Quy trình khám bộ phận sinh dục nữ

Trong nhiều thập kỷ qua, vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ tại các nước đang phát triển nói chung trong đó có Việt Nam nói riêng chưa được chú trọng. Hầu hết chị em chưa có nhiều kiến thức, thậm chí là hiểu sai lệch về các bệnh lý phụ khoa từ đó có sự chủ quan, điều trị sai cách, ngay việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần cũng không được mấy người quan tâm.

Trên thực tế, quy trình khám phụ khoa (bộ phận sinh dục nữ) rất đơn giản, không gây đau đớn, được thực hiện bởi các bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề cao. Đây là một việc làm cần thiết với chị em phụ nữ, cho dù đã kết hôn hay chưa, đã có quan hệ tình dục hoặc chưa từng quan hệ, giúp chị em sớm phát hiện và tầm soát những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trong thời gian qua đã có không ít chị em phụ nữ gửi thư về Phòng khám đa khoa quốc tế Hồ Chí Minh và bày tỏ mong muốn được hiểu rõ hơn về quy trình khám bộ phận sinh dục nữ khi khám phụ khoa định kỳ. Nhằm đáp ứng mong muốn trên cũng như giúp chị em nắm được những thông tin cần thiết, xua tan những ngần ngại để từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề này, chúng tôi đã có dịp gặp gỡ và trao đổi với bác sĩ Lưu Quốc Phân- bác sĩ sản phụ khoa Phòng khám đa khoa quốc tế.

quy-trinh-kham-bo-phan-sinh-duc-nu

Bác sĩ cho biết, khám bộ phận sinh dục nữ bao gồm các bước chính như: khám bụng, khám bộ phận sinh dục ngoài, khám âm đạo bằng dụng cụ, cụ thể:

Bước 1: Chuẩn bị

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về lý do đến khám và tiền sử bệnh phụ khoa, tiền sử bệnh tật nói chung. Trong bước này, bạn thành thật và cởi mở bao nhiêu thì sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh dễ dàng và chính xác bấy nhiêu. Một số vấn đề bạn cần bày tỏ với bác sĩ như: vị trí xuất hiện bệnh ở đâu, thời gian bị bao lâu, bị liên tục hay từng đợt, đặc điểm triệu chứng ra làm sao, mức độ nghiêm trọng, xuất hiện trong tình huống nào, đã từng khắc phục bằng thuốc hay điều trị nào chưa, những triệu chứng liên quan khác (nếu có),…

Bước 2: Khám vùng bụng

Các bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh nằm tư thế sản khoa. Quan sát toàn bộ vùng bụng để phát hiện sẹo phẫu thuật ( nếu bệnh nhân đã làm phẫu thuật vùng bụng), dịch cổ chướng, tuần hoàn bàng hệ ( nếu bệnh nhân bị bệnh lý gan mật).

Tiếp đó các bác sĩ sẽ khám vùng của bụng, xác định xem có khối u không. Nếu có cần xác định vị trí của khối u, kích thước khối u, mật độ, di động, đau.

– Nếu người bệnh có đau bụng, bác sĩ sẽ xác định điểm đau, phản ứng thành bụng.
– Nếu người bệnh có vết loét vùng bẹn, các bác sĩ sẽ nắn cả hai bẹn để xác định hạch, khối u hay sưng.

Bước 3: Khám bộ phận sinh dục ngoài
– Kiểm tra vùng mu, âm vật và tầng sinh môn. Nếu nghi ngờ có viêm nhiễm, các bác sĩ sẽ cho xét nghiệm dịch âm đạo.
– Kiểm tra xem có sa thành trước hay sau của âm đạo hay không.
– Kiểm tra xem có sẹo, tổn thương, viêm nhiễm hay có trầy trợt trên da tầng sinh môn không.

Bước 4: Khám bằng mỏ vịt
– Quan sát thành âm đạo.
– Quan sát cổ tử cung, lỗ cổ tử cung để phát hiện tổn thương.
– Lấy bệnh phẩm tế bào cổ tử cung, phết lên lam kính để xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung.
– Nếu cổ tử cung dễ chảy máu hay có nhiều chất nhầy, các bác sĩ sẽ lấy dịch âm đạo để làm xét nghiệm tìm vi khuẩn, vi rus.

Bước 5: Làm các xét nghiệm cận lâm sàng

Sau khi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ có chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết tùy theo tình trạng bệnh lý của người bệnh như: Xét nghiệm: máu, dịch âm đạo, tế bào, vi khuẩn, ký sinh trùng, nội tiết tố, siêu âm, chiếu chụp Xquang.

Bước 6: Hoàn thành khám bộ phận sinh dục nữ

Sau khi khám và có kết quả xét nghiệm cận lâm sàng bác sĩ sẽ thông báo, giải thích về kết quả khám bệnh cho bệnh nhân, tư vấn điều trị và hẹn lịch tái khám.

Ngoài ra, để việc khám đạt kết quả cao nhất bạn không nên quan hệ tình dục trong vòng 48 giờ; Nhịn ăn trước khi đi khám để không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm; Mặc trang phục phù hợp, thuận tiện cho việc khám.