAS chịu trách nhiệm kích hoạt lại các tín hiệu tăng trưởng với thụ thể HER2. Nhóm nghiên cứu thậm chí còn đi xa hơn trong việc và tạo ra một hợp chất protein có khả năng ràng buộc chính nó với thụ thể HER2 và ngăn chặn các tín hiệu tăng trưởng.

Andreas Pluckthun, chuyên gia nghiên cứu của nhóm khẳng định đây chính là “Gót chân Achilles của tế bào ung thư dương tính HER2”, mở đường cho việc điều trị ung thư, nâng cao khả năng cứu sống bệnh nhân ung thư vú cao hơn nữa.

5 đột phá lớn về bệnh ung thư được các nhà khoa học phát hiện năm 2016 - Ảnh 4.

4. Khám phá 5 loại gen mới gây ung thư vú đưa nước Mỹ đến gần với thuốc cá nhân hóa

Trong một nghiên cứu được công bố vào hồi đầu năm nay, các nhà nghiên cứu đến từ Viện Wellcome Trust Sanger và Viện tin sinh học châu Âu (EBI) giải trình về các bộ gen gây nên bệnh ung thư vú. Khi thực hiện, họ thấy có 5 gen liên quan, cũng như 13 dấu hiệu đột biến mới có ảnh hưởng đến sự phát triển của khối u.

Phát hiện này có ảnh hưởng sâu rộng. Nó tiết lộ cho chúng ta thấy nguyên nhân mới gây nên bệnh ung thư mới và giải thích vì sao bệnh này có khả năng tấn công một số cá nhân nhất định. Ngoài ra, phát hiện cũng giúp mở đường cho việc tìm ra loại thuốc chuẩn xác trong điều trị cho từng cá nhân.

“Trong tương lai, chúng tôi hi vọng có thể sử dụng thông tin gen cá nhân để xác định điều trị cho bệnh nhân ung thư vú, bất kể là nam hay nữ đều nhanh chóng khỏi bệnh hoàn toàn”, TS Serena Nik-Zainal, một chuyên gia thuộc nhóm nghiên cứu cho biết.

5 đột phá lớn về bệnh ung thư được các nhà khoa học phát hiện năm 2016 - Ảnh 5.

5. Teen tìm ra cách chữa trị thể ung thư vú khó chữa

Ung thư vú bộ ba âm tính “khó chữa” đặc biệt khó khăn trong điều trị vì nó không có thụ thể trên bề mặt tế bào, không giống như các hình thức khác của bệnh ung thư vú. Trước đây, bệnh nhân ung thư được điều trị kết hợp phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Mặc dù vậy, tiên lượng sống sót vẫn vô cùng mong manh.

Telegraph đưa tin, Krtin Nithiyanandam, 16 tuổi đến từ Surrey, nhận ra rằng ức chế một loại protein nhất định có tên là ID4, chuyển bệnh thành dạng dễ điều trị hơn rất nhiều. Nithiyanandam đã tìm ra một cách để ngăn chặn sự phát triển khối u và do đó làm cho hóa trị trên các khối u ung thư âm ba có hiệu quả hơn.

(Nguồn: Medicaldaily)

Ngứa bao quy đầu

Địa chỉ phá thai an toàn tại tphcm